Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 66)

Chạy mô hình hồi qui tuyến tính bội bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh (thể hiện qua chỉ số ROA) bằng phương pháp loại trừ dần Backward

Phương pháp loại trừ dần (Backward elimination): khởi đầu với tất cả các biến đều ở trong mô hình, và sau đó loại trừ dần các biến bằng tiêu chuẩn loại trừ. Có hai tiêu chuẩn loại trừ trong SPSS.

 Tiêu chuẩn đầu tiên là giá trị F tối thiểu của biến thống kê F của biến độc lập đó phải đạt để ở lại trong mô hình, được gọi là F ra(F-to-remove),các biến có giá trị F nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn này sẽ bị loại ra khỏi mô hình.

 Tiêu chuẩn thứ hai là xác suất tối đa tương ứng với “Fra” (probability of F-to- remove) mà một biến không được vượt quá để được ở lại mô hình.

Biến có hệ số tương quan từng phần nhỏ nhất sẽ được kiểm tra đầu tiên, nếu giá trị thống kê F của biến đó nhỏ hơn giá trị “F ra” thì nó sẽ bị loại ra khỏi mô hình, sau đó phương trình sẽ được tính toán lại mà không có biến vừa bị loại, và các bước trên sẽ được lặp lại cho đến khi biến có hệ số tương quan từng phần nhỏ nhất trong mô hình lúc này

thỏa hai tiêu chuẩn trên và không bị loại ra khỏi mô hình thì quá trình này dừng lại và ta sẽ được mô hình hồi qui cuối cùng, là mô hình tối ưu nhất.

Trong mô hình này ta chọn xác suất tối đa ứng với “F ra” mà một biến không được vượt quá để được ở lại mô hình là 0.100

KẾT QUẢ CÁC LẦN CHẠY:

Mô hình Biến đưa vào mô hình Biến bị loại Nguyên nhân loại biến

1 Z1, Z2, Z3, Z4, Z5, Z7, Z8, Z9, Z10, Z11, Z12

Z1 Xác suất tương ứng với “F ra” lớn hơn 0.100

2 Z2, Z3, Z4, Z5, Z7, Z8, Z9, Z10, Z11, Z12

Z4 Xác suất tương ứng với “F ra” lớn hơn 0.100

3 Z2, Z3, Z5, Z7, Z8, Z9, Z10, Z11, Z12

Z3 Xác suất tương ứng với “F ra” lớn hơn 0.100

4 Z2, Z5, Z7, Z8, Z9, Z10, Z11, Z12

Z12 Xác suất tương ứng với “F ra” lớn hơn 0.100

5 Z2, Z5, Z7, Z8, Z9, Z10, Z11 Z11 Xác suất tương ứng với “F ra” lớn hơn 0.100

6 Z2, Z5, Z7, Z8, Z9, Z10 Z8 Xác suất tương ứng với “F ra” lớn hơn 0.100

7 Z2, Z5, Z7, Z9, Z10 Z2 Xác suất tương ứng với “F ra” lớn hơn 0.100

8 Z5, Z7, Z9, Z10,

Mô hình hồi quy tốt nhất - Mô hình hồi qui cuối cùng cho nhóm ngân hàng thương mại Nhà Nước là: Y2 = f (Z5, Z10, Z7, Z9)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)