Nâng cao năng lực về công nghệ:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN.PDF (Trang 70)

Đầu tư vào công nghệ có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng trong tương lai sẽ làm giảm chi phí về nghiệp vụ. Do đó bên cạnh việc đầu tư phát triển công nghệ hiện đại và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, SCB nên chú trọng xây dựng một chiến lược công nghệ dài hạn để có thể tận dụng tối đa những tính năng vượt trội của những công nghệ mới này, từ đó có thể khai thác triệt để những nguồn lực sẵn có khác. Đồng thời, đổi mới công nghệ cũng giúp phục vụ tốt hơn cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử…, đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn, có tính hệ thống và đồng bộ, đem lại lợi ích cho cả SCB, khách hàng và nền kinh tế.

Tuy nhiên, đầu tư về công nghệ không đơn thuần là sự đầu tư về tài chính mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo về nguồn nhân lực đủ khả năng vận hành và thích ứng với sự thay đổi quá nhanh của khoa học công nghệ trên thế giới trong lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy, đội ngũ nhân sự phụ trách về công nghệ trong toàn hệ thống SCB cần được đào tạo không chỉ về chuyên môn mà còn về khả năng thẩm định tính đúng đắn và độ tin cậy của các chuyên gia tư vấn để có thể tham vấn và giúp Ban lãnh đạo tránh được những sai lầm trong việc đưa ra những quyết định về đổi mới cũng như cải tiến kỹ thuật công nghệ.

Ngoài ra, quy trình tác nghiệp và quản lý nghiệp vụ ngân hàng, nhất là những nghiệp vụ ngân hàng cơ bản cũng cần được hoàn thiện và chuẩn hóa theo hướng tự

động hóa, ưu tiên các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng, kế toán, quản lý rủi ro và hệ thống thông tin quản lý.

Mặt khác, SCB cần sớm xây dựng hệ thống dự phòng dữ liệu và từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, những trường hợp lợi dụng kẻ hở về kỹ thuật công nghệ để trục lợi ngày càng trở nên phổ biến, do đó để không gây thiệt hại về tài sản và quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, SCB cần chú trọng đến việc hoàn thiện công tác an ninh mạng, tăng thêm các địa điểm cần đặt máy camera quan sát để kịp thời phát hiện và xử lý ngay nếu xảy ra gian lận.

Về hệ thống ngân hàng lõi Core Banking: năm 2012, sau khi hợp nhất SCB đã triển khai sử dụng chương trình Corebanking mới để thay thế phần mềm Smartbank ngày càng trở nên lỗi thời và bộc lộ nhiều khuyết điểm. Corebanking Oracle Flexcube được triển khai thành công chứa được dung lượng dữ liệu lớn, tốc độ nhanh nhằm tạo tính ưu việt của sản phẩm, tối đa hóa khả năng quản trị hệ thống, mở rộng mạng lưới và từng bước hội nhập với trình độ phát triển của thế giới. Do đó, SCB cần nhanh chóng khắc phục những khó khăn ban đầu khi mới tiếp cận như tốc độ xử lý hay chất lượng của các báo cáo về mặt quản trị để có thể tiếp tục khai thác triệt để những tính năng vượt trội của hệ thống mới này, để nó thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác bán hàng, giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Về chất lượng dịch vụ ATM:hệ thống ATM của SCB thường xuyên gặp các lỗi như: nghẽn mạng, lỗi mạng, giao dịch không thành công nhưng tài khoản bị trừ tiền… SCB cần nâng cấp về mặt kỹ thuật cho hệ thống máy ATM bằng cách thay thế các máy cũ, sử dụng công nghệ có tốc độ đường truyền nhanh, tốt hơn nhằm tạo sự yên tâm, tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại SCB.

 Gia tăng tiện ích cho dịch vụ thẻ: nộp tiền tại máy ATM, thanh toán tự động được các hóa đơn như điện, nước, điện thoại…

 Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi miễn phí phí phát hành thẻ nhằm khuyến khích khách hàng mở tài khoản, mở thẻ ATM tại SCB.

 Bên cạnh đó, vào đầu năm 2013, SCB đã thí điểm thành công thẻ quốc tế Master Card dành cho cán bộ nhân viên, trong thời gian tới, chiếc thẻ quốc tế đầu tiên này cần nhanh chóng giới thiệu đến khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ tiện ích mới trong thanh toán hàng hóa, ứng tiền mặt, mua hàng qua mạng, hay có nhu cầu đi nước ngoài. Phát triển dịch vụ thẻ quốc tế sẽ góp phần gia tăng số lượng tài khoản thanh toán, và nguồn vốn tài khoản thanh toán.

 SCB cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị đối với dịch vụ POS nhằm gia tăng số lượng đơn vị chấp nhận thẻ mới, trong đó đặc biệt chú trọng đến những khách hàng như: đại lý vé máy bay, nhà hàng, khách sạn, những tiểu thương tại các trung tâm thương mại…Việc phát triển dịch vụ POS vừa giúp SCB gia tăng doanh thu phí dịch vụ, vừa giúp SCB gia tăng nguồn vốn không kỳ hạn do những đơn vị chấp nhận thẻ sẽ mở tài khoản thanh toán tại SCB nhằm nhận những khoản tiền do người mua hàng thanh toán.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN.PDF (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)