Thực trạng chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 39)

2.2.1.1 Thực trạng chăn nuôi lợn trên thế giới

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con... Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm. (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam – Viện cây lương thực và thực phẩm)

Trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu thịt lợn trên thế giới có xu hướng gia tăng, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9 gây ra.

Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm đứng số một là Trung Quốc (451,1 triệu con), thứ 2 là Hoa Kỳ (67,1 triệu con), thứ ba Brazin (37,0 triệu), Việt Nam đứng thứ 4 (27,6 triệu con) và thứ năm là Đức (26,8 triệu con).

Các cường quốc về sản lượng thịt lợn: thứ nhất là Trung Quốc 49,8 triệu tấn, thứ hai Hoa Kỳ 10,4 triệu tấn, thứ ba Đức 5,2 triệu tấn, thứ tư Brazin 4,29 triệu tấn, thứ năm Tây Ban Nha 3,29 triệu tấn, thứ 6 Việt Nam 2,55 triệu tấn.

Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 - Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao

- Chăn nuôi trang trại bán thâm canh

- Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.

Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính. Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc, gia cầm tại phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng suất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.

2.2.1.2 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Chăn nuôi lợn là một ngành nghề truyền thống có từ lâu đời của nước ta, mặc dù số lượng đầu lợn năm 2011 đến 2013 giảm từ 22910,3 nghìn con xuống còn 22269,2 nghìn con, nhưng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn tăng qua các năm, năm 2011 đạt 3098,8 nghìn tấn và đến năm 2013 số lượng đã là 3217,9 nghìn tấn(Tổng cục thống kê năm 2014). Với tốc độ tăng như vậy hàng năm đã cung cấp phần lớn lượng thịt tiêu dùng cũng như xuất khẩu.

Trong vài năm trở lại đây dịch cúm gia cầm liên tục xuất hiện gây hoang mang lo sợ cho người tiêu dùng chính vì thế mà lượng thịt lợn tiêu thụ ngày một tăng.

Tăng trưởng về sản lượng sản phẩm chăn nuôi luôn cao hơn so với tăng trưởng về đầu con. Điều này phản ánh trình độ chăn nuôi ngày càng cải thiện, các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng, giống mới năng suất cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 được phổ biến. Và xu hướng chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp, công nghệ cao đang được quan tâm, trong khi đó chăn nuôi nông hộ giảm dần.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi hiện nay vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải giải quyết triệt để trong thời gian tới như chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ, phân tán mang tính tận dụng còn chiếm tỷ lệ cao. Giá thành các sản phẩm chăn nuôi cao, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước, nhất là cho xuất khẩu.

Bên cạnh đó, còn nhiều dịch bệnh chưa được kiểm soát, làm giảm hiệu quả sản xuất và tính bền vững của ngành chăn nuôi. Quản lý chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp, hiệu lực chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)