Phân tích tác động dịch vụ Logisticss đến hoạt động của Công ty

Một phần của tài liệu Tác động của dịch vụ Logistics đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10.10 (Trang 40)

2.2.1.Tác động của dịch vụ Logisticss đến doanh thu Công ty

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 giai đoạn 2011-6/2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2014

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 (T6/2014)/2013

(+/-) % (+/-) % (+/-) %

Doanh thu BH & CCDV 340,132 325,564 414,574 427,648 53,432 15.6% 49,010 12.4% 43,074 9.69% Các khoản giảm trừ 12,432 8,564 4,786 2,563 -3,868 -31.1% (3,778) -44.1% -2,223 -46.45% Doanh thu thuần BH và CCDV 329,700 387,000 439,788 485,085 57,300 17.4% 52,788 13.6% 45,297 10.30% Giá vốn hàng bán 205,279 257,117 288,973 315,305 51,837 25.3% 31,857 12.4% 26,332 9.11% Lợi nhuận gộp 124,421 129,883 150,815 169,780 5,463 4.4% 20,932 16.1% 18,965 12.57% Doanh thu từ hoạt động tài chính 11,564 15,675 18,764 12,564 4,111 35.5% 3,089 19.7% -6,200 -33.04% Chi phí tài chính 6,314 7,896 8,740 6,785 1,582 25.1% 844 10.7% -1,955 -22.37% Chi phí bán hàng 67,546 69,463 71,675 65,786 1,917 2.8% 2,212 3.2% -5,889 -8.22% Chi phí quản lý doanh nghiệp 14,278 18,794 20,421 23,674 4,516 31.6% 1,627 8.7% 3,253 15.93% Lợi nhuận Thuần từ hoạt động kinh doanh 47,847 49,405 68,743 86,099 1,559 3.3% 19,338 39.1% 17,356 25.25% Thu nhập khác 2,986 4,590 4,897 1,675 1,604 53.7% 307 6.7% -3,222 -65.80% Chi phí khác 3,658 2,675 3,956 5,674 -983 -26.9% 1,281 47.9% 1,718 43.43% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 47,175 51,320 69,684 78,750 4,146 8.8% 18,364 35.8% 9,066 13.01% Chi phí thuế TNDN hiện hành 11,794 12,830 17,421 19,687.44 1,036 8.8% 4,591 35.8% 2,266 13.01% Lợi nhuận sau thuế 35,381 38,490 52,263 59,062 3,109 8.8% 13,773 35.8% 6,799 13.01%

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trên 18,73% lợi nhuận gộp năm 2013 tăng trên 22,84%, tương ứng tăng gần 16.659 tỷ đồng. Ta thấy tốc độ tăng lợi nhuận gộp cao hơn tốc độ tăng doanh thu trên 4%. Điều này chỉ ra rằng năm 2013 so với năm 2012 Công ty đã tiết kiệm được giá vốn hàng bán là trên 3.028 triệu . Sở dĩ, giá vốn giảm so với năm 2012 là do giá nguyên liệu đầu vào ổn định và có xu hướng giảm, trong khi giá bán ra vẫn giữa được ổn định, mặt khác Công ty tung ra thị trường một số mặt hàng mới dùng trong lĩnh vực y tế, phòng chống dịch, vacxin, chế phẩm sinh học những loại dệt kim này hàm chứa giá trị công nghệ cao nên cũng góp phần làm giảm tỷ lệ tăng giá vốn so với doanh thu.

Với số liệu doanh thu tính toán, giai đoạn 2011-6/2014, doanh thu của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 tăng lên năm 2011 là 10,3% trong đó dịch vụ Logistics đã góp phần tăng doanh thu lên 3,2%.

Doanh thu năm 2012 tăng lên 18,73% so với năm 2011, trong đó dịch vụ Logistics đã góp phần làm tăng doanh thu lên 4,3%.

Doanh thu năm 2013 tăng lên 22,84% so với năm 2012, trong đó dịch vụ Logistics là tăng doanh thu lên 5,1%.

