Phương hướng

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính quốc tế đề tài ưTăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên (Trang 57)

Mặc dù trong thời gian qua, tỉnh đã có những chủ trương và coi trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đạt được những kết quả nhất định. Song tỉnh còn tồn tại các mặt hạn chế, một phần xuất phát từ công tác quản lý vẫn còn chưa thực sự tốt. Vì vậy, Hưng Yên cần có một số phương hướng quản lý nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại địa bàn tỉnh. Cụ thể:

 Đổi mới phương pháp hoạch định chính sách, xây dựng và thự thi pháp luật theo nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi hơn, định hướng lâu dài và ngày càng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Việc hoạch định chính sách pháp luật áp dụng đối với FDI là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực này. Chính vì vậy, chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng phải đảm bảo tính thống nhất, ổn định và đảm bảo tính lâu dài, nếu không sẽ phá vỡ toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Mặt khác, hoạch định chính sách pháp luật đối với FDI cần tuân theo những thông lệ và tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế.

 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.

Việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá là điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động FDI. Phương hướng cải cách thủ tục hành chính thể hiện ở việc đơn giản hoá các bộ phận trong bộ máy quản lí theo hướng tinh gọn, thực hiện chế độ hành chính theo nguyên tắc “một nửa”, bớt các đầu mối trung gian. Đảm bảo phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương và các cơ quan quản lí ngành, quản lí các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước của các doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí, tránh tình trạng gây sách nhiễu đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi giải quyết các thủ tục hành chính.

 Đổi mới công tác kiểm tra thanh tra giám sát.

Hoạt động kiểm tra, giám sát phải gắn với mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả theo qui định của pháp luật. Hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát phải được đổi mới phương thức hoạt động theo hướng gắn với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chuyển từ hình thức kiểm tra trực tiếp sang hình thức giám sát thông qua thiết lập hệ thống thông tin và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý. Hoạt động kiểm tra, thanh tra tránh tình trạng tuỳ tiện làm giảm uy tín và hiệu lực của hoạt động kinh tế, của bộ máy nhà nước và gây tâm lý e ngại từ phía các nhà đầu tư nước ngoài.

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên

3.3.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Bất kể đối với một quốc gia nào hay một địa phương nào, công tác quy hoạch và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thông qua kế hoạch và quy hoạch phát triển các nhà lãnh đạo trước tiên có

được tầm nhìn chiến lược đồng thời sẽ có những phương án kịp thời khi mục tiêu đặt ra không đạt được hoặc nếu muốn đạt được thì cần phải thay đổi hay bổ sung thêm điều kiện gì hay nói cách khác nó giúp cho các nhà lãnh đạo có thể cân đối các mục tiêu phát triển hiện tại cũng như trong tương lai.

Đối với Hưng Yên từ thực tế cho thấy trong thời gian qua đội ngũ cán bộ quy hoạch còn thiếu. Do vậy công tác quy hoạch trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập như công tác quy hoạch tổng thể chưa khoa học, việc xác định vị trí, diện tích các KCN chỉ mang tính chất trước mắt không có tính chất lâu dài, chưa bảo đảm mối quan hệ cấu trúc của không gian kinh tế trong địa bàn tỉnh…Điều này đã dẫn đến một hậu quả là sự mất cân đối giữa các khu vực trong tỉnh, KCN và cơ sở hạ tầng của tỉnh chủ yếu tập chung ở khu vực phía Bắc của tỉnh, còn phía Nam thì việc thu hút đầu tư là hết sức khó khăn do cơ sở hạ tầng yếu kém…

Như vậy đối với quá trình thu hút FDI, để đảm bảo thu hút được nhiều vốn và thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển, Hưng Yên cần phải làm tốt công tác quy hoạch, cần hoàn chỉnh quy hoạch đầu tư phát triển của tỉnh, nhất là quy hoạch các khu đô thị, các KCN, đầu tư phát triển KCN phải gắn với quy hoạch phát triển đồng bộ khu dân cư, các công trình dịch vụ, xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN đã được quy hoạch. Khi xây dựng các quy hoạch luôn phải gắn với các tiêu chí bền vững kinh tế, xã hội, môi trường và kết hợp với an ninh quốc phòng.

