2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GB ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Giấy phép thành lập số 308/GP- UB ngày 26/06/1992 do Ủy ban TPHCM cấp. Đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Từ năm 1992 đến năm 2002:
Sau hơn 10 năm hoạt động, mức vốn điều lệ của NHTMCP Quế Đô chỉ đạt vỏn vẹn 10 tỷ đồng, đồng thời do khả năng quản lý điều hành yếu kém, không có quy trình quy chế hoạt động nghiệp vụ cụ thể, dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ trên 63 tỷ đồng, nợ quá hạn hơn 20 tỷ đồng, NHTMCP Quế Đô đứng trước bờ vực phá sản và phải chịu sự thanh tra, giám sát thường xuyên của NHNN.
Tuy nhiên, với sự quan tâm hỗ trợ của NHNN, một cuộc cải tổ toàn bộ ngân hàng đã được tiến hành, bắt đầu bằng việc tái cấu trúc hệ thống nhân sự với Hội đồng quản trị và Ban điều hành mới. Ngoài ra, chiến lược “tự rút ruột” đã được áp dụng, theo đó, ngân hàng sẽ tự lấy vốn điều lệ để bù đắp khoản lỗ, đầu tư vào công nghệ thông tin, cho ra đời hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới nhằm từng bước vực dậy ngân hàng.
Từ năm 2003 đến nay:
Năm 2003: đây là năm diễn ra bước ngoặc quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng, thể hiện bằng sự kiện ngày 08/04/2003, NHTMCP Quế Đô chính thức đổi tên thành NHTMCP Sài Gòn (SCB).
Năm 2003 cũng là năm đầu tiên chấm dứt chuỗi năm hoạt động không lãi của SCB sau hơn 10 năm thành lập, với mức lợi nhuận đạt 54 triệu đồng, tổng tài sản đạt 1.133 tỷ đồng, gấp 4,4 lần so với thời điểm cuối năm 2002.
Kể từ đó, với thương hiệu mới, SCB đã có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, tổng tài sản và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt, tính đến hết năm 2008, tổng tài sản của SCB đang tạm thời xếp thứ 4 trong toàn hệ thống với 38.598 tỷ đồng, đồng thời lợi nhuận trước thuế đạt 646 tỷ đồng, tăng gần 80% so với năm 2007.
Năm 2008 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện nổi bật không chỉ đưa thương hiệu SCB đến gần với công chúng hơn mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa tinh thần mà SCB mang đến cho xã hội thông qua những chương trình hành động vì cộng đồng. Điển hình là Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt do Ủy Ban Trung Ương Hội Các Nhà Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam trao tặng vào tháng 9/2008 và Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” nhận từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đặc biệt, với nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh, SCB còn vinh hạnh được nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500) lần 2 về lợi nhuận, tổng tài sản và số lao động. Có thể nói, sau nhiều năm nỗ lực, năm 2008 được xem là năm rất đáng tự hào đối với toàn thể cán bộ nhân viên SCB.
Tuy nhiên, đến Quý III năm 2011, trước những tiềm tàng về rủi ro thanh khoản quá lớn, Thống đốc NHNN đã chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp
nhất tự nguyện của 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng
TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012, bước tiên phong trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh của ba ngân hàng cũ, ngân hàng hợp nhất đã có những lợi thế nhất định về vốn điều lệ cũng như tổng tài sản, và trở thành một trong năm ngân hàng lớn nhất của Việt Nam. Cụ thể, với mức vốn điều lệ đạt 10.585 tỷ đồng, SCB đã vượt lên đứng thứ 4 toàn hệ thống (chỉ xếp sau Eximbank: 16.317 tỷ đồng, Sacombank: 14.224 tỷ đồng, và ACB: 13.948 tỷ đồng). Về tổng tài sản, SCB đã đạt 147.151 tỷ đồng, chỉ xếp sau
ngân hàng đứng đầu là ACB với 279.288 tỷ đồng, tiếp sau đó là Eximbank với 183.973 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6/2013, Ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất đã đi vào hoạt động hơn một năm, với sự nỗ lực và tinh thần đoàn kết của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên, SCB đã đạt được những tiến triển tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản và năng lực tài chính, mang lại một cái nhìn khả quan hơn về hình ảnh SCB sau hợp nhất, không những có thể tạo lập và củng cố niềm tin của các khách hàng mà còn giúp mang lại giá trị và lợi ích cao hơn đến với các cổ đông.
