Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính quốc tế đề tài ưTăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên (Trang 27)

Trải qua hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội. Sau khi các văn bản pháp luật được Quốc hội Việt Nam lần lượt thông qua, trong đó có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính thức thông qua vào 12/1987 và sửa đổi, bổ sung vào các năm 1996, 2000; đặc biệt, vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật đầu tư được ban hành nhăm thống nhất quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tạo sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hút được lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là hơn 25 năm, Việt Nam đã thu hút được gần 13000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với số vốn đăng ký hơn 200 tỷ USD và đã giải ngân được trên dưới 70 tỷ USD, chiếm 30 – 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Tính từ năm 1997 đến 2011, Việt Nam đã thu hút được 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 198 tỷ USD (chi tiết xem bảng 2.1 phần phụ lục). Và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, chiếm 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 55% tổng kim ngạch xuất khẩu và trên 16% GDP của cả nước.

 Về cơ cầu vốn đầu tư theo ngành có sự chuyển biến lớn. Cụ thể: Vốn đăng ký 7 tháng đầu năm 2011 đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (từ 29% vốn đăng ký 7 tháng năm 2010 lên 47% vốn đăng ký 7 tháng 2011), lĩnh vực kinh doanh bất động sản trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, chỉ chiếm 3% tổng vốn đăng ký 7 tháng 2011 trong khi cùng kỳ năm trước là 23%.

 Về đối tác đầu tư: Nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam tính đến 7/2011 chủ yếu đến từ các nước châu Á trong tổng số 92 nước đầu tư. Dẫn đầu là Hàn Quốc có 2.823 dự án với số vốn đầu tư 23.404,269 triệu USD, Đài Loan xếp thứ 2.187 dự án với số vốn đầu tư 23.241,662 triệu USD; thứ 3 là Singapore với 937 dự án, tương ứng số vốn đầu tư 23.225,257 triệu USD; Nhật Bản có 1.560 dự án, với số vốn đầu tư 6.167,750 triệu USD. Những tháng đầu năm 2012 cho thấy vốn đầu tư FDI từ châu Âu đang đổ vào Việt Nam. Điều này xuất phát từ một yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn của các nhà đầu tư dành cho Việt Nam là sự ổn định về chính trị và xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thì sự có mặt của các nhà đầu tư thuộc các tập đoàn kinh tế lớn chưa nhiều. Đây chính là một trong những chỉ báo quan trọng khi chúng ta thực thi các chính sách có liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.

 Về địa bàn đầu tư: Mức độ chênh lệch giữa các vùng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là tương đối lớn và đồng thuận với mức thuận lợi của các yếu tố kinh tế- xã hội và cơ sở hạ tầng.

Nếu tính theo số vốn đầu tư còn hiệu lực của cả thời kì 1988-2003, thì chỉ sáu địa phương có điều kiện thuận lợi hơn đã chiếm tới 70,95% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh với số vốn đăng ký 10.734 triệu USD (chiếm 24,1% tổng số vốn đăng ký của cả nước) số liệu tương ứng của các địa phương tiếp theo như sau: Hà Nội: 7.578,9 (17,02%); Đồng Nai: 6.422,7 (14,42%); Bình Dương 3.357,4 (7,54%); Bà Rịa – Vũng Tàu: 2.051,4 (4,61%); và Hải Phòng: 1.453,8(3,26%)

 Về các hình thức đầu tư: Vào thời kì đầu Việt Nam thực thi chính sách kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh là hình thức được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhất. Hình thức này thường chiếm tới khoảng

40% số dự án và 59% vốn đăng ký. Sau một thời gian hoạt động, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức liên doanh đã giảm xuống (chỉ còn 26,99% số dự án và 44,97% vốn đầu tư), đồng thời hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng có xu hướng tăng: đến nay con số đó đã tăng lên tới 69,21% số dự án và 42,10% vốn đăng ký.

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đến nay chỉ chiếm 3,66% số dự án và 9,54% số vốn đầu tư, chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và dịch vụ viễn thông, in ấn và phát hành báo chí.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính quốc tế đề tài ưTăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên (Trang 27)