Nâng tỷ lệ cho vay trung dài hạn/Tổng cho vay và cho vay bằng ngoạ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 91)

tệ/Tổng cho vay

Phát triển các sản phẩm tín dụng

Nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm hiện có, ứng dụng và phát triển các sản phẩm mới. Vì nhu cầu con người là vô hạn và luôn thay đổi theo thời gian, kết hợp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự đổi mới trong công nghệluôn đặt ra cho ngành ngân hàng động lực và sự bắt buộc phải thay đổi để thích nghi và phát triển.

Ngân hàng phải thành lập một bộ phận chuyên biệt, phụ trách mảng điều tra thị trường để nắm bắt nhu cầu của xã hội, hình thành các ý tưởng mới làm cơ sở để phát triển sản phẩm mới. Quá trình phát triển một sản phẩm mới rất phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn từ bước hình thành ý tưởng, phát triển chiến lược marketing, phân tích các phương án sản phẩm, sau đó là giai đoạn phát triển sản phẩm và đưa sản phẩm vào thử nghiệm trước khi tung ra thị trường. Để hoàn thành một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới đòi hỏi ngân hàng phải tốn rất nhiều chi phí và công sức, thậm chí kết quả cuối cùng không đạt được như mong đợi khi mà thực tế đã chứng minh không phải tất cả các sản phẩm mới đều thành công. Do đó, ngân hàng phải có định hướng và tầm nhìn đúng đắn trong việc phát triển sản phẩm mới.

Đối với các sản phẩm đã có ngân hàng phải thường xuyên tái đánh giá để đưa ra quyết định điều chỉnh, bổ xung hoặc thay đổi và cải tiến các đặc điểm của sản phẩm sao cho phù hợp với sự thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Xây dựng mức lãi suất và phí cạnh tranh theo từng giai đoạn:

Xây dựng mức lãi suất dựa vào chi phí thực, không chạy theo thị trường. Ngân hàng phải xác định được các chi phí tạo ra lợi nhuận bao gồm các khoản chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động và quản lý ngân hàng, kết hợp với phần bù rủi ro nhà quản trị yêu cầu

đối với từng khoản vay (phần bù rủi ro được nhà quản trị xác định dựa trên nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, trong đó mức độ rủi ro của khách hàng được nhà quản trị đánh giá là cơ sở căn cứ để tính toán phần bù rủi ro). Ba yếu tố trên kết hợp với mức lợi nhuận cận biên dự tính dành cho các cổ đông của ngân hàng hình thành nên lãi suất cho vay. Để có thể định giá chính xác khoản vay thì một hệ thống thông tin quản lý được thiết kế hoàn hảo là điều kiện cần.

Xác định mức lãi suất theo thời hạn hợp lý: những khoản vay kỳ hạn dài thường bao gồm phần bù kỳ hạn, bởi vì cho vay với thời hạn dài làm nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, điều này khiến cho ngân hàng mất đi cơ hội kiếm lời khác khi lãi suất trên thị trường gia tăng hoặc thị trường có những biến động, đồng thời ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Tuy nhiên việc xác định phần bù kỳ hạn rất khó. Ngân hàng cần có đội ngũ chuyên gia có khả năng sử dụng các phương pháp phân tích phức tạp để xác định và điều chỉnh lãi suất phù hợp với kỳ hạn của khỏa vay.

Khuyến mãi: nếu khoản vay có giá trị lớn hoặc những khách hàng có uy tín tín dụng cao, ngân hàng nên có chính sách giảm giá cho khoản vay.

Hỗ trợ: ngân hàng là định chế tài chính chuyên nghiệp trong việc thu thập và phân tích thông tin có liên quan đến vấn đề kinh tế- tài chính, với khả năng của mình, ngân hàng có thể kiêm vai trò tư vấn tài chính cho khách hàng (đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp với những dự án kinh doanh có nguồn kinh phí lớn, như giúp doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh, gợi ý các nhà cung ứng chất lượng, giúp doang nghiệp thẩm định uy tín của người mua chịu,…)

Xác định chính sách cho vay ưu đãi xuất khẩu theo định hướng của Chính phủ

Hoạt động cho vay bằng ngoại tệ được điều chỉnh dựa trên những định hướng của Chính phủ thông qua các quyết định của NHNN. Quy định mới nhất của NHNN về cho vay bằng ngoại tệ là Thông tư số 03/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 2/5/2012 đã thu hẹp các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ được chấp nhận, cụ thể thông tư quy định khách hàng là người cư trú chỉ được ngân hàng xem xét cấp tín dụng bằng ngoại tệ phục vụ mục đích thanh toán ra nước ngoài tiền hàng hóa dịch vụ khi và chỉ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ, ngoài trường hợp này ra các trường hợp khác cần được sự chấp thuận của NHNN bằng văn bản.

Trước khó khăn của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng ngoại tệ, NHNN đã ban hành Quyết định số 857/QĐ-NHNN về việc cho vay ngắn hạn bằng

ngoại tệ của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là người cư trú. Quyết định cho phép người cư trú vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay; khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ. Quy định này được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 91)