2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ tiền gửi cá nhân tại NHTMCP Sài Gòn:
Sản phẩm dịch vụ tiền gửi cá nhân tại NHTMCP Sài Gòn không chỉ đa dạng về hình thức, kỳ hạn mà còn mang những đặc trưng riêng nhằm hướng đến mọi đối tượng khách hàng.
Tiền gửi thanh toán:
- Khách hàng cá nhân có thể mở tài khoản tiền gửi thanh toán VND hay ngoại tệ (đối với khách hàng là người cư trú) tại SCB. Số dư duy trì tối thiểu trên tài khoản này đối với khách hàng cá nhân là 50.000VND hay 5 USD, số tiền này sẽ được hoàn trả cho khách hàng khi đóng tài khoản.
- Tiền gửi thanh toán được mở miễn phí cho tất cả các khách hàng, theo đó, ngay sau khi mở tài khoản, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán thông qua các phương tiện thanh toán do SCB cung cấp như: thu hộ, chuyển tiền, thanh toán séc…
- Ngoài ra, khách hàng còn có thể sử dụng tiện ích của dịch vụ E-Banking hay ATM để tra cứu số dư hay chuyển khoản từ tài khoản của mình.
Tiền gửi tiết kiệm:
- Hiện tại, ngoài VND, USD và EUR, SCB còn huy động các ngoại tệ khác như AUD, CAD và GBP, kỳ hạn từ 1 tuần đến 60 tháng với nhiều hình thức lĩnh lãi như: lĩnh lãi trước, lĩnh lãi định kỳ và cuối kỳ.
- Số dư tối thiểu khi mở tài khoản tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân là 500.000VND hay 20USD tương đương.
- Ngoài mức lãi suất luôn mang tính cạnh tranh, SCB còn tthường xuyên triển khai nhiều chương trình khuyến mãi nhằm tăng thêm sự hấp dẫn của các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm.
- Bên cạnh đó, SCB còn đưa ra các chính sách ưu đãi kèm theo như: chính sách dành cho khách hàng trên 40 tuổi, chính sách khách hàng VIP…
- Đồng thời, với nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, SCB đã thành công khi cho ra đời sản phẩm tiền gửi Online nhằm mang đến sự thuận tiện tối đa cho khách hàng. Theo đó, với sự hỗ trợ của dịch vụ Internet Banking, khách hàng có thể tự mở tài khoản 24/24 tại bất cứ nơi nào mà không cần đến với điểm giao dịch của SCB.
- Đặc biệt, gói sản phẩm liên kết với bảo hiểm Bancassurance với tên gọi Tích lũy Phúc An Khang đang được thí điểm với chính nhân viên SCB và dự định sẽ tung ra thị trường trong thời gian tới sẽ là lựa chọn tối ưu dành cho đối tượng khách hàng về hưu hay có thu nhập ổn định và nhu cầu tích lũy tiền nhàn rỗi để thực hiện các kế hoạch đầu tư trong tương lai.
Phát hành giấy tờ có giá:
- Nhằm tạo thêm tính phong phú cho các sản phẩm tiết kiệm, hàng năm SCB cũng phát hành giấy tờ có giá dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, không chỉ với VND mà còn đối với các loại ngoại tệ phổ biến như USD hay EUR.
- Đặc điểm của các chứng chỉ tiền gửi là không tự động tái ký khi đến hạn nên khách hàng cần ghi nhớ ngày đến hạn để tránh trường hợp chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn đối với những ngày trễ hạn.
