Tổ chức Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công

Một phần của tài liệu Tác động của dịch vụ Logistics đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10.10 (Trang 34)

Nguồn: Phòng kỹ thuật

2.1.1.5. Tổ chức Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10Công ty Cổ phần Dệt 10/10 Công ty Cổ phần Dệt 10/10

Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh dệt may, bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Bộ máy quản lý của Công ty xác định rõ chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban và các phân xưởng, đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc. Chức năng nhiệm vụ của tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua sơ đồ 2.2.

Tổ chức bộ máy của Công Cổ phần Dệt 10/10 được thể hiện trong sơ đồ 2.2 dưới đây: TP PX Dệt BTP Tẩy nhuộmPX BTP Vải mộc Vải trắng PX Cắt may

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 CÁC PHÂN XƯỞNG SX PX Dệt 1 PX Dệt 2 PX Văng sấy 1 PX Văng sấy 2 PX Văng sấy 3 PX Cắt 1 PX Cắt 2 PX May 1 PX May 2 PX Đóng kiện HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

P.T.G.Đ GIA CÔNG P.T.G.Đ KINH TẾ PHÒNG KD PHÒNG KT - TC P.T.G.Đ KỸ THUẬT PHÒNG TC - BV PHÒNG XDCB PHÒNG KCS PHÒNG KT - CĐ PHÒNG KHSX P.T.G.Đ SẢN XUẤT PHÒNG HC - YT CÁC CỬA HÀNG GIỚI THIỆU SP

TẠI MIỀN BẮC VÀ VPĐD TẠI TPHCM

Các phòng ban có chức năng riêng biệt của mình và đều trực thuộc sự quản lí của giám đốc và các phó giám đốc.

Đứng đầu bộ máy quản lý là Đại hội Đại biểu cổ đông, bao gồm tất cả các cổ đông, là cơ quan cao nhất, có quyền thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết các vấn đề mang tính định hướng phát triển của Công ty. Đại hội Đại biểu cổ đông được triệu tập ít nhất mỗi năm một lần.

Chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao trước Đại hội Đại biểu cổ đông là Ban kiểm soát, có chức năng giám sát Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc trong quản lý và điều hành Công ty; thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm …

Thực hiện quản lý Công ty, chịu trách nhiệm trước các cổ đông trong việc điều hành mọi mặt hoạt động là Hội đồng Quản trị.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân của Công ty có nhiệm vụ: lập chính sách chất lượng, cung cấp nguồn lực để duy trì hệ thống chất lượng, kiểm soát hệ thống chất lượng, chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về chất lượng, phân công trách nhiệm cho các đơn vị công tác…

Giúp việc cho Tổng Giám đốc là bốn Phó Tổng Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực theo sự phân công của Tổng Giám đốc, đồng thời là cán bộ tham mưu trong việc xây dựng các kế hoạch SX kinh doanh cho Tổng Giám đốc. Cụ thể:

Phó Tổng Giám đốc sản xuất được Tổng Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo thực hiện kế hoạch SX hàng ngày; phụ trách công tác xây dựng tác nghiệp, công tác điều độ sản xuất; đôn đốc việc cung ứng vật tư, quản lý LĐ trực tiếp SX, đảm bảo tiến độ sản xuất …

Phó Tổng Giám đốc Kinh tế được Tổng Giám đốc uỷ quyền phụ trách công tác tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng kế hoạch, chính sách tiêu thụ, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; tổ chức công tác bán hàng tại Công ty và các chi nhánh khác; theo dõi, đôn đốc việc thu hồi nợ; theo dõi khâu kiểm kê, tính toán định mức tiêu hao vật tư, xây dựng giá thành sản phẩm …

Phó Tổng Giám đốc Gia công được Tổng Giám đốc uỷ quyền phụ trách công tác gia công sản phẩm; kiểm tra kỹ thuật trong quá trình gia công, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu và thực hiện chế thử sản phẩm …

Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật được Tổng Giám đốc uỷ quyền phụ trách khu vực SX cơ bản, bảo vệ an ninh …

Dưới sự điều hành của Ban giám đốc là các phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất bao gồm:

Phòng Kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch SX, quản lý toàn bộ hệ thông vật tư, cấp phát, sử dụng vật tư …; xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng mới, đầu tư công nghệ để không ngừng mở rộng phát triển sản xuất, tiếp nhận các yêu cầu đặt hàng của đối tác trong nước cũng như nước ngoài; thực hiện việc tính toán và phân phối tới các bộ phận để thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Phòng Hành chính – Y tế làm công tác tiếp nhận sao lưu, gửi công văn, đơn tiếp khách, hội họp; tổ chức quản lý nhà ăn ca cho công nhân, tổ chức khám chữa bệnh cho công nhân viên trong Công ty.

