Thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 41)

Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2011, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trong các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ cuối năm 2010 đến tháng 2/2011 và một số đợt rét đậm bất thường sau đó cho đến cuối tháng 3/2011 đã gây nên thiệt hại cho đàn lợn trên cả nước. Bên cạnh đó, còn xuất hiện trở lại các loại dịch bệnh như dịch lở mồm, long móng, dịch tai xanh, dịch tiêu chảy cấp. Đặc

biệt, là dịch bệnh tai xanh xảy ra trên diện rộng vào năm 2010 và đầu năm

2011, cũng khiến đàn lợn nái và lợn thịt giảm so với cùng kỳ năm trước (trong đó giảm nhiều nhất là đàn lợn được nuôi nhỏ, phân tán trong hộ gia đình, giảm 10-30%). Về giá cả thị trường, giá thịt lợn sau một thời gian giảm nhẹ đã tăng trở lại. Tại Miền Bắc giá thịt lợn hơi từ 67.000 – 68.000đ/kg, cao hơn giá thịt lợn trong miền Nam từ 7.000 – 10.000đ/kg, chính vì lý do giá cao hơn nên thương lái thường gom hàng nghìn con lợn đưa ra thị trường miền Bắc làm nguồn cung thịt lợn phía Nam cạn dần (Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, năm 2012)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Giá TACN tăng liên tục trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người chăn nuôi nản chí. So với cùng kỳ các năm trước, một số loại nguyên liệu làm TACN như bắp, đậu nành, bột cá, sắn... tăng hơn 30%, chưa kể năm 2010 giá TACN đến nay người dân tăng tổng cộng 14 lần. Theo Hiệp hội TACN Việt Nam, giá TACN trong nước tăng liên tục thời gian qua do Việt Nam phải nhập khẩu đến 55-60% nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là nguyên liệu giàu năng lượng (bắp, lúa mì) và protein (khô dầu, đậu nành, bột cá, bột xương thịt,...). Ông Phạm Đức Bình, tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình (Đồng Nai), nói đó mới là tỉ lệ của toàn ngành, còn lượng hàng mà các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp nhập khẩu sản xuất lên đến hơn 80%. Thức ăn chiếm 70% giá thành chăn nuôi nên giá TACN trong nước tăng vọt mỗi khi có biến động trên thị trường thế giới. Vì theo ông Bình, không chỉ phụ thuộc giá nguyên liệu, các doanh nghiệp còn phải chịu lãi suất cao, cước vận chuyển, tỉ giá... Cùng với các phí đầu vào như điện, xăng, các doanh nghiệp cho biết thời gian tới TACN còn tăng nữa (Báo mới.com)

