Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 32)

2.1.5.1 Nhân tố chủ quan

+ Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của người chăn nuôi

Người Việt Nam từ xưa tới nay vẫn nổi tiếng cần cù, chịu thương chịu khó, tính vươn lên trong cuộc sống, tính cộng đồng. Đây là điều kiện cho quá trình phát triển một đất nước mạnh mẽ về cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, các chủ hộ ở Việt Nam đa số là chưa được qua đào tạo, hoặc được đào tạo chắp vá, tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự học hỏi lẫn nhau. Điều này đã khiến không ít người chăn nuôi làm ăn thua lỗ.

+ Quy mô, diện tích chuồng trại

Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu, cây cối tươi tốt quanh năm, diện tích đất trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Ngoài ra, đất đai còn là một loại hàng hóa đặc biệt, khi có sự đầu tư của con người thì đất đai ngày càng tốt, độ phì ngày càng cao, diện tích đất canh tác ngày càng lớn, chứ không giống loại tài sản khác là có hao mòn, và dẫn đến hư hỏng. Tuy diện tích lớn nhưng đất canh tác của Việt Nam lại thiếu, vì nước ta phân làm bốn vùng rõ rệt, vùng cao nguyên, vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng. Diện tích vùng đồng bằng phù hợp cho phát triển chăn nuôi thì bình quân trên đầu người lại ít, mà vùng núi và trung du lại nhiều. Để cải tạo và tạo vùng nguyên liệu rộng lớn là rất khó khăn, thậm chí là không thể. Ngoài ra, chuồng trại của người dân thường xây bán kiên cố hoặc sử dụng chuồng tạm bợ nên không đảm bảo trong quá trình chăn nuôi, chịu tác động nhiều bởi thiên nhiên bên ngoài và làm tốn nhiều chi phí sửa, chữa chuồng trại hằng năm.

2.1.5.2 Những nhân tố khách quan

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm nông nghiệp có đặc điểm khi tiêu thụ là sản phẩm tươi sống, khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông nghiệp mang tính mùa vụ và có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 đặc điểm là cung muộn không thể đáp ứng một cách ngay lập tức, vì đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống nên cần có thời gian sinh trưởng, phát triển sau đó mới đến bước thu hoạch. Do đó, dù giá nông sản rất cao, các nông sản phải mất hàng tháng, thậm chí phải mất hàng năm mới có được sản phẩm. Khi giá xuống mới có sản phẩm để bán điều này gây nên thiệt hại cho nông hộ.

Khách hàng thu mua sản phẩm nông nghiệp cũng được phân chia thành nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau về sản phẩm mà mình sẽ mua, chính vì thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức giá bán ra. Yếu tố thông tin trên thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ do nếu có thông tin nào sai tác động xấu đến sản phẩm thì giá ngay lập tức sẽ bị giảm và tình hình tiêu thụ sẽ chậm lại.

+ Thị trường đầu vào

Đất nước ta do thời gian trải qua chiến tranh quá dài, nên điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn, nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp phát triển kém. Chính điều này làm mất đi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Do vậy, việc nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi đang gây ra những bất lợi cho ngời chăn nuôi nhất là vấn đề giá cả. Giá thức ăn trong nước luôn cao hơn nhiều so với giá khu vực và sự biến động phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu nên khi bắt đầu chăn nuôi người dân không biết khi nào giá tăng hay giảm để có sự đầu tư thích hợp.

+ Chính sách vềđất đai

Mặc dù chính phủ cũng đã có những quyết sách đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân phát triển kinh tế như: Chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát triển kinh tế một cách vững chắc và lâu dài. Nhưng việc cải tạo lại bờ vùng, bờ thửa sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn kém và một số khu đất ruộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 gần nhà dân muốn chuyển đổi sang để chăn nuôi nhưng không được phép. Bên cạnh đó, quỹ đất có hạn nên việc xây dựng khu chăn nuôi tập trung là rất khó, do đó rất dễ làm cho dịch bệnh lây lan, môi trường ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.

+ Về tài chính

Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng nông nghiệp & PTNT để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng tiến xa hơn và vững chắc. Bên cạnh hệ thống ngân hàng rất lớn, việc kinh doanh tiền tệ và việc bảo tồn vốn lại là điều tiên quyết từ phía ngân hàng. Chính điều này gây không ít khó khăn khi người dân đầu tư vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là khi bị gặp rủi ro do dịch bệnh hoặc giá cả thất thường rất dễ làm cho hộ bị lỗ và không thể trả tiền cho ngân hàng được. Ngoài ra, việc người chăn nuôi sử dụng cám đầu tư làm cho người chăn nuôi khó chủ động được về vấn đề tài chính nếu như bị thua lỗ.

+ Các yếu tố về tự nhiên

Đây là các yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của chăn nuôi. Vì đối tượng là các sinh vật sống có thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Trong những năm vừa qua đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu nền công nghiệp hóa đất nước hình thành các nhà máy, công xưởng, nhà cửa mọc lên như nấm, cũng đồng nghĩa với việc nạn phá rừng tràn lan gây nên thảm họa về môi trường như hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp, môi trường bị tàn phá một cách nghiêm trọng, sự mất cân bằng sinh thái là tất yếu. Cụ thể các loại dịch bệnh luôn hoành hành, làm cho các nhà chăn nuôi luôn phải lo lắng khi hết dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra ở gia súc, sau đó là dịch bệnh H5N1 xảy ra ở ra cầm, đến nay là dịch bệnh tai xanh,… Thông qua đây ta thấy rằng đối với người sản xuất nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 nghiệp, đặc biệt trong lĩnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi có quy mô vừa và lớn thì dịch bệnh luôn là mối hiểm họa cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)