Phòng kinh doanh có chức năng xây dựng kế hoạch tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, ký kết các hợp đồng mua, bán hàng hoá, tiêu thụ …; theo dõi, kiểm tra các cửa hàng tiêu thụ để kịp thời cung ứng sản phẩm và thu tiền bán hàng, tổ chức công tác bốc dỡ trong nội bộ Công ty, quản lý kho hàng, bảo quản vật tư, hàng hoá …Ngoài ra, Phòng Kinh doanh trong Công ty còn chịu trách nhiệm quản lý một Văn phòng đại

diện trong Thành phố Hồ Chí Minh và các Cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngoài Hà Nội.

Phòng Kế toán – Tài chính (Phòng Tài Vụ) có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của Công ty, tình hình SX và tiêu thụ sản phẩm; tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn, quá trình luân chuyển vốn; tính giá thành sản phẩm; chi trả lương cho người lao động; lập Báo cáo tài chính; quyết toán Thuế …

Phòng Xây dựng cơ bản có chức năng quản lý tài sản, máy móc, thiết bị của Công ty; nâng cấp hoặc thay thế máy móc, thiết bị; tham gia giám sát các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản, sửa chữa cải tạo nhà xưởng trong Công ty.

Phòng Tổ chức - Bảo vệ có chức năng tổ chức và quản lý nhân sự, tuyển chọn, đề bạt và sử dụng lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người LĐ, lập kế hoạch lao động và tiền lương, quản lý việc bảo vệ an ninh trong Công ty và các xí nghiệp …

Phòng Kỹ thuật – Cơ điện có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ quy trình kỹ thuật, SX, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho; xây dựng chương trình kỹ thuật toàn bộ hàng năm, xây dựng, bổ sung hoàn thiện các định mức tiêu hao vật tư; nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường làm việc trong phân xưởng; tổ chức bộ phận chế thử không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phòng KCS bao gồm toàn bộ nhân viên quản lý, thợ bậc cao chuyên đi kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công đoạn sản xuất (Ví dụ: Ở phân xưởng văng sấy có nhân viên bám theo ca kiểm tra chất lượng vải tuyn thành phẩm trên máy, xác định từng mẻ vải tuyn sấy, nhuộm); nghiên cứu, soạn thảo văn bản liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng ISO để ban hành trong Công ty.

Ngoài các phòng ban có nhiệm vụ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, để tổ chức sản xuất được tốt, Công ty chia ra thành 10 phân xưởng

có nhiệm vụ chịu trách nhiệm theo từng công đoạn SX. Các phân xưởng được tổ chức theo một dây chuyền khép kín, gồm: 2 phân xưởng dệt, 3 phân xưởng văng sấy, 2 phân xưởng cắt, 2 phân xưởng may và 1 phân xưởng đóng kiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng chỉ bố trí nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thu thập kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ yêu cầu quản lý phân xưởng, lập các báo cáo phân xưởng và chuyển chứng từ về phòng Tài vụ của Công ty để xử lý và tiến hành ghi sổ kế toán.

Tổ chức quản lý tốt hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu. Quản lý công văn giấy tờ sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện lưu trữ và bảo mật các tài liệu. Hỗ trợ về mặt pháp lý cho các phòng ban trong việc soạn thảo các hợp đồng mua bán. Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý trước khi đóng dấu chứng từ hoá đơn mua bán vật tư của phòng tài vụ quản lý. Phòng hành chính có 2 đơn vị trực thuộc là phòng bảo vệ và phòng y tế.

Phòng tổ chức hành chính, phòng y tế và phòng bảo vệ chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc tổ chức hành chính.

Một phần của tài liệu Tác động của dịch vụ Logistics đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10.10 (Trang 34)