Sở dĩ dịch vụ Logistics đã làm doanh thu của Công ty tăng lên trong giai đoạn 2011-6/2014 từ 3,2%-5,1% là do giai đoạn này, Công ty đã thực hiện thúc đây việc bán hàng, các công tác liên quan đến dịch vụ Logistics cua Công ty như: Xử lý đơn hàng, chuyển hàng đến đại lý và công tác thu tiền của khách hàng được chú trọng quan tâm đúng mức. Do Dịch vụ Logistics đã thúc đẩy doanh thu tăng lên từ 18-22% và trong đó dịch vụ Logistics đóng góp tăng trưởng hơn 5% giai đoạn này.

Với doanh thu tăng qua các năm giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 là do hoạt động Logistics đầu ra của công ty giai đoạn này được thực hiện tốt. năm 2011, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, kinh tế thế giới bước vào thời kỳ

khủng hoảng. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong nghành dệt may nói riêng đứng trước một thử thách vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản.

Đứng trước nguy cơ và thách thức, Ban giám đốc công ty Dệt 10/10 đã không ngừng mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ với khách hàng và đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm mới, có giá cả hợp lý với thu nhập của người tiêu dùng.

Trong giai đoạn này, công ty cũng thự hiện các hoạt động Logistics đầu ra như: Vận chuyển hàng hóa nhanh nhất đến tận nơi của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhanh nhất, thực hiện các hoạt động như khuyến mại, quảng cáo và quan hệ công chúng nhằm thúc đẩy doanh thu.

Các thị trường tại các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Miền trung và Miền Nam được công ty đầu tư nâng cấp các kho lưu trữ hàng hóa nhằm thuận tiện cho công tác vận chuyển hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng.

Các Đại lý lớn của công ty được công hỗ trợ chi phí vận tải nếu các đại lý này bán hàng cho công ty với số lượng lớn và cần tổ chức các chương trình để hỗ trợ hoạt động bán hàng cho công ty.

Với các hoạt động Logistics đầu ra được đẩy mạnh nên doanh thu bán hàng của công ty giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 được đẩy mạnh đặc biệt là giai đoạn này, hoạt động Logistics đầu ra đã thúc đẩy doanh thu của Công ty tăng lên bình quân 5,1%.

Với những phương thức phát triển Logistics trên nên công ty đã vượt qua khó khăn và đang dần ổn định và phát triển.

2.2.2.Tác động của dịch vụ Logisticss đến chi phí

Tác động của logistic đến chi phí của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 như sau: Chi phí tài chính giảm so với năm 2012 là 187 triệu tương ứng với số

tương đối là 2,66 % so sánh với tốc độ tăng doanh thu thì đã giảm được 21,39% và tiết kiệm được 1.500 triệu, chi phí bán hàng tăng 1.801 triệu tương ứng với số tương đối 7,05% giảm so với tốc độ tăng doanh thu là 11,68% và tiết kiệm được 2.997 triệu

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 so với năm 2012 tăng 10.744 triệu số tương đối tăng là 57,48% tăng so với tốc độ tăng doanh thu là 38,75% số tuyệt đối là 7.242. Chính sách bán hàng của Công ty là lấy chất lượng sản phẩm làm nền tảng, quảng cáo có trọng tâm và hiệu quả, tổ chức các cuộc hội thảo có sự kết hợp với các chi cục may mặc của các tỉnh nên hiệu quả rất cao, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng không ngừng gia tăng các khách hàng thân thiết, trung thành với Công ty và đầu tư nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới có hàm chứa công nghệ cao, tạo lợi thế của người dẫn đầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ chất lượng, mẫu mã bao bì, phong cách phục vụ nên đã giảm đáng kể chi phí quảng cáo, tiếp thị. Việc sử dụng vốn tự có tập trung, nhập khẩu khi giá nguyên liệu và tỷ giá ngoại tệ còn thấp Công ty đã luôn chủ động được nguyên liệu phục vụ sản xuất, kết hợp với các khoản vay thời hạn ngắn điều tiết kịp thời với nhu cầu vốn lưu động, ngoài ra cuối năm 2013 lãi suất tiền vay được điều chỉnh thấp hơn so với năm 2012 nên chi phí lãi vay không tăng thậm chí còn giảm được 187 triệu.

Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng trở nên dè dặt hơn trong hoạt động chi tiêu, điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp trong đó có công ty Cổ phần Dệt 10/10 phải tính toán và cẩn thận với những quyết định kinh doanh của mình đặc biệt là các hoạt động liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh.

và các sản phẩm may mặc.

Để sản xuất kinh doanh hiệu quả, công ty phải tiến hành các hoạt động khac nhau trong đó hoạt động như: Mua nguyên vật liệu, Lưu kho hàng hóa và nguyên vật liệu, hoạt động cung ứng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, hoạt động phân phối hàng hóa, các hoạt động này thường chiếm khoảng 25% chi phí trong tổng chi phí hoạt động của công ty, và đây cũng là chi phí cho hoạt động Logistics.

Trong thời gian từ 2011 đến tháng 6 năm 2014, nhằm cẳt giảm chi phí không cần thiết, từ đó hạ giá thành sản phẩm từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty đã thực hiện và tổ chưc lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với mục tiêu này, công ty đã thực hiện lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu có uy tín và có có giá thành rẻ, tổ chức lại kho bãi, quá trình cung cấp nguyên vật liệu và hoạt động vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Do nhà cung cấp được lựa chọn tốt, công tác cung cấp nguyên vật liệu dùng cho sản xuất hợp lý và vận chuyển hàng hóa nhanh đến tay người tiêu dùng, nên hàng hóa tồn kho tương đối hợp lý, tiết kiệm được thời gian giao hàng, chi phí bán hàng và chi phí lưu kho giảm.

Ngoài ra, do tổ chức được hoạt động cung cấp nguyên vật liệu hợp lý nên công ty đã cắt giảm được các chi phí dùng cho sản xuất không cần thiết như chi phí gián đoạn máy thi công, chi phí hao mòn máy móc do đó chi phí sản xuất kinh doanh cũng giảm đáng kể.

Giai đoạn 2011- tháng 6 năm 2014, do làm tốt công tác Logistics trong quá đầu vào, đầu ra, và trong quá trình sản xuất, nên chi phí sản xuất kinh doanh của công ty giảm được trung bình 4,3%.

Logistics của Công ty đã tác động đến giá thành và lợi nhuận được thể hiện như sau

Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 25.512 tỷ đồng tăng trên 4.302 tỷ đồng tương ứng tăng 20,28% so với năm 2012. Kết quả này cho thấy tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế lớn hơn tốc độ tăng doanh thu có nghĩa là doanh nghiệp đã giảm được tổng chi phí năm 2013 so với năm 2012. - Lợi nhuận sau thuế: Năm 2013 là năm cuối cùng Công ty được hưởng ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp mới thành lập được giảm 50% Thuế TNDN ngoài ra năm 2013 còn được giảm 30% trên số thuế phải nộp. Do đó năm 2013 Công ty phải nộp thuế TNDN tương ứng 2.232 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2013 là 23.279 triệu tăng 4.127 triệu so với năm 2012 tương ứng 21,54%, so với tốc độ tăng doanh thu tăng 2,81% số tuyệt đối tăng 538 triệu.

Do công ty làm tốt Logistics đầu vào, trong quá trình sản xuất và Logistics đầu ra mà giai đoạn 2011-6/2014, doanh thu của công ty đã tăng lên hơn 10%, trong đó hoạt động Logistics góp phần làm tăng 5,1%.

Các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cũng giảm trung bình 4,3% từ đó lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này đã tăng lên.

Lợi nhuận sau thuế tính đến tháng 6 năm 2014, lợi nhuận của công ty tăng lên 5% nhờ hoạt động Logistics.

