1.7.1 – Theo chế độ kế toán Mỹ
Những điểm tương đồng với Chuẩn mực kế toán Việt Nam:
Trong xu thế hội nhập với Chuẩn mực kế toán quốc tế, Kế toán Việt Nam và Kế toán Mỹ có những điểm giống nhau:
- Kế toán Việt Nam và Kế toán Mỹ đều là sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Kế toán Việt Nam và Kế toán Mỹ đều sử dụng hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
Phiếu nhập, Phiếu xuất, Bảng phân bổ vật tư NKCT số 1,2,4,5,6,7,10 Sổ chi tiết TK 331 Bảng kê số 3 Bảng phân bổ số 2 Bảng kê số 4, 5, 6 NKCT số 7 Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
tuỳ theo phương pháp htoán chi tiết
NKCT số 5
Sổ cái TK 152, TK 331
Báo cáo kế toán
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Ghi đối chiếu
40
- Kế toán Việt Nam và Kế toán Mỹ đều sử dụng các phương pháp tính giá vật liệu xuất kho là: phương pháp thực tế đích danh, bình quân gia quyền, LIFO, FIFO…..
Những điểm khác biệt với Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu và hàng mua bị trả lại
+ Kế toán Việt Nam: Khi doanh nghiệp mua hàng mà được giảm giá hoặc hàng mua bị trả lại thì kế toán trừ ngay vào giá trị hàng mua ( vào ngay TK 152 đối với phương pháp kê khai thường xuyên và TK 6111 với phương pháp kiểm kê định kỳ).
+ Kế toán Mỹ: Khi nghiệp vụ này phát sinh, kế toán theo dõi vật liệu giảm giá và trả lại nhà cung cấp trên tài khoản “ Giảm giá hàng mua hoặc hàng mua trả lại”. Sau đó mới kết chuyển vào tài khoản “ Nguyên vật liệu” và tài khoản “ Mua hàng”.
Về phương pháp chiết khấu thanh toán
+ Kế toán Việt Nam: Chiết khấu thanh toán được coi là thu nhập tài chính và được theo dõi trên TK 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính”
+ Kế toán Mỹ: Có hai phương pháp ghi sổ chiết khấu thanh toán được hưởng là phương pháp giá trị gộp ( gross method) và phương pháp giá trị thuần ( net method).
Phương pháp giá trị gộp: Theo phương pháp giá trị gộp, kế toán ghi sổ theo tổng số hàng mua và chỉ ghi chiết khấu thanh toán khi chúng thực sự phát sinh. Số chiết khấu khi thực tế phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK “ Chiết khấu hàng mua” và cuối kỳ được chỉnh về tài khoản “ Mua hàng” hoặc tài khoản “ Nguyên vật liệu” để ghi giảm giá vật liệu.
Phương pháp giá trị thuần: Theo phương pháp này, kế toán ghi sổ hàng mua theo số thực tế sau khi trừ đi số chiết khấu được hưởng. Nếu doanh nghiệp thanh toán trong thời hạn chiết khấu thì kế toán không phải điều chỉnh, còn nếu thanh toán sau thời hạn cho phép được chiết khấu thì khoản tiền chiết khấu không được hưởng được coi là một khoản lỗ về chiết khấu mua hàng và được kế toán theo dõi trên tài khoản “ Số chiết khấu mua hàng bị mất”.
41
Về bút toán kết chuyển giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
+ Kế toán Việt Nam: Đầu kỳ kế toán thực hiện kết chuyển giá trị vật liệu và hàng đang đi đường tồn kho.
+ Kế toán Mỹ: Bút toán này được thực hiện vào cuối kỳ kế toán.
1.7.2 – Theo chế độ kế toán Pháp
Hệ thống Kế toán Việt Nam được xây dựng một phần dựa trên việc học hỏi từ Kế toán Pháp, vì vậy giữa Kế toán Việt Nam và Kế toán Pháp có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội nên hệ thống kế toán hai nước vẫn tồn tại nhiều khác biệt.
Về phương pháp hạch toán tồn kho:
+ Kế toán Việt Nam : Có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho được sử dụng trong kế toán tài chính là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.
+ Kế toán Pháp: Cũng có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ, tuy nhiên trong kế toán tài chính chỉ sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ còn phương pháp kê khai thường xuyên được sử dụng trong kế toán phân tích.
Sự khác biệt này dẫn đến sự khác biệt về kiểm kê hàng tồn kho giữa hai nước:
+ Kế toán Việt Nam: Công tác kiểm kê có thể được thực hiện trong tháng, quý…..để cung cấp thông tin cho công tác quản trị.
+ Kế toán Pháp: Công tác kiểm kê được thực hiện vào cuối năm để thực hiện báo cáo tài chính.
Về giá nguyên vật liệu:
+ Kế toán Việt Nam: Giá mua nguyên vật liệu là giá chưa có thuế GTGT (Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) , hoặc giá có thuế GTGT ( Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).
+ Kế toán Pháp: Giá mua nguyên vật liệu là giá chưa có thuế GTGT do họ chỉ áp dụng phương pháp khấu trừ khi tính thuế GTGT.
42
+ Kế toán Việt Nam: Chi phí thu mua nguyên vật liệu được tính vào vật liệu nhập kho và theo dõi trên TK 152( 611).
+ Kế toán Pháp: Chi phí thu mua có thể được theo dõi trên TK “ Mua hàng” – TK 601 hoặc tài khoản “ Phụ phí mua” (TK 608).
Về phương pháp tính giá vật liệu xuất kho:
+ Kế toán Việt Nam: Vật liệu xuất kho được tính theo các phương pháp: LIFO, FIFO, thực tế đích danh, bình quân gia quyền, phương pháp giá hạch toán.
+ Kế toán Pháp: Vật liệu xuất kho chỉ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và phương pháp FIFO.
43
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẨN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG