Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dịch vụ sau mua tới ý định mua (buying intention) của khách hàng đối với mặt hàng máy vi tính xách tay (Trang 30)

2.1. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

Theo Saunders và một số nhà nghiên cứu khác (2000) thì phương pháp lấy mẫu có thể được chia thành hai loại:

Chọn mẫu ngẫu nhiên hay còn được gọi là chọn mẫu xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Theo Hair cùng với một số nhà nghiên cứu khác (2003), phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đảm bảo tốt cho tính đại diện của mẫu đối với tổng thể. Phương pháp chọn mẫu này gồm có phương pháp chọn mẫu đơn giản, hệ thống, cả khối, phân tầng và chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên hay còn được gọi là chọn mẫu phi xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Theo Samuel cùng một số nhà nghiên cứu khác (2003), các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên phổ biến bao gồm chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phán đoán và chọn mẫu định ngạch.

Theo Hair và một số nhà nghiên cứu khác (2003) phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho phép nhà nghiên cứu có thể hoàn thành một số lượng lớn các cuộc phỏng vấn một cách nhanh chóng và hiệu quả với chi phí có hạn. Tuy nhiên, phương pháp này lại không thể hiện tính đại diện trên tổng thể của mẫu.

Theo Cooper and Schindler (2003), phương pháp chọn mẫu hạn ngạch thể hiện được sự đại diện tỉ lệ phân tầng của tổng thể. Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó có thể dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Chính vì lợi thế này mà phương pháp chọn mẫu hạn ngạch được chọn để thực hiện lấy mẫu cho bài nghiên cứu này.

2.2. Mẫu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những sinh viên đang theo học ở các trường đại học tại Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát 500 sinh viên tại năm trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đó là các trường: đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học lao động xã hội, đại học khoa học tự nhiên, đại học điện lực và đại học Hà Nội

Vì mục đích của bài nghiên cứu này là đi tìm hiểu ảnh hưởng của dịch vụ sau mua đối với dự định tiêu dùng máy tính xách tay của sinh viên nên đối tượng thực hiện bản khảo sát sẽ là những sinh viên hiện tại chưa sở hữu máy tính xách tay.

Như đã được đề cập ở trên, mẫu được chọn bằng phương pháp lấy mẫu hạn ngạch hay còn được gọi là phương pháp lấy mẫu định mức. Như vậy, mẫu được chọn với các thuộc tính kiểm soát sau: giới tính và hiện là sinh viên năm mấy.

Đơn vị mẫu Các trường đại học trên địa bàn Hà Nội

Độ rộng 5 trường đại học: đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học lao động xã hội, đại học khoa học tự nhiên, đại học điện lực và đại học Hà Nội.

Thời gian thực hiện:

Bảng 1: mẫu nghiên cứu 3. Bảng hỏi

Bảng câu hỏi này gồm ba phần chính. Phần đầu chỉ gồm một số câu hỏi manh tính dẫn dắt vào vấn đề cần khảo sát. Phần thứ hai cũng là phần chính của bản khảo sát, phần này bao gồm các câu hỏi nhằm đánh giá nhận thức tính hữu dụng, nhận thức tính dễ dàng sử dụng, niềm tin, thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, nhận thức rủi ro đối với dịch vụ sau mua và dự định hành vi mua đối với máy tính xách tay của sinh viên. Phần cuối cùng của bảng câu hỏi khảo sát là những thông tin cá nhân của người được khảo sát (của sinh viên). Những thông tin này bao gồm tuổi, giới tính, thu nhập.

Trong bảng câu hỏi khảo sát, có hai loại thang đo được sử dụng để đánh giá các biến cần khảo sát trong bài nghiên cứu đó là thang đo định danh và thang đo Likert 5 điểm đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các nội dung được đề nghị, được trình bày trong bảng hỏi.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dịch vụ sau mua tới ý định mua (buying intention) của khách hàng đối với mặt hàng máy vi tính xách tay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w