Đầu năm 2012 ngành chăn nuôi lợn phấn khởi bước vào sản xuất kinh doanh đầy tự tin. Dẫn đầu là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng đàn đã tạo ra nguồn cung dồi dào cho thị trường. Ba tháng đầu năm 2012 giá lợn luôn ổn định ở mức cao và đạt bình quân 50.000 đồng/kg. Bước vào quý 2 năm 2012, các cơ quan báo đài liên tục đưa tin về việc một số nông trại sử dụng hóc-môn tăng trưởng trong thức ăn đã khiến cho thị trường ngành chăn nuôi lợn bị xáo trộn, nhiều người tiêu dùng mang tâm lý e ngại, dè dặt và hạn chế dùng thịt lợn. Chính điều này đã làm cho giá lợn giảm dưới mức giá thành và kéo dài đến hết năm. Đến cuối năm, một số thương lái gom lợn xuất bán sang Trung Quốc không ổn định (do xuất theo đường tiểu ngạch) nên đã làm cho giá lợn nội địa tăng giảm không ổn định. Đến giữa tháng 12 năm 2012 giá lợn tại khu vực Đông Nam Bộ ở mức 43.000 đồng/kg và tại khu vực miền Bắc là 50.000 đồng/kg. Trong năm 2012, tình hình dịch bệnh trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 chăn nuôi có nhiều diễn biến phức tạp và căng thẳng, đáng chú ý là dịch lợn tai xanh và tiêu chảy cấp trên lợn con xảy ra vào giữa năm tại một số tỉnh thành trong cả nước. Cụ thể, sau một thời gian tạm lắng, nhưng trong năm 2012 dịch bệnh tai xanh đã quay trở lại, cả nước có 22 tỉnh thành công bố phát dịch, trước tiên là xảy ra ở các tỉnh phía Bắc, sau đó lan dần xuống các tỉnh phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long. Còn tiêu chảy cấp trên lợn con thì xảy ra ở nhiều khu vực chăn nuôi trọng điểm. Chính điều này đã gây thiệt hại không nhỏ đối với sản xuất chăn nuôi cũng như với người chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay chúng ta có thể khẳng định nguồn cung lợn thịt vẫn cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ của thị trường nên vấn đề giá lợn xuống thấp hơn giá thành sản xuất là điều tất yếu. Nhìn chung, ngành chăn nuôi lợn trong năm 2012 khá ảm đạm. Do giá các loại thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, trong khi giá gia súc, gia cầm giảm mạnh đã làm cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp đã làm cho nhiều gia trại, trang trại buộc phải giảm đàn hoặc tạm ngừng chăn nuôi để hạn chế thua lỗ (Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam)

2.2.3 Các phương thc qun lý nhm gim thiu ri ro dch bnh trong chăn nuôi ln Vit Nam và trên thế gii

Để giải quyết rủi ro trong nông nghiệp, hiện nay người nông dân đã và

đang áp dụng một số biện pháp quản lý rủi ro. Biện pháp phổ biến nhất là đa

dạng hoá trong sản xuất cây trồng, vật nuôi. Nông dân thường có xu hướng đa dạng hoá trong chăn nuôi để tối thiểu hoá mức thiệt hại do gặp phải biến cố. Mặt khác đa dạng hoá còn giúp các hộ tiết kiệm được nguồn thức ăn, góp phần đa dạng nguồn thu nhập.

Trên thực tế các hộ thường kết hợp nhiều loại vật nuôi theo các mô hình VAC. Hầu hết các trang trại ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều có sự

đa dạng hoá trong trồng trọt và chăn nuôi, không đơn thuần là độc canh một

loại vật nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, BHNN đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới và nhanh chóng được chính phủ các nước ủng hộ. Đến nay, lĩnh vực này đã trở thành một phần không nhỏ trong thị trường BH nói chung với cách thức tổ chức rất linh hoạt và chuyên nghiệp.

Kết hợp giữa nhà nước và các DN BH tư nhân là mô hình khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay nhằm tận dụng thế mạnh của nhà nước (về các chủ trương, chính sách phát triển thị trường, về tiềm lực tài chính và khả năng thu thập số liệu thống kê). Bên cạnh đó là phát huy tối đa tính năng động, nhạy bén của các DN BH trong kinh doanh. Một trong những nước vận dụng thành công mô hình này là Tây Ban Nha.

Tại Mỹ, để tiến hành BHNN, Chính phủ nước này đã thành lập Cục Quản lý rủi ro (RMA) và TCty BH mùa màng liên bang (FCIC). RMA có chức năng quản lý nhà nước đối với các chương trình BHNN, chương trình đào tạo và quản trị rủi ro có liên quan trên toàn quốc. Cục này cũng quy định và xúc tiến các chương trình BH, đặt ra các điều khoản chuẩn của hợp đồng, đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng và tài trợ phí bảo hiểm cũng như chi phí quản lý thông qua FCIC.

Mô hình này cũng được áp dụng tương tự tại Canada khi vai trò của cả nhà nước và chính quyền địa phương đối với BHNN được thực hiện khá rõ ràng. Theo thống kê, đa số các chương trình BHNN ở Canađa đều có sự tham gia của cả bốn thành tố: nhà nông, DN, Chính phủ trung ương và chính quyền tỉnh sở tại. Thậm chí nước này còn linh hoạt bằng cách đặt ra nhiều chương trình bảo hiểm do Chính phủ và chính quyền tỉnh đứng ra đồng tổ chức và không có sự góp mặt của các DN BH tư nhân.

Ngoài Canada, sự thành công này cũng có thể thấy ở Ấn Độ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha… Ngoài ra, một số hình thức khác cũng được thế giới áp dụng thành công hiện nay như Công ty BH thuộc sở hữu nhà nước trực tiếp kinh doanh BHNN hay thành lập Hội tương hỗ BHNN…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Hằng năm, sản xuất nông nghiệp nước ta thường thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh,… rất lớn, nhiều trường hợp làm cho người nông dân điêu đứng, rơi vào cảnh không nhà cửa, vỡ nợ… Thế nhưng thị trường bảo hiểm nông nghiệp (bao gồm cây trồng, vật nuôi) đầy tiềm năng lại đang bị bỏ ngỏ. Điều tưởng chừng hết sức phi lý đó thực tế đang xảy ra ở nước ta, khi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao.

Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đã được đề cập và thực thi từ lâu. Ở các nước phát triển, vấn đề này luôn được nhà nước chú ý quan tâm, với nhiều chính sách hỗ trợ cho người nông dân trong việc đóng phí bảo hiểm nhằm giảm thiểu những thiệt hại khi gặp rủi ro lớn.

Đối với Việt Nam, bảo hiểm nông nghiệp càng trở nên cần thiết, bởi là

một nước nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông, sản xuất luôn bị tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh (nước ta được xác định là 1 trong 10 nước gánh chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, hằng năm thiên tai và dịch bệnh thường "cướp đi" 13 – 15 nghìn tỉ đồng (tương đương 1,5% GDP). Nếu không có bảo hiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro, người nông dân sẽ bị mất trắng và họ dễ dàng rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói, tái nghèo, từ đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội nan giải khác.

Ngay từ năm 1982, Tập đoàn Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm tại hai huyện Nam Ninh và Vụ Bản của Nam Định. Sau 2 năm triển khai thí điểm, do có chuyển đổi cơ chế từ kinh tế hợp tác xã sang kinh tế hộ nông dân, nên hoạt động này đã phải tạm thời dừng lại. Đến năm 1993, Bảo Việt lại tiếp tục triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 16 tỉnh, mà điển hình là tỉnh Hà Tĩnh nơi chịu ảnh hưởng của rủi ro do thiên tai nhiều nhất. Ngoài bảo hiểm cây lúa, Bảo Việt còn triển khai các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác, như: bảo hiểm chăn nuôi, bảo hiểm cây công nghiệp, bảo hiểm cháy rừng… Song, sau vài năm hoạt động, Bảo Việt vẫn không thể mở rộng được loại hình bảo hiểm này hơn nữa và cuối cùng đã phải dừng lại do chi phí quá lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 Ngoài Bảo Việt, trong lĩnh vực này còn có doanh nghiệp nước ngoài như Groupama của Pháp, được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động vào tháng 7/2001. Công ty này đã triển khai 5 sản phẩm bảo hiểm cho vật nuôi là bò (bò thịt, bò sữa), lợn, gà, tôm sú, tôm càng xanh ở Nam Bộ. Những tổ chức khác như Quỹ bảo hiểm GlobalAgRick Inc cũng đã tiến hành nghiên cứu bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số đối với lũ tại Đồng Tháp và hạn hán ở Đắc Lắc; Ngân hàng Thế giới tài trợ để xây dựng đề án về phát triển bảo hiểm nông nghiệp;… nhưng tất cả những hoạt động đó mới chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu hoặc chỉ triển khai thí điểm.

