2. 1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
3.1 Nhận xét về công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty
Qua thời gian thực tập tại Công ty CP chế tạo Bơm Hải Dương, em nhận thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng của Công ty đã được thực hiện một cách khá tốt và chặt chẽ với nhiều ưu điểm đảm bảo yêu cầu hạch toán hợp lý và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ưu điểm
- Về quản lý: Với việc tổ chức công tác kế toán khá chặt chẽ ở các khâu em nhận thấy việc hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty đã đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu của Bộ Tài Chính. Kế toán vật tư đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các phần hành kế toán khác và các phòng ban như phòng vật tư, thủ kho từ việc thu thập những chứng từ đến việc phản ánh lên sổ sách kế toán đảm bảo cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình sử dụng, dự trữ cho người quản lý để đưa ra được những quyết định sản xuất chính xác nhất.
- Về tình hình cung cấp vật liệu: Vật liệu của Công ty rất đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại khác nhau, các hoạt động nhập xuất lại diễn ra thường xuyên nên đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ. Để đáp ứng yêu cầu này, Công ty đã tổ chức khá tốt đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, chính xác về mẫu mã, chất lượng. Đặc biệt trước khi mua nguyên vật liệu, Công ty xây dựng định mức vật liệu cho sản phẩm để tiến hành mua vật liệu kịp thời, tránh tình trạng tồn đọng quá nhiều ảnh hưởng đến sản xuất. Và khi vật liệu về nhập kho, thủ kho và kế toán vật tư phản ánh kịp thời lên sổ sách.
- Về việc bảo quản vật liệu: Công ty đã xây dựng hệ thống kho tàng tương đối tốt đảm bảo nguyên vật liệu được theo dõi, bảo quản chặt chẽ, cẩn thận không xảy ra tình trạng hỏng hóc hay mất mát.
84
- Việc hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lý, kế toán chi tiết sử dụng phương pháp thẻ song song đã đảm bảo được sự nhất quán trong tính toán, số liệu ghi chép rõ ràng phản ánh chính xác tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu.
- Về hệ thống tài khoản, sổ sách sử dụng trong hạch toán nguyên vật liệu:
Công ty đã sử dụng khá đầy đủ, phù hợp từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp. Việc ghi chép giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp thường xuyên có sự đối chiếu về số lượng cũng như giá trị để làm cơ sở lên báo cáo tổng hợp. Hệ thống tài khoản mà Công ty sử dụng để hạch toán nguyên vật liệu khá đầy đủ và chi tiết giúp cho việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện đầy đủ, chính xác.
Như vậy, có thể thấy công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty đã không ngừng được hoàn thiện, đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán với các bộ phận khác, số liệu được phản ánh trung thực, chính xác, rõ ràng tình hình hiện có và sự biến động của vật liệu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm chủ yếu kể trên thì công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vẫn còn có một số tồn tại cần được xem xét để khắc phục và hoàn thiện hơn.
Một số tồn tại cần khắc phục
Thứ nhất: Về việc sử dụng tài khoản kế toán, về cơ bản Công ty đã sử dụng đầy đủ những tài khoản theo quy định của Bộ tài chính đối với công tác kế toán nguyên vật liệu tuy nhiên tại Công ty hiện nay không sử dụng tài khoản: 151 – Hàng mua đang đi đường. Tài khoản này sử dụng trong trường hợp chứng từ về trước hàng cuối kỳ chưa về. Ở Công ty, khi có trường hợp này xảy ra, kế toán lưu chứng từ lại đến khi hàng về mới hạch toán điều này dẫn đến tình trạng phản ánh không đúng hàng tồn kho cuối kỳ.
Thứ hai: Về sổ sách kế toán, như đã tìm hiểu ở trên hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Tuy nhiên, hệ thống sổ chi tiết của Công ty còn rườm rà, phức tạp dẫn đến sự trùng lặp trong công tác ghi chép sổ kế toán. Ví dụ: Từ Bảng kê nhập và Bảng kê xuất vật liệu, kế toán có thể vào ngay bảng Tổng hợp Nhập Xuất Tồn mà không cần lập thêm bảng Tổng hợp nhập và bảng Tổng hợp xuất. Như vậy, hệ thống sổ sách kế toán bớt cồng kềnh, công tác ghi chép sổ sách kế toán sẽ đơn giản hơn và không bị
85
trùng lặp. Đồng thời, về sổ kế toán tổng hợp, cuối quý Công ty không lập Bảng tổng hợp TK 152 để theo dõi chi tiết hơn về bảng tổng hợp của toàn bộ các kho vật tư của Công ty theo giá thực tế, việc lập bảng này giúp cho kế toán lập Sổ Cái TK 152 sẽ nhanh chóng, chính xác và rõ ràng hơn.