Để làm được điều này đòi hỏi cần có sự phối chặt chẽ giữa các cấp các ngành trong tỉnh với các cơ quan Trung ương trong công tác điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch phát triển. Vì vậy giữa các cơ quan này phải thường xuyên có sự trao đổi thông tin để có sự thống nhất trong ban hành luật pháp, chính sách.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có các quy hoạch về phát triển KCN, hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, tuy nhiên để thu hút hút được các nhà đầu tư cần tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch trên đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng về điện, nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Từ đó tạo đảm bảo được môi trường thuận lợi, hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài.

3.3.2. Cần có thêm những chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp

Trên cơ sở các chính sách khuyến khích ưu đãi do Trung ương đưa ra thì tỉnh cần có những chính sách ưu đãi riêng hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh. Cụ thể:

Thứ nhất: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công cụ thuế, hệ thống thuế đối với các doanh nghiệp FDI cần được cải tiến theo hướng: dễ tính toán, đơn giản các mức thuế; đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp FDI; phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai: để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án mà tỉnh khuyến khích đầu tư: các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học,... tỉnh cần ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI được tiếp cần với thị trường vốn, được vay vốn tín dụng kể cả trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại tỉnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính khả thi của dự án, khả năng trả nợ của dự án và có thể được đảm bảo bằng tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.

Thứ ba: cần thêm nhiều chính sách ưu đãi về giá thuê đất, thông tin, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm trên báo trí, các phương tiện thông tin đại chúng… Để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, tỉnh có thể thực hiện việc giảm tiền thuê đất cho các dự án có nhiều đóng góp vào sự phát triển của địa phương. Thời gian áp dụng chính sách ưu đãi này tùy thuộc vào tình hình biến động kinh tế, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là bao nhiêu...

Ngoài ra, cần chủ động tìm hiểu những khó khăn và giải quyết kịp thời những vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải: các thủ tục liên quan đến dự án, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng... Qua đó, tạo ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý các doanh nghiệp sau cấp phép.

3.3.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư

Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh để đáp ứng tốt cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư được tiến hành thuận lợi. Hiện nay cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Hưng Yên nhìn chung chưa mạnh. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp còn chậm nên việc bố trí mặt bằng cho các dự án còn khó khăn, chưa có sẵn quỹ nhà xưởng cho các doanh nghiệp FDI có quy mô vừa và nhỏ thuê. Từ thực tế các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hưng Yên chủ yếu là có qui mô vừa và nhỏ, vì vậy yêu cầu cần thiết đặt ra là việc xây dựng một diện tích nhà xưởng đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Việc ngành đầu tư xây dựng nhà xưởng để kinh doanh, sản xuất nó vừa mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, chuyên môn hóa cho nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa giảm chi phí ban đầu cho các doanh nghiệp FDI và họ có thể giảm có thể tổ chức sản xuất kinh doanh ngay.

Hiện tại Hưng Yên có 14 KCN đã được quy hoạch nhưng mới chỉ có 5 khu có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B (KCN dệt may và KCN Thăng Long II), KCN Minh Đức, KCN Minh Quang, KCN cơ khí năng lượng Agrimeco Tân Tạo. Trong thời gian tới tỉnh cần có nhiều chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực về xây dựng cơ sở hạ tầng. Muốn làm được điều này, trước hết tỉnh cần tạo điều kiện để giải phóng mặt bằng đảm bảo giải phóng mặt bằng nhanh đồng thời, phát huy

và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của tỉnh nhằm xây dựng mới đi đôi với cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, trong khu và ngoài khu như hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng KCN.

3.3.4. Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý vốn FDI

Về cơ bản, thủ tục hành chính trong việc hình thành dự án đầu tư đã có những cải cách mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực so với trước. Tuy nhiên so với yêu cầu của nhà đầu tư thì các thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế như: thiếu những cơ sở cần thiết, chưa khắc phục được những phức tạp, mâu thuẫn và bất hợp lý. Vì thế, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước, chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp các bên. Thủ tục hành chính cần được cải cách theo hướng: thủ tục cần được giải quyết theo cơ chế “một cửa”; đơn giản, cơ sở vững chắc.

- Việc thực hiện cơ chế “một cửa”: Đòi hỏi các cơ quan QLNN đối với FDI tại Hưng Yên cần đẩy mạnh tốc độ thực hiện nội dung kế hoạch theo hướng một đầu mối chịu trách nhiệm chính nhưng có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, nhiều đơn trong cùng một cơ quan.

