Thực trạng về phát triển năng lực kĩ thuậttrong dạy nghềsửa chữa xe máy

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển năng lực kỹ thuật cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 25)

c) Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học:

1.4.3. Thực trạng về phát triển năng lực kĩ thuậttrong dạy nghềsửa chữa xe máy

năm 1998, đến nay nhiều nội dung đã lạc hậu so với công nghệ hiện hành, nhiều nội dung thực hành không có thiết bị cho học sinh thực tập, ví dụ như: Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa, các qui trình tháo lắp viết cho xe Simson, xe Babeta, xe Honda cup… do những thiết bị này đã quá cũ, quá lạc hậu. Mặt khác sách hoặc tài liệu tham khảo dành cho học sinh trong thư viện Trung tâm hầu như không có gây khó khăn cho việc tự nghiên cứu, tìm hiểu của học sinh.

1.4.3. Thực trạng về phát triển năng lực kĩ thuật trong dạy nghề sửa chữaxe máy xe máy

Giáo viên gặp khó khăn trong việc vận dụng lí luận và phương pháp dạy học kĩ thuật vào môn học; nhận thức của giáo viên về NLKT và các biện pháp hình thành, phát triển NLKT cho học sinh còn hạn chế. Hầu như giáo viên chưa chủ động xây dựng các tình huốn, các vấn đề để giao cho học sinh giải quyết. Có thể nói BTKT gần như chưa được sử dụng trong dạy nghề sửa chữa xe máy ở Trung tâm.

Giáo viên cũng còn lung túng và gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng; xác định và cụ thể hóa mục tiêu dạy học, các mức độ về kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, năng lực, thái độ. Việc thiết kế mục tiêu bài học chủ yếu là xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái

độ theo từng bài, chưa chú trọng đến việc xâu chuỗi được các kiến thức, kĩ năng, thái độ theo lôgic khoa học, thành hệ thống giúp học sinh đạt được một mức độ nào đó về NLKT.

Khó khăn trong việc tổ chức dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng nhất là các khái niệm khoa học và các kĩ năng nhận thức, kĩ năng vận dụng.

Khó khăn cả về lí luận và thực tiễn trong việc phát triển TDKT, tưởng tượng kỹ thuật, sáng tạo kỹ thuật,… hay nói chung là NLKT.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nghiên cứu về NLKT và việc hình thành, phát triển NLKT cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại Trung tâm GDTX – HN huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cần phải được quan tâm đầu tư nghiên cứu để đảm bảo dạy học theo định hướng phát triển NLKT cho học sinh.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống cơ sở lí luận, thực tiễn về NLKT và đề xuất các biện pháp hình thành, phát triển NLKT cho học sinh học nghề sửa chữa xe máy tại Trung tâm GDTX – HN là cần thiết.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc phát triển NLKT cho học sinh trong dạy học nghề sửa chữa xe máy ở các Trung tâm GDTX – HN nói chung và Trung tâm GDTX – HN huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nói riêng có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Nghề sửa chữa xe máy là một trong những nghề đòi hỏi người học phải có NLKT tốt để có thể hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như hoàn thành được các thao tác tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ cấu, hệ thống trong xe máy. Do vậy, để giúp học sinh học tốt nghề sửa chữa xe máy, phát triển NLKT thì trong quá trình dạy học cần phải có các biện pháp thích hợp.

2. Phát triển NLKT cho học sinh trong quá trình dạy học là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của dạy nghề phổ thông. Qua nghiên cứu lí luận về NLKT, các biện pháp phát triển NLKT cho học sinh có thể thấy một biện pháp hiệu quả là xây dựng và sử dụng BTKT trong dạy học nghề sửa chữa xe máy.

3. Với đặc điểm chương trình, nội dung, điều kiện dạy học và đặc điểm tâm sinh lí học sinh, biện pháp xây dựng và sử dụng BTKT nhằm góp phần phát triển NLKT cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy là có tính khả thi và hiệu quả.

4. Thực tế trong quá trình dạy nghề sửa chữa xe máy tại Trung tâm GDTX – HN huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, việc sử dụng BTKT hầu như còn chưa được quan tâm chú ý nhiều. Vì vậy nghiên cứu và thực hiện biện pháp xây dựng và sử dụng các BTKT nhằm phát triển NLKT cho học sinh trong quá trình dạy nghề sửa chữa xe máy là một việc cần thiết.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển năng lực kỹ thuật cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w