Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính quốc tế đề tài ưTăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên (Trang 34)

Thứ nhất, thiếu tính hệ thống và đồng bộ trong giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô dài hạn.

Hệ thống pháp luật về FDI đang trong quá trình hoàn thiện nên còn thiếu tính thống nhất, một số quy định chồng chéo nhau, có quy định thiếu tính chính xác, chưa phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế, gây khó khăn cho việc tìm hiểu, áp dụng, thi hành, đồng thời gây ra những khe hở cho các doanh nghiệp lách luật còn các cơ quan quản lí của nhà nước có thể áp dụng tuỳ tiện từ đó gây tham nhũng, cửa quyền. Điều cơ bản là các văn bản luật và các văn bản dưới luật ban hành chậm, phải sửa đổi nhiều lần nên không đảm bảo được tính rõ ràng và dự đoán trước gây khó khăn cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp

Hệ thống chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI chưa thực sự mang tính khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, có những khâu quản lí ban hành chậm, thậm chí còn chưa kịp ban hành dẫn đến những sơ hở gây thiệt hại cho bên Việt Nam.

Thứ hai, công tác quy hoạch chưa tốt, trong thời gian dài chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng FDI phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mở .

Thứ ba, công tác vận động xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thực thi pháp luật, chính sách về FDI còn chưa nghiêm túc, phương thức xử lí các vấn đề

liên quan đến FDI còn lúng túng, thiếu nhất quán. Công tác kiểm tra giám sát hoạt động FDI theo pháp luật còn lỏng lẻo, vấn đề xử lý các vi phạm pháp luật chưa được coi trọng. Các công cụ hỗ trợ để thi hành, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật chưa được coi trọng và vận dụng tốt.

Thứ tư, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực FDI va cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không theo kịp tình hình phát triển của hoạt động FDI đã tạo ra sự hụt hẫng quá lớn, gây thiệt hại cho phía Việt Nam và cho đất nước.

Thứ năm, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội đã được chú trọng nhưng còn nhiều bất cập. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam, mặc dù đã được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính quốc tế đề tài ưTăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)