c) Đánh giá hiệu quả sử dụng BTKT theođịnh hướng pháp phát triển NLKT cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy.
3.3.3. Đánh giá chung
Qua kết quả tổng hợp các ý kiến trao đổi và trả lời phiếu hỏi của các chuyên gia có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Trong dạy nghề sửa chữa xe máy, nếu sử dụng nhiều các BTKT có nội dung về hỏng hóc của xe máy sẽ tăng hứng thú học tập, phát triển tư duy kĩ thuật và hình thành năng lực hành nghề cho học sinh.
- Khoa học, công nghệ, kĩ thuật phát triển mạnh, sản phẩm kĩ thuật thay đổi liên tục dẫn đến các loại hỏng hóc của chúng cũng không ngừng thay đổi. Việc xây dựng và sử dụng các BTKT theo các cách đã trình bày là hướng đi đúng đắn và tích cực trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với xu thế thời đại, góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông nói chung và nghề sửa chữa xe máy nói riêng.
- Qua nhận định, đánh giá trên có thể thấy rằng đổi mới phương pháp dạy học nghề sửa chữa xe máy trong chương trình dạy nghề phổ thông theo biện pháp đã đề xuất nhằm phát triển NLKT cho học sinh là khả thi và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nghề sửa chữa xe máy cho học sinh phổ thông.
Kết luận chương III
Để kiểm nghiệm, đánh giá giả thuyết khoa học và các biện pháp phát triển NLKT cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại Trung tâm GDTX- HN huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, tác giả đã tiến hành bằng phương pháp chuyên gia
Kết quả kiểm nghiệm đã cho thấy hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng biện pháp nêu trên trong việc tạo nên sự hứng thú, tính tích cực, chủ động cho học sinh trong quá trình học tập. Biện pháp nêu ra thực sự có tác dụng tích cực tới sự phát triển NLKT cho học sinh.
Qua các kết quả thu được có thể thấy biện pháp của đề tài đã đề xuất là khả thi và mang lại kết quả tích cực trong việc phát triển NLKT cho học sinh và nâng cao chất lượngdạy nghề sửa chữa xe máy tại Trung tâm GDTX-HN huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.