Sử dụng bài toán kĩ thuậttrong khâu củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển năng lực kỹ thuật cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 54)

c) Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học:

2.3.2. Sử dụng bài toán kĩ thuậttrong khâu củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức

rộng kiến thức

Qui trình sử dụng BTKT trong khâu củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức cũng tương tự như qui trình sử dụng bài toán trong khâu nghiên cứu kiến thức mới. Tuy nhiên do đặc điểm của bài toán, do mục đích, đặc điểm và điều kiện sử dụng có một số khác biệt nên trong qui trình sử dụng ở khâu này có một số điểm chú ý như sau:

- Trong các công việc của giai đoạn chuẩn bị, giáo viên cần dự kiến việc hướng dẫn học sinh tự lực giải quyết và phải chuẩn bị đáp số. Bởi vì thời gian dành cho việc củng cố, luyện tập ở trên lớp rất ngắn, thậm chí không có. - Trong giai đoạn thực hiện, nếu bài toán được giải quyết trọn vẹn trong tiết học thì các bước sử dụng tương tự như đối với bài toán nghiên cứu kiến thức mới, nếu bài toán được giao cho học sinh làm ở nhà thì giáo viên giao bài cuối tiết trước, chữa bài ở đầu tiết sau. Khi chữa bài, giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày kết quả, nhận xét, đánh giá, sửa chữa những sai sót và công bố đáp số.

Có thể tách giai đoạn thực hiện thành hai bước chính:

Bước 1: Giao bài toán và hướng dẫn cách giải: Gồm các việc

- Xác định thời điểm đặt vấn đề: Thường là cuối tiết học, người học đã được lĩnh hội kiến thức mà bài toán đề cập.

- Xác định nhiệm vụ, yêu cầu của bài toán, vùng kiến thức có liên quan cần sử dụng, khai thác: Kiến thức có thể gồm cả kiến thức có trong bài trước và kiến thức thực tiễn.

- Xác định loại của bài toán, lựa chọn qui trình giải. - Hướng dẫn cách trình bày, diễn đạt kết quả.

Bước 2: Nghiệm thu kết quả: Gồm các việc - Cho học sinh thông báo kết quả.

- Tổ chức – hướng dẫn phân tích, đánh giá, sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh kết quả, nhận xét kết quả của học sinh.

- Công bố kết quả chuẩn.

- Rút kinh nghiệm, phân tích phương pháp giải.

Ví dụ:

Bài toán: Với những kiến thức đã được học trong phần hệ thống bôi trơn động cơ xe máy, hãy giải thích tại sao động cơ xe máy hai kì phải dùng phương pháp bôi trơn pha dầu với xăng.

Bước 1: Giao bài toán và hướng dẫn cách giải: Bước này giáo viên thực hiện vào cuối tiết trước.

- Thời điểm đặt vấn đề: Cuối tiết, sau khi học sinh học xong nội dung phần hệ thông bôi trơn, giáo viên ra bài toán và yêu cầu học sinh giải quyết tự lực ở nhà.

- Xác định nhiệm vụ, yêu cầu của bài toán, vùng kiến thức có liên quan: + Nhiệm vụ của bài toán: Giải thích sự khác nhau về phương pháp bôi trơn của động cơ bốn kì và động cơ hai kì.

+ Vùng kiến thức có liên quan: Kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của động cơ (hai kì và bốn kì), kiến thức về hệ thống bôi trơn động cơ. - Xác định loại bài toán và lựa chọn qui trình giải.

Bài toán được xếp vào dạng phân tích kĩ thuật, qui trình giải gồm: Phân tích nhiệm vụ, đặc điểm của các phương pháp bôi trơn, giải thích tại sao động cơ hai kì lại không dùng phương pháp bôi trơn cưỡng bức mà lại dùng phương pháp pha dầu với xăng.

- Hướng dẫn cách trình bày, diễn đạt kết quả: Kết quả trình bày dưới dạng mệnh đề.

Bước 2: Nghiệm thu kết quả: Bước này giáo viên và người học cùng thực hiện trong thời gian kiểm tra bài cũ của tiết trước, gồm:

- Học sinh thông báo kết quả.

- Tổ chức hướng dẫn, phân tích, đánh giá những kết quả mà học sinh vừa công bố, hướng dẫn cả lớp sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh kết quả.

+ Phân tích sự giống và khác nhau của hai phương pháp bôi trơn trên. + Nghiên cứu đặc điểm bôi trơn của từng phương pháp.

+ Nghiên cứu khả năng áp dụng của từng phương pháp đối với từng loại động cơ (hai kì và bốn kì).

+ Từ các yếu tố trên lí giải tại sao động cơ hai kì lại dùng phương pháp pha dầu với xăng.

- Giáo viên công bố kết quả: Động cơ hai kì không dùng phương pháp bôi trơn cưỡng bức (đổ dầu vào các te) được do cấu tạo đặc biệt của động cơ hai kì (Các te chứa hòa khí, có các lỗ khoét trên xi lanh…) nên dầu sẽ bị thất thoát trong quá trình hoạt động. Vì vậy với động cơ hai kì người ta phải dùng phương pháp bôi trơn pha dầu với xăng.

- Giáo viên tổ chức rút kinh nghiệm, nhắc lại qui trình giải bài toán phân tích kĩ thuật.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển năng lực kỹ thuật cho học sinh trong dạy nghề sửa chữa xe máy tại trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w