2.2.4. Tác động của dịch vụ Logisticss đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn2.2.4.1. Cơ cấu vốn của Công ty 2.2.4.1. Cơ cấu vốn của Công ty 2.2.4.1. Cơ cấu vốn của Công ty

Cơ cấu nguồn vốn cho ta biết nguồn huy động vốn và tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng giá trị vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Bảng số liệu 2.1 dưới đây thể hiện cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Dệt 10/10

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dệt 10/10

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A Nợ phải trả 21.868 58,64 38.482 63,13 51.743 66,30 I Nợ ngắn hạn 21.868 100,00 38.482 100,00 51.743 100,00 1 Vay ngắn hạn 9.189 42,02 16.340 42,46 24.350 47,06 2 Phải trả người bán 10.229 46,78 17.678 45,94 25.412 49,11 3 Người mua trả tiền trước 1.262 5,77 38 0,10 701 1,35 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 436 1,99 819 2,13 692 1,34 5 Phải trả nội bộ 711 3,25 585 1,52 563 1,09 6 Các khoản phải trả phải nộp khác 41 0,19 3.022 7,85 25 0,05

B Nguồn vốn chủ sở hữu 15.424 41,36 22.473 36,87 26.304 33,70

I Vốn chủ sở hữu 15.424 21.924 25.879

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 14.000 20.000 20.000 2 Quỹ đầu tư phát triển 1.649 2.350 3 Quỹ dự phòng tài chính 275 274 4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.424 0 3.255

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 549 425

Quỹ khen thưởng phúc lợi 549 425

Tổng nguồn vốn 37.292 100,00 60.955 100,00 78.047 100,00

Nguồn: Trích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Dệt 10/10

Nhìn vào bảng số liệu 2.2 ta thấy vốn của Công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn luôn nhỏ hơn tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn qua các năm 2011-2013. Cụ thể năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn là 58,64% trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn chỉ có 41,36%. Năm 2012 tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn tăng lên đến 63,13%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn giảm xuống còn 36,87%. Năm 2013 tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn tiếp tục tăng lên đến 66,30%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn giảm xuống chỉ còn 33,7%.

Tổng vốn của Công ty tăng liên tục qua các năm từ 37.292 Tỷ đồng năm 2011 tăng lên đến 60.955 Tỷ đồng năm 2012 và 78.047 Tỷ đồng năm 2013. Tổng vốn tăng là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng.

21.924 Tỷ đồng và năm 2013 tăng lên đến 25.879 Tỷ đồng. Bên cạnh đó. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu không nhanh bằng tốc độ tăng của tổng vốn nên làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm liên tục giảm qua các năm từ 41,36% năm 2011 giảm xuống còn 35,97% năm 2012 và còn 33,16% năm 2013. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn là thước đo phản ánh tỷ suất tự tài trợ của Công ty. Vì vậy, tỷ suất tự tài trợ của Công ty càng giảm tức là hệ số đòn cân nợ tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Và do đó, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn ngày càng tăng lên.

Có thể nhận thấy rằng, nguồn vốn từ các khoản nợ phải trả của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn. Trong đó nợ phải trả người bán là chủ yếu chiếm tỷ trọng 46,78%; 45,94%; 49,11% trong tổng số nợ phải trả năm 2011, 2012, 2013. Sở dĩ tỷ trọng nợ phải trả người bán của Công ty chiếm tỷ trọng cao qua các năm là do Công ty nhập khẩu hàng Sản xuất các sản phẩm về Dệt may từ Đài Loan và được nhà cung cấp rất ưu đãi cho trả chậm 90 ngày sau khi Công ty nhận được hàng. Bên cạnh nợ phải trả người bán, vay ngắn hạn của Công ty cũng chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm 2011, 2012, 2013. Cụ thể năm 2011 là 9.189 Tỷ đồng, năm 2012 là 16.340 Tỷ đồng và năm 2013 là 24.350 Tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trong tổng nợ phải trả của Công ty lần lượt là: 42,02%; 42,46%; 47,06%. Tỷ trọng vay ngắn hạn năm 2013 tăng đột biến lên đến 47,06% là do trong năm Công ty đã tăng hạn mức vay vốn tại các ngân hàng. Một phần vốn vay được sử dụng vào việc mua hàng Sản xuất các sản phẩm về Dệt may, tăng dự trữ kho, một phần Công ty sử dụng để hỗ trợ cho vay lại đối với các Công ty con và Chi nhánh trực thuộc. Năm 2013 có sự gia tăng đột biến về các khoản nợ phải trả, tăng

Một phần của tài liệu Tác động của dịch vụ Logistics đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10.10 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w