Cƣỡng chế nợ thuế là việc đến thời hạn qui định được ghi trong thông báo nợ thuế hoặc trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế nhưng cá nhân hoặc tổ chức vi phạm về thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế thì bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật qui định, như khấu trừ vào tiền lương, thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính khác; hoặc cưỡng chế, tịch biên tài sản...
1.3.2. Đặc điểm của cƣỡng chế nợ thuế
1.3.2.1. Cưỡng chế nợ thuế là một hành vi thi hành pháp luật về thuế
Cưỡng chế nợ thuế thể hiện sức mạnh quyền lực của Nhà nước, Nhà nước dùng biện pháp cần thiết để cưỡng chế người nợ thuế bắt buộc nộp tiền thuế nợ vào NSNN. Bởi vì với tư cách là một thiết chế quyền lực của giai cấp thống trị xã hội, Nhà nước có đầy đủ những ưu thế cần thiết cho việc nắm bắt, chuyển tải cũng như sự tôn trọng, ý chí của mình trong việc tổ chức, điều hành một nền kinh tế phát triển theo những mục tiêu, định hướng nhất định. Bằng các hình thức hoạt động của bộ máy Nhà nước, Nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội để đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển theo đúng những mục tiêu đã định, ngăn ngừa các khuynh hướng phát triển sai lệch, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện sai trái.
1.3.2.2. Cưỡng chế nợ thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế
Chỉ khi các biện pháp thu nợ đã được thực hiện nhưng người nợ thuế vẫn chưa chịu nộp số thuế nợ vào NSNN thì khi đó CQT buộc phải dùng đến những biện pháp cưỡng chế thuế. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đảm bảo 100% các khoản nợ thuế được nộp vào NSNN, góp phần chống thất thu thuế.
1.3.2.3. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế không chỉ liên quan đến CQT mà còn có sự tham gia của các cơ quan thi hành pháp luật khác
Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đòi hỏi phải có sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng có liên quan: kho bạc, Ngân hàng, công an, viện kiểm soát… Đồng thời khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ gây tốn kém về thời gian, chi phí và nhân lực. Chẳng hạn như cần có thời gian chuyển hồ sơ cho bên công an hay thông báo trích, chuyển tài khoản của khách hàng…
1.3.3. Vai trò và yêu cầu của công tác cƣỡng chế nợ thuế
1.3.3.1. Vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế
Quản lý nợ thuế là hai mặt tác động và bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Quản lý nợ thuế có vai trò quản lý, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế, theo dõi quản lý nợ để đảm bảo số nợ thuế của đối tượng nộp thuế chính xác. Cưỡng chế nợ thuế căn cứ vào số liệu nợ từ công tác quản lý nợ để tác động vào
tình hình tuân thủ của đối tượng nộp thuế một cách phù hợp và tiết kiệm chi phí tối đa. Chính vì vậy, cưỡng chế thuế có vai trò tích cực trong việc đảm bảo việc quản lý thuế nói chung và quản lý nợ nói chung đạt hiệu quả, vai trò của công tác cưỡng chế được thể hiện như sau:
Thứ nhất, cưỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế thực hiện nghiêm pháp luật thuế, đồng thời đảm bảo thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào ngân sách nhà nước.
Thứ hai, thực tế hiện nay cho thấy, bên cạnh những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế, kê khai nộp thuế đúng thời hạn thì còn không ít người nộp thuế có hiện tượng chây ỳ, cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thuế lại chưa có biện pháp, các chế tài đủ mạnh và có hiệu quả để thu đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Do đó, dẫn đến hiện tượng cố tình không nộp thuế đúng hạn, lợi dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước để nhằm chiếm đoạt vốn nhà nước, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, giữa các thành phần kinh tế. Chính vì lẽ đó, việc thu nợ bằng các biện pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống thất thu thuế của ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế.
