Giới thiệu về mạng lưới NHTM tại TPHCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 43)

2. Các vấn đề nghiên cứu của đề tài

2.1.Giới thiệu về mạng lưới NHTM tại TPHCM

Để thuận tiện trong việc phân loại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM hiện nay được chia thành 4 khối: Khối NHTM Nhà nước và NHTM có trên 50% vốn Nhà nước (gọi chung là NHTM Nhà nước); Khối NHTM Cổ phần; Khối Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là NH Liên doanh & Nước ngoài); Khối Công ty tài chính & Công ty cho thuê tài chính (gọi chung là TCTD khác). Mạng lưới các NHTM được tính trong Bảng biểu 2.1 dưới đây gồm có: Hội sở chính, Sở giao dịch, Văn phòng đại diện, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm.

Bảng biểu 2.1: Mạng lưới hoạt động của NHTM tại TPHCM năm 2009 - 9/2013

Đơn vị tính: đơn vị giao dịch

Năm 2009 2010 2011 2012 9/2013

NHTM Nhà nước 501 540 550 536 536

NHTM Cổ phần 1.067 1.323 1.365 1.416 1.416

NH Liên doanh & Nước ngoài 89 95 96 94 92

TCTD khác 30 35 37 34 34

Tổng cộng 1.687 1.993 2.048 2.080 2.078

Theo Bảng biểu 2.1, có thể thấy số lượng đơn vị giao dịch của hệ thống NHTM tại TPHCM đã tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng nóng 2009 - 2010. Những năm gần đây, do tình trạng tăng trưởng tín dụng khó khăn, chất lượng tín dụng giảm sút, các NHTM không có nhiều điều kiện để mở rộng thêm mạng lưới. Số lượng các đơn vị giao dịch của hệ thống NHTM được duy trì ổn định qua giai đoạn 2010 - 2013.

2.2. Tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn TPHCM giai đoạn 5 năm 2009 – 2013

Bối cảnh trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những tác động ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế đất nước và hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài tác động đó. Tuy nhiên, từ năm 2009 - 2013, theo đánh giá chung, hoạt động ngân hàng vẫn duy trì sự ổn định và phát triển.

2.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn trên địa bàn TPHCM tăng dần qua các năm trong giai đoạn 5 năm 2009 – 2013. Nếu cuối năm 2009 huy động vốn đạt 603.353 tỷ đồng thì đến tháng 9/2013, huy động vốn trên toàn địa bàn đã đạt 1.071.481 tỷ đồng, tăng 77,6%, theo Bảng biểu 2.2.

Phân loại theo tính chất tiền gửi, giai đoạn 2009 - 2010, tiền gửi của tổ chức kinh tế & cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, đây là nguồn vốn không ổn định. Từ năm 2012 trở đi, nguồn vốn từ tiết kiệm dân cư đã tăng mạnh, chiếm tỷ trọng hơn 50% trong cơ cấu tiền gửi. Đây là nguồn vốn ổn định và thích hợp để phát triển các chính sách tín dụng. Hiện nay, các NHTM cũng đã chú trọng nhiều hơn đến việc thu hút nguồn vốn tiết kiệm này nhằm xây dựng các chính sách phát triển tín dụng lâu dài phù hợp hơn và bền vững hơn.

Bảng biểu 2.2: Vốn huy động của các NHTM tại TPHCM năm 2009 – 9/2013

Năm 2009 2010 2011 2012 9/2013

Vốn huy động 603.353 806.264 893.490 993.096 1.071.481

Phân theo tính chất tiền gửi

Tiền gửi tổ chức kinh tế & cá nhân 313.306 380.368 401.883 425.945 467.492 Tiết kiệm 238.418 327.065 375.332 502.331 577.817 Phát hành giấy tờ có giá 51.629 98.831 116.275 64.820 26.172

Phân theo khối ngân hàng

NHTM Nhà nước 204.839 239.037 249.796 306.058 322.839 NHTM Cổ phần 310.353 460.849 512.952 541.335 590.056 NH Liên doanh & Nước ngoài 82.080 99.194 124.795 136.315 151.867 TCTD khác 6.081 7.184 5.948 9.388 6.719 [Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng các năm. NHNN chi nhánh TPHCM]

