Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cổ

Một phần của tài liệu Luận văn hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần chế tạo bơm hải dương (Trang 94)

2. 1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương

3.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cổ

phần chế tạo Bơm Hải Dương

95

Bảng một số chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến vật liệu tại Công ty CP chế tạo Bơm Hải Dương như sau:

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

So sánh 2006/2005

Tuyệt đối Tương đối(%)

1.Tổng doanh thu 39.547.596.538 50.874.743.176 11.327.146.638 28,64 2.Tổng doanh thu thuần 39.384.857.490 50.471.370.594 11.086.513.104 28,15 3.Tổng chi phí NVL 19.277.400.980 24.966.498.955 5.689.097.975 29,51 4.Tổng doanh thu/ Chi phí NVL(1/3) 2,0515 2,0377 -0,0138 -0,673 5.Tổng doanh thu thuần/Chi phí NVL 2,0431 2,0215 -0,0216 -1,057

6.Lợi nhuận từ HĐKD/ Chi phí NVL 0,24165 0,25087 0,00922 3,81

7.Tổng chi phí NVL xuất dùng (đồng) 19.277.400.980 24.966.498.955 5.689.097.975 29,51 8.Số dư bình quân NVL tồn kho(đồng) 2.774.948.857 2.569.812.579 -205.136.278 -7,392 9.Số vòng quay vật liệu (6=4/5) 6,947 9,715 2,768 39,84

Trong đó:

Tổng chi phí NVL xuất dùng Số vòng quay vật liệu =

Số dư bình quân NVL tồn kho

Số dư NVL tồn kho đầu kỳ + Số dư NVL tồn kho cuối kỳ Số dư bình quân =

NVL tồn kho 2

Nhận xét: Năm 2005, cứ một đồng chi phí nguyên vật liệu tạo ra 2,0515 đồng tổng doanh thu; 2,0431 đồng doanh thu thuần và 0,24165 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Đến năm 2006 thì một đồng chi phí nguyên vật liệu chỉ tạo ra 2,0377 đồng tổng doanh thu; 2,0215 đồng doanh thu thuần nhưng tạo ra 0,25087 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Như vậy, trong năm 2006, tổng doanh thu được tạo ra từ một đồng chi phí nguyên vật liệu giảm 0, 0138 đồng so với năm 2005 hay giảm đi 0,673%; doanh thu thuần được tạo ra từ một đồng chi phí nguyên vật liệu giảm 0,0216 đồng so với năm 2005 tương đương với tốc độ giảm là 1,057%; tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được tạo ra từ một đồng chi phí

96

nguyên vật liệu tăng 0,00922 đồng so với năm 2005, tương đương với tốc độ tăng là 3,81%. Số vòng quay vật liệu năm 2006 tăng 2,768 vòng so với năm 2005, tương đương với tốc độ tăng là 39,84%. Như vậy, có thể nói hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty CP chế tạo Bơm Hải Dương năm 2006 có tốt hơn so với năm 2005, chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp hữu ích để tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong năm 2006. Tuy nhiên, tại năm 2006, tổng doanh thu và doanh thu thuần trên một đồng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra là thấp hơn năm 2005, chi phí nguyên vật liệu xuất dùng tăng lên so với năm 2005 có thể là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng lên, việc sử dụng nguyên vật liệu còn chưa hợp lý, gây lãng phí. Vì vậy, Công ty cần áp dụng thêm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.

3.3.2 – Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Thứ nhất: Về phương hướng tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất sản phẩm.

Ta có thể thấy mức độ biến động lớn của chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến giá thành sản xuất sản phẩm của Công ty. Do đó, để sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Theo dõi sát sao các biến động giá trên thị trường

- Đầu tư vào các trang thiết bị có công nghệ tiên tiến với hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu cao.

- Tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp và nhiên liệu thay thế.

- Tăng dự trữ nguyên vật liệu khi đoán trước những biến động lớn về giá

- Có cơ chế thưởng cho sáng kiến tiết kiệm vật liệu….

Cụ thể, tại Công ty, phòng kế toán nên kết hợp với phòng vật tư để tiến hành phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Để có thể giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành thì hàng tháng Công ty cần phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị của từng sản phẩm để so sánh với chi phí nguyên vật liệu tháng trước là tăng hay giảm? Xác định sự biến động tăng hay giảm của yếu tố nào, do mức tiêu hao nguyên vật liệu cho đơn vị sản phẩm thay đổi, do thay đổi đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng hay do thay đổi phế liệu thu hồi? Qua đó

97

Công ty thấy được nguyên nhân thay đổi chi phí trong giá thành từng loại sản phẩm và trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm phấn đấu giảm chi phí nguyên vật liệu: Phòng vật tư kiểm tra lại khâu mua nguyên vật liệu về chất lượng quy cách, giá cả nguyên vật liệu có hợp lý hay không? Ngoài ra, qua phân tích đánh giá Công ty nên đưa ra biện pháp tận thu phế liệu, tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế cho những nguyên vật liệu mà nguồn cung cấp không ổn định hoặc giá cả tăng cao.

