2.1.4.1 Nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro
- Nhận dạng rủi ro
Để quản lý rủi ro trước hết phải nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động chăn nuôi lợn. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
- Phương pháp nhận dạng rủi ro
Để nhận dạng rủi ro cần phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và có khả năng xuất hiện, có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra. Các câu hỏi được sắp xếp theo nguồn gốc rủi ro hoặc môi trường tác động,... Các câu hỏi thường xoay quanh vấn đề như:
• Các hộ chăn nuôi lợn đã gặp những loại rủi ro nào? • Tổn thất là bao nhiêu?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 • Số lần xuất hiện các rủi ro đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
• Những biện pháp phòng ngừa, tài trợ rủi ro được sử dụng? kết quả đạt được?
• Những rủi ro chưa xảy ra có thể xuất hiện ? lý do?
• Những ý kiến đánh giá và đề xuất về công tác quản lý rủi ro …. + Thanh tra hiện trường: Để quản lý rủi ro đòi hỏi phải thường xuyên thanh tra hiện trường. Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hiện trường sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, nhận dạng rủi ro.
- Phân tích rủi ro
Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê các rủi ro có thể xuất hiện, tuy là công việc quan trọng không thể thiếu, nhưng mới chỉ là bước khởi đầu của công tác quản lý rủi ro. Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa.
- Đo lường rủi ro
Là công việc xác định tần suất xuất hiện rủi ro trong 1 khoảng thời gian nhất định và xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Có 2 cách tiếp cận chính về việc đo lường mức độ rủi ro:
Cách tiếp cận phương sai- thu nhập và phòng tránh thảm hoạ hay còn gọi là cách tiếp cận an toàn trước tiên. Theo cách này dùng độ phân tán của kết quả, như phương sai hay hệ số sai lệch làm thước đo rủi ro. Hệ số sai lệch càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại.
Trong cách tiếp cận thứ hai, rủi ro được đo bằng xác suất để các kết quả của một hành động nào đó giá trị nhỏ hơn một giá trị định trước. Nói cách khác làm xác suất để một hành động tạo ra kết quả nhỏ hơn một giá trị lựa chọn nào đó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 được công nhận hiện nay là mô hình được xây dựng theo giả thuyết về độ thoả dụng mong đợi. Nội dung cơ bản của mô hình này là các cá nhân sẽ ra quyết định lựa chọn các phương án khác nhau sao cho có thể tối đa hoá được độ thoả dụng mong đợi. Việc ra quyết định dựa trên các tiêu thức kỳ vọng và phương sai phù hợp với giả thuyết về độ thoả dụng mong đợi, do vậy cách tiếp cận phương sai – thu nhập thường được sử dụng.
2.1.4.2 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro
- Kiểm soát rủi ro
Công việc trọng tâm của quản lý rủi ro là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến luợc, các chương trình, hoạt động,… để ngăn ngừa, né tránh, hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến. Kiểm soát rủi ro phải sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt, bao gồm các biện pháp sau:
+ Các biện pháp né tránh rủi ro: Là các biện pháp né tránh những hoạt động hoặc nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có. Đây là biện pháp đuợc sử dụng thường xuyên trong cuộc sống.
+ Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: Là sử dụng các phương pháp giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại.
+ Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Là những biện pháp cứu vớt những tài sản còn lại, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, lập quỹ dự phòng phân tán rủi ro…
+ Các biện pháp chuyển giao rủi ro: Là những biện pháp chuyển rủi ro đến cho người khác, tổ chức thông qua các con đường ký hợp đồng.
+ Các biện pháp đa dạng rủi ro: Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, bao gồm đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng … để phòng chống rủi ro.
- Phòng ngừa rủi ro: Là những biện pháp dự phòng để giảm rủi ro có thể
xảy ra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Rủi ro có nhiều loại, rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, rủi ro có thể đến với bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào. Do đó, dù phòng kỹ đến đâu, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ cách nào thì cũng không thể né tránh, ngăn chặn,
được tất cả tổn thất. Vì vậy, khi tổn thất xảy ra phải có các biện pháp để tài
trợ rủi ro thích hợp. Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm.
- Chấp nhận rủi ro
Đây là hình thức mà người nông dân gặp phải tổn thất tự chấp nhận khoản tổn thất đó hay tự khắc phục rủi ro đã xảy ra. Có rất nhiều cách thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận rủi ro, tuy nhiên có thể chia làm 2 nhóm: Chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động. Trong chấp nhận rủi ro thụ động, người ta gặp tổn thất không có sự chuẩn bị trước và có thể vay mượn để khắc phục hậu quả tổn thất. Đối với chấp nhận rủi ro chủ động, người ta lập ra quỹ dự trữ dự phòng và quỹ này chỉ được sử dụng để bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra. Tuy nhiên, việc này dẫn đến việc nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu hoặc nếu đi vay sẽ bị động và còn gặp phải vấn đề gia tăng về lãi suất.
- Bảo hiểm: Trong cuộc sống dù muốn hay không, thì nhiều loại rủi ro
đã xuất hiện vẫn tồn tại và sẽ còn chi phối đến cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Rủi ro xảy ra và nhu cầu cần được bảo hiểm phát sinh. Bảo hiểm là một phần quan trọng của chương trình quản lý rủi ro.
Thực chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều, không bằng nhau nghĩa là không phải ai tham gia bảo hiểm cũng được phân phối và phân phối số tiền như nhau. Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Bảo hiểm có rất nhiều tác dụng đối với người tham gia trong đó quan trọng nhất là góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất rủi ro xảy ra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22