Phân theo khối ngân hàng, có thể thấy tỷ trọng của khối NHTM Nhà nước và NHTM Cổ phần chiếm hơn 85% so với tổng nguồn vốn huy động được của địa bàn TPHCM đến tháng 9/2013. Trong thời gian gần đây, nhận thấy được ảnh hưởng của chất lượng vốn huy động đến cơ cấu và năng lực tín dụng của ngân hàng, các NHTM trên địa bàn TPHCM đã chú trọng hơn đến công tác huy động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn vốn. Vốn huy động tăng trưởng tốt đang chứng minh được các nỗ lực của NHTM trong tiến trình cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động NHTM tại TPHCM 2009 - 9/2013

[Nguồn: Biểu đồ được vẽ từ số liệu thu thập về tình hình huy động vốn các năm. NHNN chi nhánh TPHCM]

Tuy nhiên, theo Biểu đồ 2.1, tốc độ tăng vốn huy động giữa các năm không đồng đều. Nếu từ năm 2010 trở về trước, tốc độ tăng huy động vốn của các NHTM tại TPHCM luôn duy trì ở mức cao (trên 30%), thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ năm 2011 đã giảm mạnh xuống còn 10,82% so với năm trước. Điều đó thể hiện với việc GDP tăng trưởng cao, tín dụng tăng trưởng nóng, kéo theo việc các NHTM dùng đủ cách để thu hút nguồn vốn nhằm gia tăng tín dụng, phổ biến tình trạng chạy đua lãi suất để cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

Từ năm 2011 trở đi, do những tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chựng lại. NHNN đã có các chính sách thắt chặt đối với các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHTM trong giai đoạn 2011 – 2012. Song song với đó, việc quản lý chặt chẽ tài chính công; thu nhập doanh nghiệp và cá nhân tăng chậm hơn; dòng vốn đầu tư nước ngoài hạn chế hơn… cũng là các yếu tố vĩ mô liên quan đến quy mô nguồn vốn trong nền kinh tế và có tác động nhất định đến quá trình tăng trưởng nguồn

vốn huy động của các NHTM trong các năm gần đây. Các năm 2012 và 2013, tốc độ tăng huy động vốn của các NHTM được duy trì xoay quanh một biên độ hẹp.

2.2.2. Tình hình tín dụng

Tình hình dư nợ tín dụng của các NHTM tại TPHCM vẫn đảm bảo tăng trưởng trong giai đoạn 5 năm 2009 – 2013. Cụ thể, dư nợ năm 2009 là 559.855 tỷ đồng, đến tháng 9/2013 đã tăng lên 894.280 tỷ đồng. Đồng thời, dư nợ vẫn duy trì đà tăng trưởng qua mỗi năm, số liệu chi tiết theo Bảng biểu 2.3.

Bảng biểu 2.3: Dư nợ của các NHTM tại TPHCM từ 2009 – 9/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 9/2013

Dư nợ 559.855 709.090 764.003 855.441 894.280

Phân theo khối ngân hàng

NHTM Nhà nước 177.036 207.417 224.193 246.734 259.954 NHTM Cổ phần 266.731 358.216 388.527 456.588 482.093 NH Liên doanh & Nước ngoài 93.498 117.009 123.994 126.495 124.767 TCTD khác 22.588 26.447 27.289 25.625 27.466 [Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng các năm. NHNN chi nhánh TPHCM]

Phân theo khối ngân hàng, có thể thấy các khối ngân hàng duy trì được sự tăng trưởng tín dụng khá ổn định qua các năm. Đặc biệt, khối NHTM cổ phần có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá cao và chiếm tỷ trọng lớn qua các năm trong cơ cấu tín dụng của cả địa bàn TPHCM. Khối NHTM cổ phần tích cực mở rộng mạng lưới, mở rộng tín dụng nhằm đạt các chỉ tiêu về lợi nhuận. Thời kỳ tăng trưởng nóng về tín dụng, khối NHTM cổ phần đã đầu tư vốn tập trung vào các lĩnh vực rủi ro cao dẫn đến hậu quả là nợ xấu phát sinh ngày càng lớn. Tuy nhiên với những biện pháp của NHNN và chính sách tự điều

chỉnh của bản thân ngân hàng, các NHTM cổ phần đã tập trung nguồn lực giải quyết nợ xấu, mặt khác vẫn đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phù hợp và ngày càng quan tâm hơn đến các chỉ tiêu phát triển bền vững.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng NHTM tại TPHCM năm 2009 - 9/2013