Trước tình hình đó, những năm qua, Nhà nước đã ban hành một số quy định về bảo hiểm nông nghiệp. Cụ thể là:

- Điều 4, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: "Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp";

- Nghị quyết số 26-NQ/TW, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu: "… thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cư dân nông thôn";

- Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020: "Nghiên cứu xây dựng quỹ tự lực tài chính, quỹ bảo hiểm về thiên tai";

- Nghị quyết số 22-NQ/CP, ngày 23-9-2008, của Chính phủ về "Ban hành chính sách bảo hiểm nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường";

- Nghị quyết số 24-NQ/CP, ngày 28-10- 2008, của Chính phủ về "Đề án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp"

Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam bảo hiểm cây trồng, vật nuôi khó phát triển mà trên thế giới, lĩnh vực này cũng thường chiếm tỷ trọng nhỏ trên thị trường bảo hiểm. Sở dĩ như vậy, trước hết là do tính chất phức tạp của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở nước ta, người nông dân sản xuất nông nghiệp một cách manh mún, nhỏ lẻ (mỗi người chỉ được 1 – 2 sào Bắc bộ đất – khoảng từ 360m2 tới 720

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 m2), trong nhiều trường hợp họ không thực hiện quy trình canh tác đúng, hay các quy trình chăn nuôi khoa học (vệ sinh chuồng trại, chế độ ăn uống, tiêm phòng cho vật nuôi…), nên khả năng ứng phó với các rủi ro kém. Trong khi đó, người nông dân lại gặp rất nhiều rủi ro vì thời tiết bất lợi, dịch bệnh, chi phí đầu vào không ổn định, giá cả hàng nông sản trên thị trường luôn lên xuống bấp bênh, thậm chí ngay cả khi được mùa vẫn bị "rớt giá", rất khó hạch toán được mức lời lỗ. Vì thế không chỉ người nông dân thấy sản lượng thu hoạch của họ không đáng là bao để mua bảo hiểm, mà ngay cả doanh nghiệp cũng nản lòng khi vấp phải những thử thách trên và bảo hiểm ở Việt Nam mới vẫn chủ yếu là bảo hiểm các dịch vụ liên quan tới nông nghiệp chứ chưa bảo hiểm đến tận cây trồng hay vật nuôi cụ thể.

Khó khăn trong việc phát triển bảo hiểm cây trồng, vật nuôi còn do phía Nhà nước chưa có một khung pháp lý rõ ràng về vấn đề này. Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam cần phát triển mạnh hơn nữa thị trường tái bảo hiểm, một thị trường rất cần thiết, đứng sau bảo hiểm nông nghiệp.

Đáp ứng nguyện vọng và thấu hiểu được nhu cầu cấp bách đó của nông dân, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QÐ-TTg ngày 01/3/2011 về việc thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 tại 20 tỉnh. Trong đó thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại các tỉnh Nam Ðịnh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Ðồng Tháp. Bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Ðồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Ðịnh, Bình Dương và Hà Nội. Bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

. Như vậy, qua 3 năm thực hiện, công tác thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, trong 3 năm triển khai có 304.017 hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Tổng giá trị được bảo hiểm là 7.747,9 tỷ đồng, trong đó cây lúa là 2.151 tỷ đồng, vật nuôi là 2.713,2 tỷ đồng, thủy sản là 2.883,7 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

đạt 394 tỷ đồng, trong đó, thủy sản là hơn 218 tỷ đồng, chiếm 55,37%; cây

lúa là gần 92 tỷ đồng, chiếm 23,23%; vật nuôi là hơn 83 tỷ đồng, chiếm 21,3%. Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm đến thời điểm 20/6/2014 là 701,8 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm là 178,1%. Trong đó, thủy sản là 669,5 tỷ đồng, cây lúa là 19 tỷ đồng, vật nuôi là 13,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dù đã được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1982, sau đó được

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 41)