Quyếtđịnh sản phẩm theo chu kì sống

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm sứ vệ sinh tại tổng công ty Viglacera (Trang 71)

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY.:

6.Quyếtđịnh sản phẩm theo chu kì sống

Chu kì sống được xác định cho từng loại sản phẩm thông qua việc nghiên cứu và đánh giá thị trường của riêng sản phẩm đó.Có thể nói sản phẩm sứ bán riêng lẻ từng cái hiện nay đang ở tình trạng bão hòa trên thị trường và những sản phẩm theo bộ đang được phát triển và trong thời kì tăng trưởng.Chính vì vậy công ty đã đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng những sản phẩm đồng bộ.

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH CỦA

TỔNG CÔNG TY VIGLACERA

I.Căn cứ xác định chiến lược sản phẩm.

1. Tình hìnhthị trường sứ vệ sinh trong nước.

Cung cầu về sản phẩm sứ vệ sinh ở Việt Nam biến động rõ nét qua các thời kì và nó gắn liền với sự biến động của thị trường bất động sản trong nước và tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới

Theo nghiên cứu của Hiệp hội gốm sứ Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2000-2005, sự tăng trưởng của thị trường vật liệu xây dựng trong nước ở mức đạt khoảng 10%/năm; đặc biệt 2 năm trở lại đây tức năm 2005 đến 2007, nhu cầu tiêu thụ của thị trường đã tăng lên mức 20%/năm.Trong năm 2007, sứ vệ sinh đã có những bước phát triển vượt bậc cả về mặt sản xuất lẫn thị trường tiêu thụ.Mức tiêu thụ sản phẩm trong năm đạt hơn 9 triệu sản phẩm sứ vệ sinh.

Với sự phát triển của nền kinh tế và sự kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO, thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ dừng lại ở nội địa mà được mở rộng tiêu thụ sang các thị trường thế giới.Sau thời gian sản xuất cầm chừng, ngành sứ xây dựng đã chuẩn bị về lực và sức để đưa ngành hội nhập.Qua khảo sát của Hiệp hội, hiện các doanh nghiệp trong ngành mở rộng quy mô sản xuất rất mạnh vào giai đoạn này.Ngoài thị trường trong nước, các sản phẩm ngành đã xuất vào một số thị trường trên thế giới.Hiện sản phẩm sứ vệ sinh Việt Nam đang được xuất vào thị

trường của 42 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan, Australia, Nga, Mỹ...

Chủ động được nguồn nguyên liệu là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất.Với đặc điểm ấy, hiện nay, các cơ sở sản xuất sứ vệ sinh đang tập trung tại các địa phương có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu như tại phía Bắc có Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên; tại phía Nam là tập trung tại Bình Dương, Đồng Nai và trong tương lai chuyển về một khu vực mới là Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong năm 2008, thị trường vật liệu xây dựng vẫm tiếp tục sôi động do nhu cầu trong nước tăng cao và hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu sản phẩm đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh.

Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây từ năm 2010 đến nay thì thị trường sứ vệ sinh đã có dấu hiệu trùng xuống thậm chí giải quyết hàng tồn kho đang là vấn đề rất nan giải của ngành.Mặt hàng sứ vệ sinh tồn đọng khoảng 1 triệu sản phẩm.Theo thống kê của Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, lượng sản phẩm bị tồn kho, không bán được ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng, vượt gấp 2 lần mức bình thường. Dự báo lượng tồn kho sẽ còn tăng...

Năm 2011 là một năm cực kỳ khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh Việt Nam. Năng lực sản xuất tăng không đáng kể, một số công ty sứ vệ sinh có đầu tư mới nâng công suất nhưng mới chỉ ở giai đoạn xây dựng. Mặc dù thị trường bất động sản ngưng trệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và tiêu thụ sứ xây dựng, tuy nhiên do còn nhiều công trình xây dựng đang trong giai đoạn hoàn thiện nên năm 2011 vẫn khai thác được trên 92% công suất.

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất là thiếu vốn hoạt động do lãi suất cho vay cao. Mặc dù Chính phủ có nhiều động thái nhằm giảm lãi suất từ trên 20% xuống còn 15% nhưng thực tế doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn. Bên cạnh đó thị trường bất động sản ngưng trệ kéo theo nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh, lượng hàng tồn kho nhiều, doanh nghiệp bị ứ đọng vốn phải giảm sản lượng hoặc ngừng sản xuất.

Một vấn đề nhức nhối của ngành sứ vệ sinh là tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại sứ từ Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng, khó kiểm soát và mặc dù Hiệp hội GSXD Việt Nam đã có nhiều hoạt động phối hợp với các cơ quan nhà nước như Tổng cục Hải quan, các Bộ ngành trong việc đưa ra các biện pháp ngăn chặn gian lận thương mại từ Trung Quốc, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp tốt để khắc phục vấn đề trên.

Ngoài những khó khăn trên, ngành sứ vệ sinh còn chịu nhiều tác động từ các chính sách của nhà nước có liên quan:

- Chính phủ chỉ đạo tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung đối với các công trình công;

- Tăng thuế tài nguyên đối với đất sét sản xuất gạch tới 15% - Nâng phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét.

Nhiều đơn vị đã dừng sản xuất từ đầu năm 2012, do sản phẩm tồn kho nhiều, sức mua của thị trường sụt giảm nghiêm trọng.Cả thị trường đô thị và nông thôn đều bị đình trệ, giá bán chỉ bằng mức giá của năm 2011, trong khi mọi chi phí đầu vào đều tăng.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm sứ vệ sinh tại tổng công ty Viglacera (Trang 71)