[Nguồn: Biểu đồ được vẽ từ số liệu thu thập về tình hình tín dụng các năm. NHNN chi nhánh TPHCM]

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng giữa các năm không được duy trì theo một tỷ lệ đồng đều mà có sự tăng giảm mạnh giữa các năm trong thời kỳ này. Phân tích theo số liệu, năm 2007 – 2010 là giai đoạn tăng trưởng nóng của tín dụng trên địa bàn TPHCM, đặc biệt năm 2007 tốc độ tăng tín dụng đạt hơn 64%. Giai đoạn này, việc tăng trưởng mạnh GDP và hiệu ứng từ gói kích cầu của Chính phủ đã có tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, theo hướng mở rộng và tăng trưởng tín dụng. Xuất hiện một số NHTM có tỷ lệ tín dụng cao trong các lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán, bất động sản làm rủi ro tín dụng tăng cao trong các năm sau. Từ giai đoạn năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,74%, năm 2012 chỉ đạt 11,97% và 9 tháng đầu năm 2013 đạt 4,54%.

Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ năm 2011 đề ra các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Với chính sách quản lý chặt chẽ đối với các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, cùng với việc thị trường bất động sản đóng băng, khách hàng gặp khó khăn trong thanh toán nợ vay tới hạn tăng lên, nợ xấu gia tăng. Một vài NHTM có dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất cao gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thanh khoản. Thời kỳ này, tín dụng tăng trưởng chậm, theo chủ trương của NHNN là chuyển dịch cơ cấu tín dụng từ các lĩnh vực phi sản xuất sang các lĩnh vực sản xuất, tạo tiền đề để phát triển bền vững trong các giai đoạn tiếp theo.

2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn TPHCM giai đoạn 5 năm 2009 – 2013 đoạn 5 năm 2009 – 2013

2.3.1. Phân tích thông qua các chỉ tiêu định tính

Hiện nay, chất lượng phục vụ khách hàng của các NHTM trên địa bàn TPHCM ngày càng được nâng cao. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng để thu hút khách hàng, các NHTM ngày càng chú trọng hơn đến các yếu tố định tính này. Điều này thể hiện qua phong cách phục vụ khách hàng khi đến giao dịch ngày càng chuyên nghiệp hơn, nhanh chóng hơn, tạo mọi thuận lợi cho khách hàng. NHTM cũng có cách thức bố trí, sắp xếp, quy định ngày càng khoa học hơn, hiệu quả hơn, đảm bảo hệ thống vận hành một cách trôi chảy.

Uy tín thương hiệu là một trong những yếu tố đảm bảo cho năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Vì thế, trong bối cảnh ngày nay, các NHTM đã ý thức được việc xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín trên thị trường đối với cả khách hàng và đối tác hợp tác, ngày càng mở rộng và nâng cao giá trị thương hiệu đảm bảo thu hút khách hàng hiệu quả hơn nữa. Học hỏi các mô hình ngân hàng nước ngoài đã xây dựng được tên tuổi, các NHTM của Việt Nam đang ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn trong mọi hoạt động của mình, lấy tiêu chí sự hài lòng của khách hàng làm kim chỉ nam cho các hoạt động của

ngân hàng. Nhờ đó, chất lượng dịch vụ của NHTM đã được cải thiện đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu phong phú của khách hàng giao dịch.

Tuy nhiên, đây chỉ là các chỉ tiêu định tính. Để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM trên địa bàn TPHCM một cách chính xác, cần đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng cụ thể.

2.3.2. Phân tích thông qua các chỉ tiêu định lượng 2.3.2.1. Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ

Bảng biểu 2.4: Cơ cấu dư nợ của các NHTM năm 2009 - 9/2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 9/2013

Dư nợ 559.855 709.090 764.003 855.441 894.280

Phân theo thời hạn nợ

Ngắn hạn 317.105 394.297 431.549 459.268 484.823

Trung, dài hạn 242.750 314.793 332.454 396.173 409.457

Phân theo loại tiền tệ

VND 423.309 515.851 557.087 666.283 743.376

Ngoại tệ & vàng 136.546 193.239 206.916 188.755 150.904

[Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng các năm. NHNN chi nhánh TPHCM]

Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Phân theo thời hạn nợ, có thể nhận thấy qua các năm hoạt động, cơ cấu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng dư nợ của hệ thống NHTM. Có thời điểm như năm 2011, nợ ngắn hạn cao hơn nợ trung, dài hạn gần 100.000 tỷ đồng. Đến nay, độ chênh lệch này vẫn đang duy trì ở mức cao. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấu dư nợ giúp NHTM xoay vòng vốn nhanh hơn, thuận tiện hơn trong quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong khi đó, tín dụng trung dài hạn tuy mang lại cho NHTM nguồn thu nhập ổn định và cao hơn, tuy nhiên do thời hạn cho vay dài, các NHTM cần thận trọng và thẩm định các phương án cho vay một cách kỹ càng trước khi giải ngân.

