Thứ nhất, lựa chọn đường lối đổi mới kinh tế đúng đắn, kiên định, phù hợp với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá.
Một quốc gia muốn phát triển hay chỉ đơn giản là tồn tại được thì chỉ dựa vào nội lực thôi chưa đủ. Vì vậy, xu hướng mở cửa, hội nhập là xu hướng mà tất cả các quốc gia trên thế giới lựa chọn. Việt Nam có nền kinh tế mở cửa, theo quy luật thị trường nhưng vẫn kiên định theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không gì có thể phủ nhận ý nghĩa của còn đường này vì nó hướng tới mục tiêu bảo đảm công bằng và lợi ích phát triển tới được với mọi người dân, đặc biệt là những người dân nghèo. Thành tích xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được thế giới đánh giá cao là ví dụ cho thấy ngoài việc chú trọng phát triển kinh tế, Việt Nam còn rất coi trọng cải thiện đời sống cho người dân
Thứ hai, thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi thu hút FDI và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án FDI.
Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua, môi trường đầu tư của Việt Nam đã có nhiều biến đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, bình đẳng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt, khi Luật Doanh nghiệp chung được ban hành, mở ra một sân chơi chung đối với tất cả các chủ đầu tư, không phân biệt nguồn vốn chủ sở hữu, thành phần kinh tế, không phân biệt chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý thông thoáng cho các chủ đầu tư.
kiện toàn trên cơ sở đó chất lượng công tác quản lý ngày càng được nâng cao. Bộ máy nhà nước ngày càng được tổ chức gọn nhẹ hơn, giảm dần các đầu mối trong hệ thống tổ chức. Chất lượng nguồn lực, đặc biệt là cán bộ quản lý cũng ngày càng được chú trọng hơn.