Sử dụng bài toán kĩ thuậttrong khâu nghiên cứu kiến thức mớ

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển năng lực kỹ thuật cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 52)

c) Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học:

2.3.1. Sử dụng bài toán kĩ thuậttrong khâu nghiên cứu kiến thức mớ

Căn cứ vào phương pháp và hình thức tổ chức dạy học kĩ thuật, có thể thiết lập quy trình sử dụng BTKT trong dạy học nghề sửa chữa xe máy gồm ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện trên lớp và giai đoạn rút kinh nghiệm.

*Giai đoạn chuẩn bị:

- Lựa chọn bài toán: Bài toán được lựa chọn có thể vẫn giữ nguyên nội dung hoặc điều chỉnh cho phù hợp. Khi lựa chọn bài toán cần chú ý:

+ Bài toán phải phù hợp với nội dung bài dạy, điều kiện sử dụng và trình độ của người học.

+Nên lựa chọn bài toán có nhiều cách giải, nhiều kết quả (phương án), có sử dụng bản vẽ, sơ đồ nhằm thúc đẩy sự phát triển các tính chất đặc thù và thành phần, cấu trúc của tư duy kĩ thuật.

- Phân tích nội dung bài toán nhằm: + Xác định mục đích bài toán.

+ Khai thác tối đa các yếu tố có thể xây dựng tình huống có vấn đề. Khi bài toán được phát biểu dưới dạng tình huống có vấn đề sẽ có tính hấp dẫn và

tác dụng kích thích hoạt động trí tuệ của người học.

+ Xác định loại bài toán theo đặc trưng lĩnh vực hoạt động kĩ thuật để chọn qui trình giải.

+ Xác định phạm vi kiến thức có liên quan đến việc giải bài toán.

+ Xác định các phương tiện cần thiết tối thiểu để hỗ trợ cho quá trình thực hiện như tranh vẽ, vật thật, mô hình…

- Biên soạn giáo án và chuẩn bị phương tiện hỗ trợ. Bằng kinh nghiệm của mình, khi tiến hành soạn giáo án, giáo viên sẽ dự đoán được khả năng và hiệu quả sử dụng bài toán trong giờ lên lớp.

*Giai đoạn thực hiện trên lớp:

- Đặt vấn đề: Thời điểm và cách đặt vấn đề có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng bài toán. Nếu giáo viên gợi ý, dẫn dắt để người học tham gia hoặc tự phát biểu vấn đề thì có thể nói vai trò phát triển tư duy người học của bài toán đã phát huy tác dụng ngay từ khi bài toán chưa xuất hiện.

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh giải bài toán: Khi tổ chức hướng dẫn cần chú ý những điểm sau:

+ Trong điều kiện có thể, nên sử dụng cách hướng dẫn tìm tòi và cũng nên bắt đầu từ mức cao. Sau đó tùy tình hình mà giáo viên hạ thấp yêu cầu tới mức thấp và cách hướng dẫn angorit.

+ Nếu bài toán thuộc loại mới thì giáo viên sử dụng cách hướng dẫn angorit để giúp học sinh nắm được qui trình giải bài toán đó.

+ Mọi sự gợi ý, can thiệp phải vừa mức và đúng lúc để tạo tâm thế cho học sinh luôn cố gắng, nỗ lực suy nghĩ từng bước giải quyết vấn đề.

+ Phải tổ chức - hướng dẫn sao cho huy động được cả lớp cùng tham gia giải quyết, tránh tình trạng chỉ tập trung vào một số học sinh khá, giỏi, có thể yêu cầu học sinh này đánh giá kết quả của học sinh kia, điều này không những buộc cả lớp phải tham gia mà còn tác dụng giúp học sinh rèn khả năng diễn đạt, phân tích, đánh giá vấn đề.

+ Khi sử dụng phương tiện hỗ trợ phải tuân theo các quy định của phương pháp trình bày trực quan.

+ Dù giáo án có được soạn kĩ lưỡng đến đâu thì trong quá trình tổ chức – hướng dẫn, giáo viên cũng phải vận dụng một cách linh hoạt, biến hóa, có kiến thức sâu rộng, nghệ thuật sư phạm và bản lĩnh cao.

- Khi kết thúc quá trình giải bài toán, giáo viên phải tổng kết, xử lí kết quả thành những kiến thức mới mà học sinh cần lĩnh hội. Mặt khác, ngoài việc nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ và có thể thưởng điểm cho học sinh, giáo viên cần giúp học sinh nắm được qui trình giải bài toán đó và sâu hơn nữa là nắm được phương pháp giải quyết các vấn đề kĩ thuật tương tự.

*Giai đoạn rút kinh nghiệm gồm: Đánh giá kết quả các công việc đã tiến hành, điều chỉnh sửa đổi nội dung bài toán và qui trình sử dụng nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển năng lực kỹ thuật cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w