Sử dụng bài toán kĩ thuậttrong khâu kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển năng lực kỹ thuật cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 57)

c) Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học:

2.3.3.Sử dụng bài toán kĩ thuậttrong khâu kiểm tra, đánh giá

* Yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá về lý thuyết:

- Đo đạc và đánh giá được khả năng nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức, khả năng diễn đạt hiểu biết, số lượng và mức độ sai sót của người học. - Nội dung kiểm tra phải được xây dựng dựa trên mục tiêu và nội dung chương trình môn học, chú ý đến các mức độ vận dụng kiến thức – kĩ năng chứ không chỉ yêu cầu thuộc nội dung sách, tài liệu.

Ví dụ:

Trên cơ sở nhiệm vụ của trục cam, nguyên tắc hoạt động của động cơ bốn kì và cơ cấu phân phối khí, hãy phân tích tại sao không thể dùng đai truyền thông thường để dẫn động trục cam.

Nếu học sinh trả lời: Không dùng vì đai truyền bị trượt thì không thể cho điểm tối đa, mặc dù kết quả đúng. Chỉ có thể cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đầy đủ những nội dung sau:

- Theo nguyên tắc hoạt động của động cơ bốn kì (Tái hiện), các xu páp phải đóng mở đúng thời điểm.

- Theo cấu tạo của cơ cấu phân phối khí, xu páp được dẫn động từ trục cam, trục cam được dẫn động từ trục khuỷu (Tái hiện). Để xu páp đóng mở đúng thời điểm thì quan hệ động học giữa trục khuỷu – trục cam – xu páp phải đúng (Khái quát hóa). Có nghĩa quan hệ động học giữa trục khuỷu – trục cam cũng phải đúng (Suy luận).

- Thông thường trục cam được dẫn động từ trục khuỷu qua hệ thống bánh răng (Tái hiện) hoặc xích cam (Liên tưởng). Cấu tạo như vậy sẽ đảm bảo quan hệ động học giữa trục khuỷu với trục cam và tất nhiên sẽ đảm bảo quan hệ động học giữa trục khuỷu và xu páp (Suy luận)

- Dẫn động bằng đai truyền thông thường có thể sẽ dẫn tới (phán đoán) quan hệ động học giữa hai trục không đúng vì đai truyền thông thường dễ bị trượt (Suy luận).

- Như vậy không thể dùng đai truyền thông thường để dẫn động trục cam của cơ cấu phân phối khí.

* Yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá về thực hành:

-Đo đạc và đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết và kĩ năng thao tác vật chất và mức độ sai sót của người học.

-Nội dung kiểm tra phải được xây dựng dựa trên mục tiêu và nội dung chương trình môn học, chú ý đến các mức độ vận dụng kiến thức – kĩ năng .

Ví dụ: Sử dụng bài toán vềxử lý sự cố động cơ không khởi động được.

* Chuẩn bị:

- Động cơ còn hoạt động tốt nhưng được đánh “pan điện” hoặc “pan xăng”. - Dụng cụ để học sinh tháo lắp kiểm tra hệ thống khởi động, hệ thống đánh lửa, hệ thống nhiên liệu.

* Giao bài toán:

Đề nghị học sinh khởi động động cơ (sẽ không nổ máy) và tìm hỏng hóc, xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục nếu không khởi động được.

* Kiểm tra đánh giá:

- Kĩ năng khởi động động cơ.

Đánh giá kĩ năng khởi động động cơ qua các dấu hiệu sau:

+ Phương pháp khởi động: Sử dụng nút khởi động điện, nếu sau 5 lần động cơ không nổ phải chuyển sang phương pháp dùng cần khởi động (để bảo vệ ắc qui).

+ Khả năng “phán đoán khả năng khởi động” của động cơ: Khi dùng cả 2 cách khởi động mà động cơ vẫn không nổ thì phải tìm nguyên nhân, không nên cố khởi động sẽ làm mất thời gian và hao phí một phần nhiên liệu vô ích.

+ Kĩ năng kiểm tra sơ bộ: Khi động cơ không có dấu hiệu khởi động được phải tiến hành khiểm tra sơ bộ những yếu tố sau đây:

1. Kiểm tra xem bình xăng còn xăng không? 2. Khóa xăng có ở vị trí “ON” không?

3. Cánh bướm gió có ở đúng vị trí không? 4. Công tắc máy có ở vị trí mở không? 5. Cầu chỉ có bị đứt không?

- Kĩ năng chẩn đoán.