Thứ ba: Về chứng từ kế toán, khi xuất vật liệu cho sản xuất tuy có sự tính toán chặt chẽ nhưng cũng không tránh khỏi trường hợp còn lại nhập kho. Tại Công ty, khi làm thủ tục nhập lại kho vật liệu sử dụng không hết thì không sử dụng “Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ” tuy là chứng từ không bắt buộc nhưng với số lượng lớn nguyên vật liệu như Công ty thì để kiểm soát được tốt tránh thất thoát thì kế toán nên sử dụng chứng từ này.
Thứ tư: Về quản lý nguyên vật liệu, đối với phế liệu thu hồi hay vật tư không cần dùng trong sản xuất khi nhập kho Công ty không có các thủ tục nhập kho mà chỉ tập trung lại để chờ tái chế hay khi được duyệt thì đem bán. Việc quản lý không chặt đối với những vật tư này có thể dẫn đến tình trạng mất mát phế liệu gây ra thất thoát không đáng có.
Thứ năm: Về công tác kiểm kê nguyên vật liệu, do Công ty có quá nhiều nguyên vật liệu nên Công ty chỉ tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu vào cuối niên độ kế toán trước khi quyết toán. Công tác kiểm kê các năm qua cho thấy nhìn chung Công ty thực hiện công tác bảo quản khá tốt nên tình trạng thiếu hụt ít xảy ra hay nếu có thì xảy ra rất ít. Tuy việc mỗi năm kiểm kê một lần cso ưu điểm là tiết kiệm thời gian, công sức nhưng nó có nhược điểm là không cung cấp thông tin về nguyên vật liệu một cách chính xác, dễ xảy ra tình trạng ứ đọng quá nhiều nguyên vật liệu vào cuối kỳ làm cho công tác bảo quản các kỳ tiếp theo khó khăn hơn và làm giảm hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Đây cũng là một vấn đề mà Công ty cần quan tâm và khắc phục.
Thứ sáu: Về nguồn nhập nguyên vật liệu, nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu do mua ngoài, ngoài những nhà cung cấp là những mối quan hệ thường xuyên lâu dài như: Công ty TNHH NN MTV chế tạo điện cơ, Công ty TNHH NN MTV chế tạo máy điện Viet – Hung…còn lại nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất ra Bơm là gang và thép mà giá thép lại thay đổi thường xuyên. Hơn nữa một số nguyên vật liệu quý hiếm như Niken, thiếc …do nguồn cung trong nước không đáp ứng được
86
nhu cầu nên Công ty phải nhập khẩu với giá mua đắt đồng thời khi nhập khẩu thì các khoản chi phí bỏ ra mua vật tư sẽ tăng hơn rất nhiều như: thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển…điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm cao gây ảnh hưởng tới doanh số bán hàng và lợi nhuận của Công ty.
Thứ bảy: Về lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho, nguyên vật liệu của Công ty rất đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại khác nhau, để bảo quản thì Công ty đã xây dựng hệ thống kho tàng gồm 4 kho như trên. Vật liệu được bảo quản, lưu trữ trong kho không tránh khỏi việc bị giảm giá so với giá gốc trên sổ sách.Tuy nhiên, Công ty lại không lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho vì vậy sẽ dẫn đến việc xác định không đúng giá trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán.
Những tồn tại trong công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP chế tạo Bơm Hải Dương là không thể tránh khỏi khi mà chế độ kế toán ở nước ta vẫn đang trong giai đoạn thay đổi để phù hợp với quy định chung của thế giới. Do đó việc vận dụng chế độ vào thực tế như thế nào cho phù hợp thống nhất tạo hiệu quả tốt nhất là công việc của những nhà quản lý của mỗi doanh nghiệp. Qua một thời gian tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty với những tồn tại nêu trên em xin đưa ra một số đề xuất nhằm làm hoàn thiện hơn công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty.