chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tiên Lữ
4.1.2.1 Đặc điểm chung của hộ chăn nuôi lợn thịt
Theo số liệu điều tra cho thấy, đa số các chủ hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đang ở độ tuổi trung niên, với thời gian tham gia chăn nuôi trên dưới mười năm nên cũng có một số kinh nghiệm nhất định trong sản xuất và kinh doanh chăn nuôi lợn thịt. Ngoài ra, có một số chủ hộ chăn nuôi còn khá trẻ ở tầm tuổi 30, đã cơ bản nắm bắt được kiến thức về chăn nuôi, nhất là công tác thú y nên mạnh dạn phát triển chăn nuôi ở quy mô vừa và lớn, có thiết kế chuồng trại khá hiện đại và chuyên việt; điều đó, chứng tỏ lĩnh vực sản xuất chăn nuôi lợn hiện nay ở huyện Tiên Lữ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung cũng khá hấp dẫn những người trẻ tuổi. Trong tổng số 72 hộ điều tra thì có hơn 94% số chủ hộ có trình độ học vấn cấp III, không có ai có trình độ cấp I. Phần lớn các hộ có bình quân 3,71 khẩu/hộ, trong đó có bình quân 2,14 lao động/hộ nên có đủ lao động để tổ chức sản xuất, riêng đối với các hộ chăn nuôi có quy mô lớn thì phải thuê thêm 1 đến 2 lao động để phụ việc chăn nuôi.
Nhìn chung, kinh tế các hộ gia đình ở các xã điều tra nói riêng, cũng như trong toàn huyện Tiên Lữ nói chung thu nhập trong những năm gần đây tương đối khá. Qua điều tra, khảo sát cho thấy chăn nuôi lợn đã đóng góp phần lớn vào kinh tế hộ gia đình, hơn 65% số hộ đánh giá chăn nuôi lợn rất quan trọng, 25% số hộ đánh giá là quan trọng và chỉ có 9,72% số hộ đánh giá không quan trọng. Những hộ không quan trọng thường là chăn nuôi với quy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 mô nhỏ và thu nhập chính của hộ không phải từ nông nghiệp mà từ buôn bán hoặc có lương.
Bảng 4.4 Thông tin chung về hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô điều tra
Diễn giải ĐVT QMN Theo quy mô QMV QML chung Tính
1. Tổng số hộđiều tra hộ 32 29 11 72 2. Giới tính - Nam % 90,62 100,00 100,00 95,83 - Nữ % 9,38 - - 4,17 3. Tuổi bình quân chủ hộ tuổi 49,28 48,07 44,73 48,1 4. Trình độ văn hóa - Cấp 2 % 6,25 6,9 - 5,56 - Cấp 3 % 93,75 93,1 100,00 94,44
5. Số nhân khẩu/hộ người 3,59 3,55 4,45 3,71
6. Số lao động/hộ người 2,12 2,17 2,09 2,14 - Số người được tập huấn về chăn nuôi lợn người 0,62 0,62 0,91 0,67 7. Đóng góp của chăn nuôi lợn trong tổng thu nhập % hộ - Rất quan trọng % 75 51,72 72,73 65,28 - Quan trọng % 18,75 31,03 27,27 25 - Không quan trọng % 6,25 17,24 0 9,72
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014
Các hộ chăn nuôi ở huyện Tiên Lữ hiện nay đang có xu hướng quan tâm đầu tư nhiều hơn cho sản xuất chăn nuôi lợn, đặc biệt là đối với lợn thịt. Bởi lĩnh vực chăn nuôi lợn đã góp phần khá quan trọng vào việc phát triển kinh tế hộ ở các địa phương trong huyện. Nhưng vì đây là sản phẩm nông nghiệp nên đang gặp khá nhiều khó khăn như: thị trường tiêu thụ chưa ổn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63
định; giá cả đầu vào, đầu ra bấp bênh; nhất là rủi ro về dịch bệnh,… đã làm
ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý, hoạt động sản xuất của các hộ chăn nuôi.
Bảng 4.5 Tài sản của hộ phục vụ chăn nuôi lợn thịt
(Tính bình quân/hộđiều tra)
Diễn giải ĐVT QMN Theo quy mô QMV QML chung Tính
1. Tổng diện tích chăn nuôi
lợn m2 40,83 60,14 122,91 61,15
2. Số ngăn chuồng ngăn 4,38 5,07 11,09 5,68
3. Trang thiết bị phục vụ chăn nuôi
- Máy bơm nước Cái 1,04 1,31 1,82 1,27
- Bóng điện Cái 2,72 3,24 5,45 3,35
- Vòi uống nước Cái 1,53 2,69 10,45 3,36
- Quạt Cái 2,38 3,17 7,18 3,43
4. Xử lý chất thải 0,00
- Biogas % 59,38 79,31 100 73,61
- Ủ phân cho trồng trọt % 37,5 17,24 0 23,61
- Cho cá % 3,12 3,45 0 2,78
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014
Qua bảng 4.5 cho ta thấy được tình hình đầu tư vào trang thiết bị phục vụ sản xuất chăn nuôi lợn thịt hiện nay đã hiện đại hơn so với những năm trước đây. Đối với, hộ chăn nuôi quy mô lớn diện tích chuồng trại bình quân là 122,91 m2, các hộ chứa có kho chứa riêng. Hiện nay, các hộ này đang có xu hướng mở rộng chuồng trại thêm và áp dụng công nghệ mới như xây theo hướng khép kín hoặc có hệ thống điện, quạt gió và nước hiện đại. Số ngăn chuồng bình quân mỗi hộ là 5,68 ngăn. Trong đó, hộ chăn nuôi quy mô lớn có hơn 11 ngăn và số lượng lợn luôn đủ trong các ngăn chuồng ở các mức tuổi khác nhau. Nhóm quy mô nhỏ tuy có bình quân 4,38 ngăn/hộ nhưng không phải hộ nào cũng nuôi hết các ngăn sẵn có của hộ, nhiều hộ chỉ nuôi 2 đến 3 ngăn còn 1 ngăn để trống. Hiện nay, các hộ đã đầu tư quạt điện để phục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 vụ sản xuất chăn nuôi vào mùa hè. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi quy mô lớn và một số hộ chăn nuôi quy mô vừa lắp hệ thống quạt gió và hệ thống tưới nước tự động trên mái chuồng nhằm giảm nhiệt độ vào thời điểm nắng nóng. Đối với các hộ chăn nuôi lợn đã xây dựng chuồng kín nhiều, nhằm hạn chế dịch bệnh cho lợn. Chất thải chăn nuôi lợn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra dịch bệnh và lây lan dịch bệnh từ con này sang con khác trong hộ chăn nuôi, có thể còn xảy ra từ hộ chăn nuôi này sang hộ khác qua đường xử lý chất thải. Xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi có quy mô khác nhau thì có cách xử lý khác nhau như: đối với xử lý chất thải bằng hầm Bioga thì hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chỉ chiếm hơn 59% số hộ, hộ chăn nuôi quy mô vừa có trên 79%, còn hộ chăn nuôi lớn là 100%.
4.1.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ
Hiện nay, trên địa bàn huyện Tiên Lữ các hộ đã cơ bản chuyển sang chuyên môn hóa trong chăn nuôi lợn, gần như không còn hộ chăn nuôi 1 đến 2 con để tận dụng thức ăn thừa trong gia đình. Có hai hình thức chăn nuôi chủ yếu ở huyện Tiên Lữ là hình thức chăn nuôi lợn nái kết hợp nuôi lợn thịt chiếm hơn 80% và chăn nuôi chuyên lợn thịt chỉ chiếm khoảng 20%.
Bảng 4.6 Thông tin về chăn nuôi lợn của hộ
Chỉ tiêu ĐVT Theo quy mô Tính
chung QMN QMV QML Số lợn nái/hộ con 2,01 2,97 6,46 3,08 Số lợn thịt/năm con 31,64 78,96 210,88 78,08 BQ số lợn thịt/lứa con 8,84 22,69 61,84 22,51 Diện tích BQ chuồng/con m2 4,62 2,65 1,99 3,42
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014
Theo kết quả điều tra cho thấy, hiện nay, đa số các hộ chăn nuôi lợn ở huyện Tiên Lữ đã nuôi nái kết hợp sử dụng dùng ngay con giống để nuôi lợn thịt nhằm mục đích chủ động được nguồn giống, chất lượng nguồn giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
đảm bảo hơn, tránh được tình trạng mua lợn giống ở bên ngoài về dễ bị lây
lan dịch bệnh. Đó là biện pháp trước mắt để phòng, chống dịch bệnh lây qua con giống khá hiệu quả của các hộ chăn nuôi ở đây. Qua bảng trên ta thấy được số lượng lợn nái bình quân mỗi hộ chăn nuôi ở đây là 3,08 con/hộ, trong đó, hộ chăn nuôi quy mô lớn có nhiều nhất trong 3 nhóm là 6,46 con/hộ, hộ quy mô nhỏ có bình quân 2,01 con/hộ. Tổng số lợn thịt chăn nuôi bình quân trong 1 năm của hộ quy mô nhỏ là 31,64 con, của hộ chăn nuôi quy mô lớn là 210,88 con. Mật độ lợn ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn và ảnh hưởng đến sự lây lan dịch bệnh giữa các con lợn trong 1 ngăn chuồng càng cao nếu mật độ càng nhỏ. Theo kết quả điều tra hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có diện tích chuồng bình quân là 4,62 m2/con, lớn hơn nhiều so với hộ chăn nuôi quy mô lớn, chính vì vậy các hộ chăn nuôi quy mô lớn thường xuyên theo dõi đàn lợn của mình hơn, khi có hiện tượng 1 con bị bệnh họ sẽ chữa ngay, nếu bệnh dễ lây lan thì họ tách ra chuồng khác để chữa.
4.1.2.3 Thực trạng rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tiên Lữ
Đặc thù sản xuất nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng có chu kỳ sản xuất kéo dài, đối tượng sản xuất là cơ thể sống cho nên rất dễ gặp rủi ro khi có bất kỳ tác động nào, như: thiếu kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh, khí hậu, thời tiết bất lợi… Do đó, người nông dân liên tục phải đối mặt với hết rủi ro này đến rủi ro khác, cứ hết dịch bệnh này lại xuất hiện dịch bệnh khác phát sinh. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn bất ổn và chịu nhiều yếu tố ngoại cảnh. Sản xuất luôn bất định làm cho người sản xuất không kiểm soát cũng như quản lý được như các lĩnh vực phi nông nghiệp khác. Từ đó dẫn đến việc lựa chọn và quyết định sản xuất để tránh rủi ro và giảm thiệt hại đến mức tối thiểu là tính toán khách quan, khó thực hiện. Vì vậy, người dân luôn bị động trong việc ra quyết định sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi là một loại rủi ro do thiên nhiên gây ra. Dịch, bệnh là rủi ro có tính chất thảm hoạ, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất, nó có thể gây mất trắng thậm chí phá sản khiến người chăn nuôi dễ rơi vào tình trạng thất bại.
Trong 3 năm trở lại đây trên địa bàn huyện Tiên Lữ không xảy ra dịch bệnh lớn đối với sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Tuy nhiên, ở các hộ chăn nuôi từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn vẫn xuất hiện một số bệnh thông thường và hiện tượng một số bệnh nguy hiển nhưng ở mức nhỏ, chẳng hạn đối với bệnh tai xanh, lở mồm, long móng,… vẫn xảy ra, nhưng chỉ là hiện tượng lẻ tẻ và phạm vi hẹp, chưa phát thành dịch và đại dịch. Như vậy, điều đó chứng tỏ chính quyền các cấp cũng như các hộ chăn nuôi đã cơ bản làm khá tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đồng thời có các biện pháp kiểm soát dịch, bệnh trên đàn lợn tốt hơn. Đặc biệt, đối với các hộ chăn nuôi nếu trước và sau khi phát hiện có hiện tượng bệnh xảy ra ở những địa phương và hộ chăn nuôi lân cận, xung quanh thì đã tích cực theo dõi, chủ động phòng chống dịch bệnh cho lợn bằng cách tiêm phòng các loại vacxin, kết hợp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi và không cho người khác đến thăm khu chuồng, trại.
Qua kết quả điều tra tại bảng 4.7 cho thấy, các hộ chăn nuôi quy mô lớn thường có số con mắc bệnh lớn nhất (gần 50 con/năm), nhưng tỷ lệ số con bị bệnh so với tổng đàn nuôi lại nhỏ nhất. Hộ quy mô vừa có số con bị bệnh nhỏ nhất (chỉ hơn 15 con/năm). Như vậy, ta thấy được cách quản lý của hộ quy mô nhỏ là yếu nhất (có số con bị bệnh là 23,24con/năm). Các hộ quy mô lớn tuy có biện pháp quản lý tốt, phòng, chống dịch bệnh tốt, nhưng vì số lượng chăn nuôi lớn, trong khi hiện nay điều kiện thời tiết có nhiều bất lợi, môi trường ngày càng ô nhiễm,… nên không trách khỏi xảy ra hiện tượng lẻ tẻ lợn bị mắc bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 Đối với các bệnh thường gặp, như: bệnh tiêu chảy là bệnh xảy ra thường xuyên, nhất là đối với lợn con trong giai đoạn từ 7 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi. Qua điều tra cho thấy có hơn 58% số lần/năm có lợn mắc bệnh tiêu chảy, trong đó hộ chăn nuôi quy mô vừa bị nhiều nhất (chiếm 68,97% số lần/năm) vì những hộ này chủ yếu là nuôi kết hợp nái - thịt nên số lượng lợn con đẻ ra thường mắc nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó các hộ chăn nuôi quy mô lớn có lượng lợn nái nhiều hơn nhưng vì cách quản lý và phòng, chống bệnh tốt hơn nên số lần lợn bị bệnh tiêu chảy ít hơn.
Bảng 4.7 Một số loại bệnh thường gặp và tần suất mắc bệnh ở lợn thịt
Chỉ tiêu ĐVT Theo quy mô Tính
chung
QMN QMV QML
1. Số con bị bệnh Con/năm 23,24 15,36 49,97 22,51 Tỷ lệ lợn mắc bệnh % con 73,46 19,45 23,70 28,83
2. Tỷ lệ các bệnh
- Hội chứng tiêu chảy % số lần 53,13 68,97 45,45 58,33 - Viêm phổi % số lần 9,38 6,90 18,18 9,72 - Sốt % số lần 12,50 13,79 - 11,11 - Lở mồm, long móng % số lần 3,13 - - 1,39 - Tai xanh % số lần 15,63 3,45 18,18 11,11 - Tụ huyết trùng % số lần 6,25 3,45 18,18 6,94 - Phó thương hàn % số lần 6,25 3,45 - 4,17 - Một số bệnh khác % số lần 6,25 6,90 9,09 6,94
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014
Đối với các bệnh lớn, như: bệnh tai xanh vẫn đang là bệnh gây nhiều
thiệt hại cho hộ chăn nuôi nhất, tần suất có hơn 11% số lần trong năm qua lợn bị mắc bệnh tai xanh. Hầu như các hộ ở đây chưa nắm rõ cách phòng và chữa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 những bệnh lớn cho lợn nên vẫn để xảy ra tình trạng lây lan nhanh trong đàn, gây ra thiệt hại lớn cho hộ khi lợn bị mắc bệnh lớn.
4.1.2.4 Quản lý rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi lợn thịt
a. Quản lý giống
Qua điều tra cho thấy, các hộ chăn nuôi lợn thịt đều mua lợn giống từ
nhiều nguồn khác nhau, như: tự sản xuất, mua của Trại giống, mua của hộ chăn nuôi khác, mua từ thương lái,... nhưng thực tế cho thấy thì nguồn giống do hộ tự sản xuất khả năng mắc bệnh ở lợn thấp hơn. Bởi trực tiếp hộ đã chủ động phòng bệnh cho lợn giống của mình và nắm rõ về đặc tính của lợn, hơn nữa lợn không bị lạ nước, lạ thức ăn tránh được bệnh tiêu chảy ở lợn.
Bảng 4.8 Nguồn cung cấp giống của các hộ chăn nuôi lợn thịt
Chỉ tiêu ĐVT Theo quy mô Tính
chung
QMN QMV QML
* Tổng số con
giống năm 2013 Con/hộ/năm 32,64 80,96 215,88 51,16
- Tự sản xuất % 84,95 77,02 72,04 78,33
- Mua của hộ chăn
nuôi khác % 11,15 17,55 19,07 15,76
- Mua của trại
giống % 0,94 0,40 2,49 1,20
- Mua của thương
lái % 2,96 5,03 6,40 4,71
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014
Qua bảng trên cho thấy, các hộ chăn nuôi lợn thịt chủ yếu sử dụng nguồn con giống do tự hộ sản xuất chiếm hơn 78%, trong đó hộ quy mô nhỏ có hơn 84% số lợn giống tự hộ sản xuất được trong tổng bình quân 32,64 con/hộ/năm. Ngoài lợn giống tự sản xuất thì các hộ mua từ các hộ chăn nuôi khác chiếm 15,76%. Nguyên nhân do các Trại giống ở đây đang còn ít và giá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 lợn giống cao nên các hộ ít sử dụng (chỉ chiếm 1,2%). Đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn mua giống từ các Trại giống lợn và hộ chăn nuôi lớn khác nên