Ngân hàng phát triển Châ uÁ (ADB)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập môn tài chính tiền tệ (Trang 79)

- TDQT là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và kiếm lời thơng qua lãi suất tiền vay TDQT là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể thuộc nhiều quốc gia khác nhau trong quá trình huy động và sử

3.Ngân hàng phát triển Châ uÁ (ADB)

*. Mục tiêu hoạt động

- Tăng trưởng kinh tế và bền vững - Phát triển tồn diện về xã hội

- Quản lý thể chế và chính sách cĩ hiệu quả

- Nâng cao vai trị của khu vực tư nhân trong phát triển - Hợp tác và hội nhập vùng

- Bền vững về mơi trường

* Các hoạt động của Ngân hàng phát triển Châu Á • Hoạt động cho vay :

- Theo tính chất nguồn vốn vay, các khoản vay của ADB được chia làm hai loại: + Cho vay ưu đãi từ nguồn vốn đặc biệt

+ Cho vay theo lãi suất thị trường từ nguồn vốn thơng thường

- Căn cứ vào tiêu chí thu nhập và khả năng trả nợ, các nước hội viên vay vốn của Ngân hàng phát triển Châu Á được phân thành các nhĩm từ A đến C để xác định hình thức vay vốn, trong đĩ:

+ Nhĩm A: gồm các nước chỉ vay từ nguồn vốn đặc biệt

+ Nhĩm B1: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn vốn đặc biệt và một phần từ nguồn vốn thơng thường.

+ Nhĩm B2: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn vốn thơng thường và một phần từ nguồn vốn đặc biệt.

+ Nhĩm C: gồm các nước chỉ vay từ nguồn vốn thơng thường.

- Các phương thức cho vay chính của Ngân hàng phát triển Châu Á gồm: Khoản vay dự án, khoản vay chương trình, khoản vay theo ngành, hạn mức tín dụng.

• Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật: Ngồi các khoản vay cho dự án, chương trình, Ngân hàng phát triển Châu Á cịn tài trợ cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật bằng nguồn vốn khơng hồn lại để giúp các nước hội viên chuẩn bị khoản vay, tăng cường năng lực, thể chế, xây dựng chiến lược phát triển. • Hoạt động khu vực tư nhân: bao gồm đầu tư cổ phần, cho vay trực tiếp để hỗ trợ khu vực tư

nhân phát triển và tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước hội viên.

• Hoạt động đồng tài trợ và bảo lãnh: Ngân hàng phát triển Châu Á phối hợp với các nhà tài trợ khác trong các chương trình, dự án, xây dựng chiến lược phát triển và bảo lãnh cho các khoản vay khu vực cơng cộng hay tư nhân của các nước hội viên.

Câu 61: Anh (Chị) hãy trình bày khái niệm, nội dung cán cân thanh tốn quốc tế? Anh (Chị) hãy nêu biện pháp cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế?

1. Khái niệm: Cán cân thanh tốn quốc tế là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nước ngồi với các khoản tiền trả cho nước ngồi của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. 2. Nội dung cán cân thanh tốn quốc tế

Nội dung của cán cân thanh tốn quốc tế bao gồm những khoản mục sau đây:

• Khoản mục hàng hố: phản ánh tổng giá trị hàng hố xuất và nhập của một nước, mối tương quan giữa tổng thu và tổng chi của khoản mục này hình thành cán cân thương mại. Khoản mục hàng hố là khoản mục đĩng vai trị quan trọng nhất trong cán cân thanh tốn quốc tế.

• Khoản mục dịch vụ: phản ánh tồn bộ số thu và chi đối ngoại của một quốc gia về các dịch vụ đã cung ứng và được cung ứng, chẳng hạn như dịch vụ vận tải, bảo hiểm, bưu điện, ngân hàng… Các nghiệp vụ trên đây phản ánh những nghiệp vụ cĩ tính chất hai chiều đối với nước ngồi.

• Khoản mục giao dịch đơn phương: phản ánh những nghiệp vụ xuất nhập hàng hố, dịch vụ hay tiền vốn khơng cần cĩ sự bù đắp, bồi hồn. Chẳng hạn các khoản thu chi dưới hình thức viện trợ khơng hồn lại, các khoản giúp đỡ nhân đạo, từ thiện, chuyển ngân kiều hối… Tổng các khoản thu và chi của các khoản mục trên gọi là “cán cân thanh tốn vãng lai”.

• Khoản mục về vốn: phản ánh các trao đổi đối ngoại cĩ liên quan đến sự vận động của vốn ngắn hạn cũng như vốn dài hạn giữa một nước với nước ngồi. Thơng thường sự vận động của vốn dài hạn hay biểu hiện thơng qua hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp với nước ngồi. Cịn sự vận động của vốn ngắn hạn dưới hình thức chuyển dịch vốn để kiếm chênh lệch về lãi suất hoặc để đầu cơ trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

• Khoản mục dự trữ quốc tế: bao gồm sự vận động của vàng, ngoại tệ tại quỹ và ngoại tệ gửi ở nước ngồi. Sự vận động của các khoản mục dự trữ quốc tế của một nước trong thời kỳ nhất định là kết quả tổng hợp của các nghiệp vụ thuộc cán cân thanh tốn vãng lai cũng như các nghiệp vụ về vốn. Mức chênh lệch cĩ thể được coi như là số thặng dư hay thiếu hụt trên cán cân thanh tốn của một nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập môn tài chính tiền tệ (Trang 79)