Phân theo loại tiền tệ, có thể thấy, do chính sách chống Dollar hóa và vàng hóa của Nhà nước, các NHTM luôn giới hạn trong tỷ lệ dư nợ bằng ngoại tệ & vàng trong cơ cấu tín dụng. Tỷ trọng dư nợ VND ngày càng tăng và chiếm hơn 83% trong tổng dư nợ (9/2013). Các NHTM đã tuân thủ chủ trương của NHNN, tất toán dư nợ vàng và chỉ cấp tín dụng bằng ngoại tệ hạn chế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Bảng biểu 2.5: Dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất năm 2009 - 9/2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 9/2013

Bất động sản 93.027 95.023 75.624 92.322 106.263 Chứng khoán 7.192 7.301 7.394 7.275 7.482 Tiêu dùng 36.548 36.700 33.931 43.246 48.762

Tổng dư nợ phi sản xuất 136.767 139.024 116.949 142.843 162.507 Tỷ lệ PSX/Tổng dư nợ 24,43% 19,61% 15,31% 16,70% 18,17%

[Nguồn: Báo cáo thống kê các năm. NHNN chi nhánh TPHCM]

Lĩnh vực phi sản xuất được NHNN định nghĩa gồm 3 nhóm ngành: bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng. Tỷ trọng cho vay các lĩnh vực phi sản xuất của NHTM vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong thời kỳ tăng trưởng nóng về tín dụng, trong khi các lĩnh vực sản xuất cho lợi nhuận chậm và thấp hơn nên các ngân hàng có sự sai lệch trong cơ cấu vốn thời kỳ này, tập trung vốn cho vay các lĩnh vực rủi ro cao để thu lợi nhuận cao hơn và nhanh chóng. Thời kỳ đó, có một số NHTM trên địa bàn TPHCM có tỷ trọng dư nợ trong 2 lĩnh vực này tới hơn 50% tổng dư nợ của ngân hàng. Sự mất cân đối trong cơ cấu tín

dụng đã tác động và gây ra ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM trong một thời gian dài. Với các biện pháp mạnh mẽ của NHNN, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất đang giảm dần qua các năm. NHTM đã chú trọng cấp tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu dư nợ qua các năm đã thể hiện chính sách tín dụng rõ ràng của các NHTM trên địa bàn TPHCM. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, các NHTM đã ý thức hơn về việc xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp với năng lực ngân hàng, và đang tuân thủ nghiêm ngặt định hướng phát triển của bản thân ngân hàng cũng như chủ trương của Nhà nước. Điều này giúp tín dụng phát triển một cách bền vững, chất lượng tín dụng được đảm bảo và nâng cao.

2.3.2.2. Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn

Biểu đồ 2.3: Hệ số sử dụng vốn của NHTM tại TPHCM năm 2009 - 9/2013

[Nguồn: Biểu đồ được vẽ từ số liệu thu thập về tình hình hoạt động các năm. NHNN chi nhánh TPHCM]

Theo Biểu đồ 2.3 như trên cho thấy hệ số sử dụng vốn của các NHTM tại TPHCM khá tốt, duy trì dư nợ tín dụng trên 80% nguồn vốn huy động được. Đây là một chỉ số

đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao của các NHTM hiện nay. Tuy nhiên có một thực tế là hệ số sử dụng vốn đang giảm dần qua các năm. Tỷ lệ này nếu quá cao (trên 90% năm 2009) có thể gây rủi ro tiềm ẩn đối với khả năng thanh khoản của ngân hàng, khi ngân hàng không thu được nợ sẽ dẫn đến không thanh toán được các khoản đến hạn và rủi ro mất thanh khoản là rất lớn. Những năm gần đây, các NHTM đã có điều chỉnh tỷ lệ này một cách hợp lý hơn. Qua đây, phản ánh được các NHTM đã chú trọng đến chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 43)