Thứ ba, trước đây do hậu quả của nền kinh tế tập trung bao cấp để lại, nền
kinh tế là tự cấp tự phát, bên cạnh việc hầu hết ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế kém, tình trạng trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, tham nhũng xảy ra tại các công ty thuộc sở hữu của nhà nước tràn lan đã ăn sâu vào ý thức của người dân. Chính vì vậy, cho đến nay khi đất nước đổi mới, nền kinh tế phát triển không ngừng nhưng một bộ phận không nhỏ người nộp thuế vẫn giữ thói quen cũ, cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, lợi dụng các kẽ hở của cơ chế, chính sách để trốn thuế, tránh thuế gây thất thu ngân sách, hiện tượng coi thường pháp luật thuế diễn ra ở nhiều nơi, nhiều đối tượng. Còn về phía cơ quan quản lý thuế thì chưa có biện pháp, chế tài đủ mạnh để có ý nghĩa răn đe, giáo dục người nộp thuế. Do đó, cùng với các chế tài xử phạt khác thì cưỡng chế thuế có vai trò giáo dục, nâng cao ý
thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần quản lý thuế có hiệu quả, đảm bảo hiệu lực của bộ máy công quyền nhà nước.
1.3.3.2. Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế
Cũng như quản lý nợ, công tác cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế chỉ đạt được hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu và các yêu cầu cụ thể. Cưỡng chế nợ thuế là việc áp dụng các biện pháp, chế tài xử lý của cơ quan quản lý thuế nhằm mục đích thu đúng, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Do vậy, công tác cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà
nước. Yêu cầu này đòi hỏi các quyết định cưỡng chế thuế khi ban hành phải đảm bảo được thực hiện một cách thống nhất từ cấp trung ương tới địa phương. Tránh xảy ra tình trạng một quyết định hành chính về cưỡng chế thuế khi ban hành không được thực hiện do các nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan thuế như ban hành không chính xác về số tiền nợ hoặc không chính xác tên đối tượng nợ, sẽ dẫn đến phản ứng từ đối tượng nợ thuế. Việc ban hành các quyết định hành chính nếu không được thi hành sẽ làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật nhà nước, gây mất lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền. Chính vì vậy, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước là yêu cầu tất yếu trong công tác cưỡng chế thuế của cơ quan thuế, góp phần đảm bảo minh bạch trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.
Thứ hai, cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý
thuế. Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế hành chính thì cơ quan thuế phải đảm bảo chi phí cưỡng chế là tối thiểu. Mặt khác, quyết định cưỡng chế khi ban hành phải đảm bảo đầy đủ thẩm quyền của cơ quan thuế, quyền và nghĩa vụ của người nợ thuế, chi phí của người nợ thuế khi thực hiện cưỡng chế được giảm đến tối thiểu… Trước khi ban hành một quyết định cưỡng chế thì cơ quan thuế phải tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế thuế như thời gian cưỡng chế, địa điểm thi hành, hình thức cưỡng chế… để công tác cưỡng chế đạt hiệu quả nhất. Cơ quan thuế cần cân nhắc thật kỹ lưỡng đối với từng trường hợp nợ thuế, trường hợp nào thì cần cưỡng chế theo hình thức nào, thời gian nào, ví dụ như một đối tượng nợ thuế là 30 triệu đồng thì biện pháp tịch thu tài sản là không thích hợp, do chi phí cao mà hiệu quả lại thấp. Hay một đối tượng nợ 30 tỷ
đồng thì biện pháp dừng bán hoá đơn hay biện pháp trích tài khoản tiền gửi sẽ đem lại hiệu quả tối ưu… các vấn đề trên đặt ra yêu cầu cho việc cưỡng chế phải đảm bảo tính hiệu quả khi thực hiện.
Thứ ba, cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người
nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế cơ quan thuế góp phần nâng cao tính hiệu lực của pháp luật đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
1.3.4. Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cƣỡng chế thuế
Quản lý nợ và cưỡng chế thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt và độc lập với nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ và bổ sung cho nhau. Quản lý thuế chỉ đạt hiệu quả cao khi công tác quản lý nợ thuế song hành và bổ sung lẫn nhau, điều này thể hiện qua các khía cạnh sau:
Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ, các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ thì cơ quan thuế xác định được những khoản nợ cần ưu tiên tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳng hạn như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thông thường chưa cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế như trích tiền gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng… mục đích cuối cùng là thu đủ thuế vào ngân sách nhà nước.
