VIỄN THÔNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA DẦU KHÍ PAIC 3.1 Phương hướng phát triển trong tương lai của Công ty
3.2.2 Tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có, đầu tư bổ sung máy móc trang thiết bị hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
trang thiết bị hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cơ sở giải pháp:
Với nền kinh tế thị trường luôn biến động thì sự thay đổi giá cả (hiện tượng hao mòn vô hình) thường xuyên diễn ra, điều đó làm cho nguyên giá tài sản và giá trị còn lại của nó bị phản ánh sai lệch so với mức giá trị thực tế của nó. Vì vậy, việc thường xuyên đánh giá lại tài sản cố định (tức là xác định giá trị thực của tài sản cố định) là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản cố định bị hư hỏng mất mát, tránh sự thất thoát vốn trong kinh doanh. Máy móc trang thiết bị của Công ty chủ yếu có giá trị lớn, hiện đại và phải thường xuyên cập nhật các thiết bị có tính tối ưu hơn, do vậy Công ty cần có kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng cẩn thận, xây dựng phương pháp khấu hao hợp lý nhằm đảm bảo kế hoạch đầu tư máy móc mới tân tiến hơn. Công ty nên giữ cách tính khấu hao nhanh để có thể thu hồi vốn nhanh hơn tránh sự lãng phí vốn và đầu tư được máy móc trang thiết bị hiện đại hơn.
- Nội dung giải pháp:
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đầu tư mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng, đồng thời việc đầu tư đúng mục đích sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí nguyên vật liệu và chống được hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra từ đó góp phần tăng được uy tín của sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sử dụng các thiết bị công nghệ mới giúp Công
ty mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu khách hàng, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa tới tay khách hàng có như vậy mới tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Hiện nay, tài sản cố định của Công ty thuộc vào dạng khá mới và hiện đại, trong các năm vừa qua Công ty đã đầu tư và nâng cấp cơ sở sản xuất xây dựng hoàn chỉnh góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định sản xuất. Cùng với đó, Công ty cần bảo quản tốt số lượng, tăng cường sửa chữa, bảo dưỡng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TSCĐ, trước khi tiến hàng sửa chữa cần phải cân nhắc xem xét hiệu quả của chúng để có quyết định đúng đắn. Đồng thời tiến hàng phân loại TSCĐ, tài sản nào đang cần dùng cần phát huy tác dụng thì đẩy mạng khai thác, sử dụng còn những tài sản nào không dùng hoặc không mang lại hiệu quả thì tiến hàng thải loại, thanh lý hay nhượng bán để bổ sung vốn cho Công ty. Quy trách nhiệm vật chất đối với người bảo quản và sử dụng TSCĐ để tránh tình trạng TSCĐ mất mát, hư hỏng trước thời hạn.
- Điều kiện thực hiện giải pháp:
Khi quyết định áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, mua sắm thêm tài sản cố định Công ty phải lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện hiện có của mình mà vẫn đáp ứng tốt tình hình kinh doanh không gây lãng phí vốn. Ngoài ra Công ty nên tiến hàng thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc hết thời gian sử dụng nhằm thu hồi vốn cho hoạt động kinh doanh, giảm bớt chi phí bảo quản. Việc tổ chức thi công cũng cần được quan tâm, phải làm sao cho quá trình thi công được diễn ra một cách liên tục, tránh tình trạng phải chờ việc làm phát sinh chi phí bảo quản, cất giữ và còn có thể bị sự hao mòn vô hình.
- Lợi ích giải pháp đem lại:
Tận dụng được cơ sở vật chất sẵn có phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, thực hiện khấu hao thu hồi vốn để đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh cả về chất lượng cũng như khả năng hoàn thành dự án, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng.