Nguồn lực vật chất và tài chính

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm sứ vệ sinh tại tổng công ty Viglacera (Trang 33)

2. Khái quát về chiến lược sản phẩm

1.2.1.2.Nguồn lực vật chất và tài chính

• Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường.

• Máy móc thiết bị và công nghệ

Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm.

Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.Ngược lại không một doanh nghiệp nào mà được coi là có khả năng cạnh tranh cao trong khi trong tay họ là cả một hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu.Ngày nay việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ có thể được thực hiện dễ dàng, tuy nhiên doanh

• Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng.Doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng cách trinh phục (hình thức mua bán, thanh toán, vận chuyển) hợp lý nhất.

1.2.2. Tổng hợp các yếu tố bên trong doanh nghiệp bằng ma trận IFE.

Mục tiêu của bảng tổng hợp kết quả phân tích đánh giá môi trường bên trong là để xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.Các thức thành lập bảng cũng khá giống với ma trận EFE.Sau đây là các bước thành lập:

Bảng 1.4: Bảng ma trận IFE

Các nhân tố bên trong Mức quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Chú thích việc phân loại Liệt kê các yếu tố bên ngoài

quan trọng tác động .

Tổng điểm 1

Bước 1: Liệt kê các nhân tố bên trong chủ yếu liên quan tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0 (tương ứng với không quan trọng) tới 1 (rất quan trọng).Sự phân loại này nhằm để cho ta thấy được tầm quan trọng tương ứng của các yếu tố đó với sự phát triển của doanh nghiệp.

Một lưu ý trong cách cho điểm đó là tổng mức ảnh hưởng này phải bằng 1.Đồng thời phải đưa ra lí giải tại sao cho rằng yếu tố đó có mức ảnh hưởng như vậy đối với sự phát triển .

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố tác động để thấy doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố đó như thế nào.Tiêu chí cho điểm có sự khác biệt với EFE đó là: 1 là điểm yếu tác động mạnh đến sự phát triển ; 2 là điểm yếu ít tác động tới sự phát triển ; 3 là điểm mạnh ít tác động tới sự phát triển; 4 là điểm mạnh tác động lớn đến sự phát triển.

Bước 4: Xác định số điểm quan trọng ở cột 4 bằng cách nhân số điểm ở mức ảnh hưởng của mỗi yếu tố (cột 2) với số điểm phân loại (cột 3).Cộng số điểm quan trọng ở cột 4 của mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng.Giá trị của tổng điểm quan trọng này sẽ nằm trong khoảng từ 1 đến 4.Trong đó:

 Giá trị xấp xỉ 1 có nghĩa là doanh nghiệp đang ở mức yếu trong việc tìm kiếm các chiến lược nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

 Giá trị xấp xỉ 2,5 có nghĩa doanh nghiệp đang ở mức trung bình trong việc tìm kiếm các chiến lược nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

 Giá trị xấp xỉ 4 có nghĩa là doanh nghiệp đang phát huy tốt trong việc tận dụng điểm mạnh và khai thác lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

2. Hình thành chiến lược sản phẩm.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm sứ vệ sinh tại tổng công ty Viglacera (Trang 33)