Việc chuẩn đoán nguyên nhân động cơ không nổ phải được thực hiện theo tuần tự sau đây:

+Trước tiên phải kiểm tra xem xăng có chảy xuống bộ chế hòa khí hay không? Nếu không phải kiểm tra ống dẫn xăng, khóa xăng, lọc xăng.

+ Nếu xăng xuống tốt thì ta kiểm tra sang hệ thống đánh lửa. Kiểm tra nắp buzi có chặt không? Nếu tốt ta kiểm tra buzi, thử tia cao áp. Nếu không có cao áp hoặc tia cao áp không đạt yêu cầu phải kiểm tra bô bin, dây cao áp hoặc bộ phát điện.

+Nếu cao áp tốt ta kiểm tra sang bộ lọc gió, các gic lơ của bộ chế hòa khí, kiểm tra miếng đệm giữa bộ chế hòa khí với cổ hút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp đặc biệt có thể kiểm tra ngay một chi tiết nào đó nếu nghi ngờ có “Pan” ở đó. Ví dụ: Trong lúc khởi động nghi ngờ Buzi không có tia lửa điện (Qua nghe tiếng xẹt lửa) thì có thể tháo Buzi kiểm tra điện cao áp trước.

- Kĩ năng sử dụng dụng cụ.

Việc sử dụng đúng dụng cụ không những mang lại hiệu quả cao trong quá trình tháo lắp, sửa chữa mà còn bảo bệ các chi tiết không bị hỏng hóc do sử dụng sai dụng cụ tháo lắp. Do đó kĩ năng sử dụng dụng cụ cũng là một tiêu chí để đánh giá, việc đánh giá dựa và các dấu hiệu như số lượng và chủng loại

dụng cụ phục vụ cho việc tháo lắp một chi tiết hay một hệ thống nào đó. Ví dụ khi muốn tháo Buzi để kiểm tra thì chỉ cần chuẩn bị một tuýp Buzi và tay công, ngoài ra không cần dụng cụ nào khác, nếu học sinh lấy thừa dụng cụ nào đó (sẽ không sử dụng đến) chứng tỏ học sinh đó không nhớ qui trình tháo lắp của Buzi, qua đó giáo viên có thể căn cứ để đánh gía.

- Kĩ năng tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa.

Để đánh giá kĩ năng tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa dựa vào các yếu tố sau đây:

+ Lựa chọn dụng cụ, sắp xếp dụng cụ (đúng, đủ, khoa học). + Thực hiện tháo lắp đúng qui trình, mức độ chuẩn của động tác.

+ Kĩ năng kiểm tra các chi tiết (đánh giá khả năng hoạt động của chi tiết đó).

+ Khả năng khoanh vùng hỏng hóc. Ví dụ tìm ra nguyên nhân là không có tia lửa điện ở Buzi nhưng có thể hỏng Bô bin, đứt hoặc lỏng dây cao áp, Buzi bị hỏng …

Kết luận chương II

Nghề phổ thông nói chung và nghề sửa chữa xe máy nói riêng có vai trò quan trọngtrong hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh trung học. Với đặc điểm kiến thức có tính trừu tượng, thao tác đòi hỏi tính chính xác cao, do đó đòi hỏi trong quá trình giảng dạy giáo viên phải dạy cho học sinh phươngpháp tư duy và qua đó nhằm phát triển NLKT.

Có nhiều biện pháp để phát triển NLKT cho học sinh trong quá trình dạy nghề sửa chữa xe máy, song đề tài chỉ đề cập đến 1 biện pháp đó là: Phát triển NLKT thông qua sử dụng BTKT. Tác giả đã tập trung nghiên cứu theo cách: Xây dựng và sử dụng BTKT trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Điều này giúp cho học sinh giải quyết mọi vấn đề một cách tự lực, tích cực. Qua đó học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động đồng thời phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động trong đó có NLKT.

Mỗi biện pháp đều có vai trò, cách thức riêng nhưng chúng vẫn có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Do đó khi sử dụng cần biết phối hợp chúng để tạo hiệu quả cao nhất. Hiện nay, quá trình dạy còn được sự hỗ trợ của máy tính và các phương tiện nghe nhìn hiện đại, trong khi sử dụng các biện pháp trên cũng cần khai thác sự hỗ trợ tích cực đó. Điều đó sẽ giúp cho việc phát triển NLKT cho học sinh được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề sửa chữa xe máy.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển năng lực kỹ thuật cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 57)