Quản lý nợ tốt sẽ dẫn tới việc đôn đốc của cơ quan thuế đối với người nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ thông thường giảm, khi số lượng nợ chuyển sang nợ khó thu giảm đi, nó sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng công việc cưỡng chế thuế, từ đó chi phí cưỡng chế thuế giảm đồng thời đạt được yêu cầu đặt ra đối với công tác cưỡng chế thuế là tính hiệu quả khi chi phí cưỡng chế của cơ quan thuế là thấp nhất và hiệu quả thu nợ là tối đa.
Ở chiều tác động ngược lại, việc cưỡng chế có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số tiền nợ thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang được theo dõi tại cơ quan thuế sẽ giảm đi. Khi số lượng các khoản nợ giảm thì khối lượng công việc quản lý nợ cũng
giảm, từ đó cơ quan thuế sẽ tập trung huy động nguồn lực vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế.
Tóm lại, công tác quản lý nợ thuế có mối quan hệ tác động tương hỗ, do đó nghiên cứu nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ cũng chính là để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế, góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế. Vậy, hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế được thể hiện ra sao và theo các tiêu chí nào chính là những vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ.
1.4 Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nợ thuế
Công tác quản lý nợ thuế ngoài việc có thể đánh giá và sử dụng các biện pháp, tác động của cơ quan thuế để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thì còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan trong từng thời kỳ kinh tế xã hội. Do đó, khi nghiên cứu về hiệu quả công tác quản lý nợ thuế không thể không tính đến các yếu tố ảnh hưởng sau:
1.4.2.1. Nhóm yếu tố chủ quan
Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân về phía các cơ quan quản lý thuế như về tổ chức công tác quản lý nợ, nguồn lực quản lý nợ hoặc về các công cụ hỗ trợ quản lý như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế, ngoài ra còn do ảnh hưởng từ các yếu tố chính sách pháp luật thuế. Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế.
Thứ nhất, tổ chức công tác quản lý nợ không được sắp xếp khoa học sẽ ảnh
hưởng tới việc theo dõi nợ không chính xác. Mặt khác, quản lý nợ chồng chéo giữa các bộ phận chức năng về thuế sẽ làm tăng tính ỷ lại của bộ phận này vào bộ phận khác, sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, bỏ sót nợ hoặc chậm đôn đốc nợ. Bên cạnh việc tổ chức công tác nợ thì việc đào tạo các kỹ năng quản lý nợ cho đội ngũ cán bộ quản lý cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đôn đốc, thu nợ nói riêng và quản lý thuế nói chung. Nếu cán bộ quản lý nợ không tinh thông nghiệp vụ thì khi xử lý vấn đề về nợ hoặc cưỡng chế sẽ lúng túng và không kịp thời ban hành các quyết định xử lý.
Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ. Việc nghiên cứu, thiết kế các phần mềm quản lý nợ nếu không kịp thời sẽ không phát huy hết hiệu quả của công nghệ thông tin, ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu nợ trên phần mềm không thống nhất với số liệu của người nộp thuế, sẽ dẫn đến việc tính phạt gặp sai sót, sai ngày nộp tiền của người nộp thuế, sai hạn nộp thuế của từng sắc thuế… làm cho khối lượng công việc của cán bộ quản lý nợ tăng lên khi phải đối chiếu số liệu với người nộp thuế. Ngoài ra nếu áp dụng tính phạt chậm nộp theo Luật quản lý thuế hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế sẽ có nhiều sai lệch, một mặt gây phản ứng từ phía các doanh nghiệp, hoặc sẽ làm cho số nợ ảo tăng lên nhiều.
Thứ ba, chính sách pháp luật cũng có tác động đến các quyết định của cơ quan quản lý đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý nợ thuế trong từng thời kỳ. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời bao quát hết các trường hợp khó khăn để giãn nợ, xoá nợ. Tránh trường hợp một số người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế sẽ lại càng không chính xác.
Thứ tư, ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế cũng là một yếu tố tác động
chủ yếu tới hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế không tốt thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ sẽ gặp nhiều khó khăn do đối tượng cố tình dây dưa chây ỳ không nộp, hoặc trường hợp do chính sách qui định chưa rõ thì đối tượng sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp…
1.4.2.2. Nhóm yếu tố khách quan
Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản
chính sách thắt chặt tiền tệ, áp dụng mức lãi suất tín dụng tăng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này sẽ dẫn đến chi phí sản xuất kinh