Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 32)

Từ năm 1976 đến năm 1986, ở Việt Nam chỉ có hệ thống ngân hàng Nhà Nước một cấp bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước.

Đến năm 1986, Ngân hàng nhà nước đã từng bước tách dần chức năng quản lý ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, đồng thời các cơ chế hoạt động ngân hàng mới được hình thành và hoàn thiện dần.

Đến năm 1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, bao gồm:

 Ngân hàng Nhà nước: thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương; là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Chính phủ;

 Cấp Ngân hàng chuyên kinh doanh.

Từ năm 1990 số lượng và qui mô các ngân hàng thương mại đã tăng lên nhanh chóng từ con số 9 ngân hàng năm 1991 đến năm 1993 đã tăng lên 41 ngân hàng, đồng thời là sự xuất hiện của các chi nhánhvà văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh và gần đây nhất Chính phủ dã cho phép sự thành lập của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo cam kết của lộ trình mở cửa và tự do hóa thị trường tài chính khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007; ngoài ra, hoạt động của các công ty tài chính, các quĩ tín dụng, các công ty cho thuê tài chính và các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,… đã và đang góp phần làm phong phú hoạt động của thị trường tài chính- ngân hàng Việt Nam, góp phần đưa thị trường tài chính-ngân hàng nước ta phát triển theo xu hướng chung của thế giới.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số lượng các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011.

Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005-2011

Loại hình ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

NHTM Nhà nước 5 5 5 5 5(*) 5(*) 5(**)

Ngân hàng TMCP 37 37 37 39 39 38 35

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài - 5 5 5 5 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 29 31 33 35 36 48 50

Ngân hàng liên doanh 4 5 5 5 5 5 4

Tổng số 75 78 80 89 90 101 99

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN 2006-2011) (*): Bao gồm cả hai ngân hàng đã cổ phần hóa là Vietcombank và Vietinbank vì phần vốn nhà nước nắm giữ lớn hơn 51%.

(**): Bao gồm cả ba ngân hàng Vietcombank, Vietinbank và BIDV đã cổ phần hóa.

Biểu đồ 2.1: Số lượng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005-2011

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN 2006-2011)

Về qui mô

Trong giai đoạn 2005-2011 ngành ngân hàng Việt Nam đã tăng nhanh về số lượng và qui mô. Về số lượng: thời điểm năm 2005 thị trường Việt Nam có 75 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (riêng chưa có sự xuất hiện của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, do những qui phạm pháp luật ngành ngân hàng tại thời điểm này chưa cho phép

thành lập), nhưng đến năm 2010 con số này đã lên đến 101 và năm 2011 là 99 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Về qui mô: Chỉ có 15 trên tổng số 35 ngân hàng thương mại trong nước có tổng Vốn điều lệ năm 2011 từ 5000 tỷ VNĐ; theo nhận xét của Ngân hàng Thế giới (WB): Việt Nam có rất nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, xuất phát là ngân hàng nông thôn nhưng sau đó đã tìm mọi cách đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý để trở thành ngân hàng thành thị, vươn ra hoạt động trên thị trường cả nước; tuy nhiên, sự phát triển và mở rộng này không đi kèm với chất lượng: kỹ năng hoạt động, qui trình nghiệp vụ, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như khả năng quản trị rủi ro kém, kèm theo đó là tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay quá nóng tiềm ẩn nhiều rủi ro,… đã gây tác động không tốt đến hệ thống ngân hàng.

Biểu đồ 2.2: Các ngân hàng có vốn điều lệ từ 5000 tỷ VNĐ vào cuối tháng 12/2011

Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể toàn ngành, qui mô ngành ngân hàng Việt Nam đang mở rộng đáng kể trong giai đoạn 2007-2010. Theo số liệu của IMF, tổng tài sản toàn ngành đã tăng hơn gấp đôi từ 1.097 nghìn tỷ đồng (tương đương 52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (128,7tỷ USD), và được dự báo sẽ tăng lên 3.667 nghìn tỷ đồng (175,4 tỷ USD) vào thời điểm cuối năm 2012. Việt Nam xếp thứ 2 trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng nhanh nhất theo thống kê của The Banker.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 32)