Về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào định hướng phát triển tổng thể và dài hạn của các cấp, các ngành và các địa phương, làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng các chương trình phát triển, các dự án thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch vẫn chưa được coi trọng đúng mức, dẫn đến tình trạng quy hoạch thiếu tập trung, dàn trải; chưa thống nhất quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất; chưa có sự liên kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ, tính dự báo chưa cao nên một số quy hoạch bị phấ vỡ, nhiều quy hoạch phải điều chỉnh sau một thời gian ngắn được phê duyệt, công tác quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập. Về xây dựng và thực thi pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thời kỳ vừa qua, như nhận xét của ngân hàng thế giới, Việt Nam đã có những bước đi vững chắc trong cải cách pháp luật và tạo ra khung pháp
lý phục vụ cho sự nghiệp đổi mới kinh tế, trong đó có khung pháp luật đối với FDI.
Cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài, nhà nước Việt Nam đã ban hành các văn bản luật như: luật dầu khí, luật đất đai, luật dân sự, luật ngân sách, luật bảo vệ môi trường, luật thương mại..., pháp luật về quyền và nghĩa vụ tổ chức của cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam, đồng thời ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành pháp luật như các nghị định quy định chi tiết thi hành luật đầu tư, các thông tư hướng dẫn của bộ, ngành.
Đặc biệt trong những năm từ 1997-2000, trước tình hình FDI vào Việt Nam liên tục suy giảm, nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và triển khai FDI. Chính phủ đã ban hành nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, nghị định 10/CP/1998 ngày 23/11/1998 về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động FDI tại Việt Nam kèm theo danh mục các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư, nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về đầu tư theo hợp đồng BOT –BTO –BT áp dụng đới với hoạt động FDI. Luật đầu tư năm 2005 được ban hành đã tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư.
Xuất hiện tình trạng “ba không” trong quản lý doanh nghiệp FDI, đó là: không biết mặt nhà đầu tư, không biết địa điểm, không biết doanh nghiệp hoạt động như thế nào. Vì thông thường nhà đầu tư có thể ủy quyền giao hết cho một công ty tư vấn, trong khi đó pháp luật lại không quy định cần thiết thẩm tra địa điểm, vì vậy mặc nhiên cơ quan chức năng địa phương khó có thể biết họ hoạt động như thế nào. Tình trạng này một phần do pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều bất cập.
Nhiều địa phương không chọn lựa kỹ càng, tiếp nhận nhiều dự án đầu tư vì thành tích, chưa thực hiện đầy đủ quyền lựa chọn của mình, bị động với ý đồ của nhà đầu tư. Hệ lụy là có nhiều dự án FDI “treo”, nhiều tỉnh lại phải thu hồi chứng nhận đầu tư.
Về công tác xúc tiến hoạt động đầu tư nước ngoài
Trong những năm qua, để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài công tác xúc tiến, vận động đầu tư: tuyên truyền quảng cáo về chính sách thu hút đầu tư của nhà nước Việt Nam đã được triển khai sâu rộng. Có địa phương còn đẩy mạnh công tác xúc tiến thông qua những chuyến đi công tác nước ngoài với mục đích kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh mình. Tuy nhiên, vì không có sự chuẩn bị kỹ và công tác xúc tiến cũng chưa chuyên nghiệp nên ngoài phiên dịch ra, đoàn xúc tiến không hề có bản tài liệu bằng tiếng Anh và danh mục các dự án cần thu hút đầu tư, nên cuối cùng chuyến đi xúc tiến đầu tư đã trở thành chuyến đi du lịch. Việc các địa phương “đổ xô” tổ chức hội nghị kêu gọi xúc tiến đầu tư hay thành lập các đoàn đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài đã cho thấy quyết tâm cao của các tỉnh trong việc tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các cuộc hội nghị xúc tiến đầu tư được tổ chức quá liền nhau trong khoảng thời gian ngắn với hình thức tổ chức tương tự nhau nên dần trở nên kém hấp dẫn.
Về quản lý sau cấp phép:
Trong năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương tuy đã có cố gắng nhưng đôi khi còn quá tải, chưa chủ động nên chưa sâu sát tình hình triển khai thực hiện dự án. Thực trạng một loạt dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn lên đến hàng tỷ USD đang rơi vào tình trạng "treo" tại một số địa phương hay một số dự án FDI bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... đã cho thấy công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai dự án FDI sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư (sau
cấp phép) còn bị buông lỏng, hiệu quả chưa cao. Năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cùng với các Bộ, ngành tiến hành một số cuộc kiểm tra trong lĩnh vực xi măng, bất động sản, chuyển giá; rà soát việc vay vốn trong nước... để nắm bắt tình hình thức tế, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.