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ tiền gửi cá nhân tại NHTMCP Sài Gòn: 2.2.1 Thực trạng phát triển dịch vụ tiền gửi cá nhân tại NHTMCP Sài Gòn: 2.2.1 Thực trạng phát triển dịch vụ tiền gửi cá nhân tại NHTMCP Sài Gòn:
Đơn vị tính: %/năm
Biểu đồ 2.1 Trần lãi suất huy động ngắn hạn do NHNN quy định từ tháng 09/2011 đến tháng 06/2013
(Nguồn: www.sbv.com.vn)
Năm 2011 đánh dấu bước thay đổi lớn của toàn hệ thống NHTM khi mà mức tăng trưởng về huy động và tổng phương tiện thanh toán đạt thấp nhất trong nhiều năm qua. Đây cũng chính là năm diễn ra nhiều cuộc chạy đua lãi suất kịch liệt không chỉ giữa các ngân hàng nhỏ, mà cả những ngân hàng quốc doanh cũng không thể đứng ngoài cuộc. Kết thúc năm tài chính 2011, mức tăng trưởng huy động của toàn ngành đã giảm gần 73% so với năm 2010, chỉ đạt mức khiêm tốn 9.89%, một con số khiến các nhà lãnh đạo đầu ngành không khỏi hoang mang về những chỉ số an toàn trong hoạt động đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa, và ba ngân hàng SCB, Việt Nam Tín Nghĩa hay Đệ Nhất trước khi hợp nhất lại là những cái tên đầu tiên được nhắc đến. Đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn và nhiều cảnh báo về những bất cập đang diễn ra trong nội bộ ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau, chỉ thị 02 đã được NHNN nhanh chóng ban hành vào ngày 07/09/2011 nhằm ngăn
14 13 12 11 9 8 7.5 7 0 2 4 6 8 10 12 14 16 28/09/2011 13/03/2012 04/11/2012 28/05/2012 06/11/2012 24/12/2012 26/03/2013 28/06/2013 TRẦN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG NGẮN HẠN
chặn những tình huống xấu hơn có thể xảy ra. Theo đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm túc mức lãi suất huy động bằng VND và USD, đồng thời kiên quyết xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm. Tiếp sau đó là hàng loạt các quy định về mức trần lãi suất được đưa ra nhằm đưa hệ thống ngân hàng thương mại trở về mức cân bằng, khởi đầu là mức 14%/năm vào đầu Quý III năm 2011, và sau tám lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong hai năm liền kề, đến ngày 28/06/2013, mức trần huy động đối với các kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng chỉ còn 7%/năm, giảm một nửa so với mức ban đầu.
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của SCB từ năm 2010 đến hết Quý 2/2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý
2/2013 Tiền gửi TT1 44,033 78,118 106,712 124,891 Tỷ trọng (%) 82.17 60.73 79.20 83.36 Mức tăng/giảm 34,085 28,594 18,179 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 77.41 36.60 17.04 Tiền gửi TT2 9,551 35,573 18,190 17,488 Tỷ trọng (%) 17.82 27.65 13.50 11.67 Mức tăng/giảm 26,022 (17,383) (702) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 272.45 (48.87) (3.86) Vay NHNN 0.89 14,944.00 9,836.00 7,450.00 Tỷ trọng 9%) 0.002 11.62 7.30 4.97 Mức tăng/giảm 14,943.11 -5,108 -2,386 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 1,679,001.12 (34.18) (24.26) TỔNG CỘNG 53,584.89 128,635.00 134,738.00 149,829.00
Là một trong những ngân hàng cùng tham gia quyết liệt vào cuộc chiến tranh giành thị phần, SCB cũng không ngừng đưa ra mức lãi suất cạnh tranh nhằm thu hút nguồn vốn huy động từ các ngân hàng bạn. Nếu xét về tổng nguồn vốn huy động vào cuối năm 2011, với mức 128.635 tỷ đồng, SCB đã vượt lên STB để đứng thứ
3/14 ngân hàng có trụ sở tại TPHCM, vị trí dẫn đầu vẫn là ACB với 219.675 tỷ đồng, bỏ khá xa vị trí thứ hai là EIB với 129.773 tỷ đồng.