Bên cạnh đó, để có căn cứ khoa học khi đánh giá việc sử dụng nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, Công ty cần chú trọng hơn đến công tác xây dựng hệ thống định mức vật tư. Để thực hiện được điều này, Phòng kế toán nên đề nghị với Phòng kỹ thuật xây dựng một hệ thống định mức nguyên vật liệu, trước tiên là những sản phẩm sản xuất với số lượng nhiều sau đó là các sản phẩm còn lại, để làm cơ sở cho việc theo dõi số lượng nguyên vật liệu xuất cho từng sản phẩm. Trên cơ sở đã xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu sẽ giúp cho Phòng kế hoạch vật tư kiểm soát việc xuất kho vật liệu được thuận lợi hơn: khi Phòng kế hoạch vật tư nhận được Phiếu yêu cầu từ các phân xưởng thì căn cứ vào định mức nguyên vật liệu rồi viết Phiếu xuất kho. Nếu làm đúng điều này thì hàng ngày khi xuất nguyên vật liệu Phòng kế hoạch và Phòng kế toán có thể theo dõi được số lượng số lượng vật liệu xuất kho trên cơ sở định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, có thể quản lý được chi phí vật liệu trong giá thành của từng loại sản phẩm, góp phần tăng cường cho công tác quản lý nguyên vật liệu.

Mặt khác, Công ty nên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho công nhân để nâng cao tay nghề, thường xuyên tổ chức các cuộc họp để công nhân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm. Tiến hành bình bầu khen thưởng đối với công nhân có nhiều sáng kiến cải tiến trong công việc nâng cao năng suất lao động tiết kiệm chi phí. Cơ chế kỷ luật, phạt nghiêm minh đối với những trường hợp lãng phí tài sản của Công ty, cử các thành viên ưu tú, có thành tích lao động, có kinh nghiệm làm việc để kèm cặp giúp đỡ các thành viên tay nghề còn yếu.

Đồng thời, Công ty cần chú trọng đầu tư, trang bị các máy móc kỹ thuật hiện đại, đồng bộ thay thế cho những máy móc đã cũ kỹ nhằm tăng hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu.

98

Thứ hai: Về kế toán nguyên vật liệu tồn kho, để đánh giá chính xác giá trị vật tư thực tế tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, Công ty nên:

- Có chế độ trích lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho hợp lý theo Chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty.

- Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm kê nguyên vật liệu.

- Chú trọng hơn đến việc bảo quản nguyên vật liệu để hạn chế hư hỏng, thất thoát.

Cụ thể, tại Công ty, phòng kế toán cần kết hợp với phòng kỹ thuật công nghệ và phòng KCS thường xuyên kiểm tra chất lượng vật liệu, nhất là vật liệu dễ hỏng để có kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu ngay trong thời hạn sử dụng, tránh thiệt hại về vật liệu. Mặt khác, Công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến việc tổ chức đội ngũ chuyên chở vật liệu cho hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển góp phần làm giảm chi phí vật liệu. Cần quán triệt giảm tới thấp nhất chi phí đầu vào một cách hợp lý sao cho bỏ ra ít nhất chi phí đầu vào vẫn đảm bảo số lượng đầy đủ, chất lượng tốt và vận chuyển an toàn.

Hiện tại, Công ty có 4 kho nguyên vật liệu, nhưng với số lượng lớn nguyên vật liệu của Công ty thì việc bảo quản nguyên vật liệu mua về còn gặp nhiều khó khăn. Một số nguyên vật liệu, phế liệu của Công ty còn để ngoài trời nên không tránh khỏi bị hư hỏng, han rỉ. Vì vậy, Công ty nên tổ chức lại hệ thống kho quản lý nguyên vật liệu cho hợp lý, thích hợp với từng loại vật liệu để có thể bảo quản tốt nguyên vật liệu, tránh hư hỏng, giảm phẩm chất.

KẾT LUẬN

Nguyên vật liệu với vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế mà công tác hạch toán nguyên vật liệu có tốt thì mới cung cấp cho nhà quản lý những thông tin chính xác nhất giúp cho họ đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc xây dựng định mức, thu mua, xuất dùng và bảo quản nguyên vật liệu.

99

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, những sản phẩm cạnh tranh rất nhiều, doanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã đẹp thì sẽ tồn tại và phát triển. Để có thể có được những sản phẩm đáp ứng được điều đó thì một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đó là nguyên vật liệu. Vì thế mà kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng với vai trò là công cụ quản lý quan trọng phải không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương, em đã nhận thấy giữa lý thuyết và thực tế có sự khác biệt. Kế toán thực tế là sự vận dụng một cách linh hoạt lý thuyết cho phù hợp nhất với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tuy nhiên sự vận dụng này không được trái với quy định trong luật kế toán.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- 45 năm Công ty chế tạo Bơm Hải Dương

2 - Các chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty CP chế tạo Bơm Hải Dương 3 - Hệ thống kế toán doanh nghiệp ( Hướng dẫn về sổ và chứng từ)

4 - Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ - NXB Thống kê 2004 5 - Thông tư số 10 TC/ CĐKT

6 - Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – PGS.TS Đặng Thị Loan - NXB Thống kê 2005

100

7 - Bài giảng môn Tổ chức hạch toán kế toán trên lớp. 8 - Một số Luận văn tốt nghiệp năm 2005, 2006.

9 - Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần chế tạo bơm hải dương (Trang 94)