UBND tỉnh cần nhanh chóng phê duyệt qui chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong tỉnh về các thủ tục giải phóng mặt bằng, cấp đất, cấp phép xây dựng, cấp phép xuất khẩu, các thủ tục hải quan, thuế… trong đó qui định rõ ràng cơ quan đầu mối và phân cấp uỷ quyền mạnh mẽ hơn cho các đầu mối giải quyết công việc.

Chủ tịch tỉnh hay Trưởng ban quản lý ĐTNN cần bố trí thời gian một cách thường xuyên để nghe ý kiến của các doanh nghiệp, xử lý các vướng mắc khi cần thiết và kiên quyết xử lý các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền của cán bộ chính quyền gây trở ngại đến hoạt động FDI.

- Về thủ tục cấp phép đầu tư:

Ban quản lý Nhà nước về ĐTNN tỉnh và Trung ương phải có sự thống nhất cao trong việc ban hành và cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các thủ tục cần được ban hành và giải quyết xử lý theo chiều hướng sau:

+ Đơn giản hơn nữa hồ sơ dự án đầu tư, loại bỏ những mâu thuẫn và những tài liệu không cần thiết, các yêu cầu của pháp luật và thủ tục không can thiệp quá sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng phải có căn cứ, có cơ sở vững chắc trong việc giải quyết các vấn đề thiệt thòi cho doanh nghiệp gây ra như vấn đề ô nhiễm môi trường, không tuân theo điều lệ, hợp đồng và pháp luật Việt Nam nói chung.

+ Đơn giản hoá hơn nữa trình tự thẩm định dự án, sớm ban hành mẫu hồ sơ đăng ký đơn giản và danh mục những dự án được đăng ký theo mẫu hồ sơ đơn giản. Đặc biệt Hưng Yên cần đề nghị Ban kế hoạch và đầu tư nhà nước thống nhất giải quyết lại thời gian thẩm định hồ sơ dự án được qui định tại nghị định 108/2006/NĐ - CP. Thời gian thẩm định dự án cần được sửa đổi nhằm rút ngắn thời gian để các nhà đầu tư khỏi mất thời gian, mất chi phí và đảm bảo phương trình dự án được thực hiện đúng theo qui hoạch, dự định.

- Về hình thức cấp phép: Để hỗ trợ tốt việc cải cách thủ tục cấp phép, trước mắt Ban quản lý ĐTNN tỉnh kết hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư cần thực hiện cấp phép qua mạng internet với các dự án thuộc diện đăng ký đầu tư. Qua đó, theo phương án này, các nhà đầu tư sẽ được hướng dẫn cách soạn thảo đơn đăng ký, điều lệ doanh nghiệp theo mẫu qui định. Sau khi hoàn thành công việc soạn thảo, nhà đầu tư chuyển các thông tin đăng ký đến Ban quản lý ĐTNN và Sở KH&ĐT, sau đó Ban quản lý ĐTNN và Sở KH&ĐT cần thông báo về các trường hợp của hồ sơ dự án và có hướng dẫn chi tiết để nhà đầu tư sửa đổi. Và Ban quản lý ĐTNN và Sở KH&ĐT cần thiết lập, vận

hành hệ thống thông tin quản lý nội bộ nhằm rút ngắn thời gian truyền và xử lý thông tin, đảm bảo các quyết định được đưa ra nhanh chóng trên cơ sở thống nhất ý kiến giữa các cơ quan.

3.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý vốn FDI

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, công chức nhà nước, và công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp hoạt động kinh tế đối ngoại, trình độ ngoại ngữ và tay nghề kĩ thuật cao, đủ khả năng để đáp ứng tốt yêu cầu thu hút và quản lý hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, yếu tố con người bao giờ cũng quyết định đến mức độ thành công của hoạt động. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt đã rất lâu. Và mặc dù chúng ta vẫn luôn ý thức được rằng những người trực tiếp tham gia các hoạt động có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đều bao gồm cả những người hoạch định chính sách, những người vận dụng pháp luật, những người lao động của Việt Nam, đứng ra bảo vệ quyền lợi của Việt Nam… nhưng vì tồn tại trong mối quan hệ của nhiều công việc cùng phải triển khai đồng thời ở thời kỳ của bước chuyển biến đặc biệt về nhiều mặt nên chúng ta chưa có điều kiện, chưa dành sự chú ý cho việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân… một cách cơ bản và chuyên sâu cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra, vấn đề quan trọng là chúng ta không thể không có kế hoạch, quy

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính quốc tế đề tài ưTăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)