Bảng 2.2 So sánh số dư huy động của các NHTMCP năm 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng STT Ngân hàng Số dƣ huy động 1 ACB 219,675 2 EIB 129,773 3 SCB 128,635 4 STB 111,513 5 PNB 59,328 6 EAB 48,151 7 HDB 39,684 8 ABB 36,262 9 OCB 21,150 10 NVB 18,998
Tuy nhiên, từ biểu đồ dưới đây ta có thể nhận thấy sự bất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB khi số dư huy động tăng lên chủ yếu đến từ hai kênh không mong đợi là thị trường liên ngân hàng và vay NHNN. Cụ thể, với 78.118 tỷ đồng, huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chỉ tăng 34.085 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 77% so với năm 2010, nhưng chỉ chiếm 60,73% tổng nguồn vốn huy động, trong khi thị trường 2 lại đạt mức tăng kỷ lục với 35.573 tỷ đồng, tăng đến 26.022 tỷ đồng, cao gần 4 lần so với năm liền kề trước, chiếm đến gần 28% số dư huy động toàn hàng. Đáng báo động là mức vay vốn từ NHNN đã đạt đến con số 14.944 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay và chiếm đến 11,62% tổng nguồn vốn.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thị trường của SCB từ năm 2010 đến hết Quý II/2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SCB từ năm 2010 đến hết Quý 2/2013)
Thực tế cho thấy, trong nửa đầu năm 2011, huy động của các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ liên tục tăng mạnh từ những mức lãi suất “vượt rào”. Thế nhưng, khi NHNN áp dụng các biện pháp đồng bộ liên quan đến trần lãi suất huy động, đồng thời thanh tra nghiêm ngặt việc tuân thủ các chỉ thị được ban hành đã khiến không ít các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng lao đao, bế tắc, dẫn đến áp lực về thanh khoản quá lớn buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng hay tìm sự hỗ trợ từ NHNN, và SCB là một trong số đó. Những tin đồn về rủi ro mất khả năng chi trả đã dần làm mất lòng tin nơi khách hàng gửi tiền, hàng loạt những món tiền gửi đến hạn hay chưa đến hạn đều được rút ào ạt.
Bước sang năm 2012, năm mà cái tên SCB hợp nhất được mọi người nhắc đến nhiều nhất, cả ba ngân hàng SCB, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất đã chứng minh quyết định tái cơ cấu là hoàn toàn đúng. Bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên cùng với sự dẫn dắt tài tình của Ban điều hành, SCB sau hợp nhất đã vượt qua một năm 2012 đầy cam go và thử thách với những con số rất đáng được ghi
- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý 2/2013
44,033 78,118 106,712 124,891 9,551 35,573 18,190 17,488 0.89 14,944 9,836 7,450 TT1 TT2 Vay NHNN
nhận. Theo đó, tổng nguồn vốn huy động đã đạt mức 134.738 tỷ đồng, tăng 6.103 tỷ đồng so với năm vừa qua. Chính vì thế, thanh khoản toàn hệ thống không những được duy trì mà ngày càng được cải thiện tốt hơn, đảm bảo khả năng chi trả đối với những món tiền gửi lớn.
Mặt khác, cơ cấu số dư theo thị trường cũng có những chuyển biến tích cực với mức huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 106.712 tỷ đồng, tăng 28.594 tỷ đồng, tương đương 36.6% so với năm 2011 và chiếm đến gần 80% trong tổng nguồn vốn huy động. Kết quả này có được là do trong năm 2012, SCB đã không ngừng triển khai các sản phẩm tiết kiệm với lợi ích vượt trội như “Gửi tiền nhận
lãi ngay”, “Tận hưởng mùa hè cùng SCB” hay “60 ngày vàng – Ngập tràn quà tặng”nhằm chiếm lại lòng tin của khách hàng, ngăn chặn tối đa việc rút tiền ồ ạt,
qua đó góp phần giữ vững thị phần và gia tăng nguồn vốn huy động cho toàn hàng. Ngoài ra, đây cũng là đòn bẩy giúp SCB lành mạnh hóa nguồn vốn huy động của mình theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn tái cấp vốn từ NHNN và vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm tiết giảm chi phí và gia tăng sự tự chủ về tài chính. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, số dư tái cấp vốn chỉ còn 9.836 tỷ đồng, giảm đến 5.108 tỷ đồng, tương đương khoảng 34% so với đầu năm. Hơn nữa, một tin đáng mừng là cũng trong năm này, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho SCB