Một số kiến nghị đối với NHNN trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 91)

2. Các vấn đề nghiên cứu của đề tài

3.4.Một số kiến nghị đối với NHNN trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Để hoạt động tín dụng ngân hàng được diễn ra thuận lợi, hiệu quả và giảm thiểu các nguy cơ rủi ro, vai trò lãnh đạo chung của NHNN là một vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển hệ thống ngân hàng, giám sát quá trình tác nghiệp và kiểm tra tính tuân thủ các quy định về ngành ngân hàng, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm xảy ra nhằm tránh ảnh hưởng nặng nề tới tính an toàn của cả hệ thống. Trong những năm vừa qua, NHNN đã tính cực, chủ động trong vai trò lãnh đạo và định hướng, kịp thời điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô, góp phần to lớn vào sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng và đóng góp to lớn của ngành vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh những mặt đã làm được, sự lãnh đạo của NHNN vẫn còn một số điểm tồn tại bất cập, chưa hợp lý. Vì lẽ đó, đề tài kiến nghị một số điểm cần điều chỉnh đối với NHNN để sự lãnh đạo của NHNN ngày càng kịp thời, hiệu quả hơn nữa.

3.4.1. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành

Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành vĩ mô của nhà nước, cần phải có kế hoạch chi tiết phù hợp thực tiễn trước khi ban hành các văn bản pháp luật. NHNN cần rà soát lại các văn bản đã ban hành liên quan tới lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng, kịp thời bổ sung chỉnh sửa điều chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho đồng bộ và thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình triển khai thực thi. Có cơ chế chính sách hướng dẫn cụ thể để các TCTD có thể chủ động trong việc xử lý và khai thác tài sản của khách hàng.

3.4.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC

Cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng: kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu; có thể tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích, cung cấp thông tin hữu ích

cho các NHTM để làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng; kết nối với các tổ chức cung cấp thông tin của quốc tế để có thể khai thác các thông tin của các công ty đa quốc gia, công ty có trụ sở chính ở nước ngoài trong trường hợp các đối tượng này muốn vay vốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

3.4.3. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, kịp thời nắm bắt các công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm nhanh chóng phát hiện ra các vi phạm nếu có của các NHTM, của các nhân viên ngân hàng, xử lý nghiêm minh các vi phạm vì không tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, kỹ năng cho các cán bộ thanh tra giám sát của NHNN nhằm cập nhật nhanh nhạy với tình hình mới, nắm bắt được các vụ việc vi phạm về quy trình nghiệp vụ trong các hoạt động cấp tín dụng, phát hiện kịp thời các thủ đoạn tinh vi mà tội phạm sử dụng trong việc lừa đảo, chiếm dụng vốn ngân hàng.

Định hướng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, cảnh báo sớm về các rủi ro tín dụng để giảm thiểu các hậu quả về sau. NHNN cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo, dự báo nguy cơ rủi ro tín dụng có thể xảy ra nhằm giúp các NHTM có thể phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các rủi ro trong hoạt động, hạn chế để rủi ro xảy ra rồi mới tìm cách xử lý, nhằm giảm thiểu các hậu quả có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín, giá trị thương hiệu chung của cả ngành.

3.4.4. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

Hiện nay, việc có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng phần nào làm ảnh hưởng đến việc nắm bắt kịp thời, triển khai có hiệu quả các quy định, chủ trương của NHNN trong điều hành chính sách, quản lý vĩ mô về hoạt động ngân hàng. Mặt khác, việc một số quy định về hoạt động ngân hàng còn chưa thống nhất, còn tồn tại một số bất cập, đồng thời có những quy định chưa sát với thực tế, còn khó khăn

trong quá trình triển khai thực hiện đã phần nào làm giảm hiệu quả điều hành của NHNN cũng như gây khó khăn cho NHTM trong việc thực hiện, tuân thủ.

Do đó, kiến nghị NHNN xem xét, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Qua đó, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho NHTM trong việc triển khai, định hướng hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, tạo nền tảng pháp lý cho ngân hàng thuận lợi trong quá trình thực hiện, tuân thủ các chủ trương của NHNN về điều hành chính sách tiền tệ - ngân hàng chung. Ngoài ra, với một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện, hiệu quả hoạt động, chất lượng hoạt động , đặc biệt là chất lượng tín dụng của NHTM sẽ được nâng cao hơn.

3.4.5. Đề xuất Chính phủ, các ban ngành hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Hoạt động ngân hàng có liên quan đến nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế, có liên quan đến nhiều các thủ tục quy chế khác nhau của các lĩnh vực khác trong quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, do việc thiếu đồng bộ trong hệ thống quy định của mỗi cơ quan ban ngành dẫn đến việc khó khăn, vướng mắc xảy ra trong quá trình tác nghiệp, ví dụ như giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp hay xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng mất khả năng trả nợ… Việc bất cập này làm giảm hiệu quả xử lý nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng.

Do đó, kiến nghị NHNN có thể nghiên cứu, tham mưu, đề xuất đối với Chính phủ, các cơ quan ban ngành có liên quan về việc sửa đổi, thống nhất nội dung quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và cũng giảm thiểu các kẽ hở pháp luật bị kẻ xấu lợi dụng.

Kết luận chương 3

Chương 3 của đề tài đã nêu lên được định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng trong thời gian sắp tới. NHTM tại TPHCM cũng không nằm ngoài định hướng

chung của toàn ngành, hiện nay đang nỗ lực phát triển từng hệ thống theo định hướng đã đề ra. Đồng thời, dựa vào nguyên nhân về chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đã phân tích trong Chương 2 của đề tài, chương 3 cũng đã đề xuất một loạt các giải pháp đối với NHTM nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại đơn vị, nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống, hướng tới phát triển tín dụng bền vững. Ngoài ra, chương 3 cũng đã kiến nghị với NHNN một số vấn đề mang tính chất vĩ mô trong hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh kinh tế thị trường cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, tác động từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn, nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, thị trường tiền tệ - tài chính ngân hàng của Việt Nam và của TPHCM không thể tránh khỏi quy luật chung, cũng chịu một tác động tiêu cực nặng nề tới tính hiệu quả và an toàn của hệ thống. Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống của NHTM, do đó chất lượng tín dụng là một trong những yếu tố tác động hàng đầu tới hiệu quả kinh doanh, nâng cao lợi nhuận và mở rộng quy mô, nâng tầm thương hiệu các NHTM. Việc các NHTM chạy theo tăng trưởng tín dụng nóng mà không đảm bảo các quy chuẩn trong hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007 – 2008 đã bộc lộ các mặt tồn tại và đã gây ra nhiều tác động tiêu cực, làm giảm sút trầm trọng chất lượng tín dụng, đe dọa sự tồn tại của hệ thống NHTM ở TPHCM. Hơn bao giờ hết, vấn đề chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động vốn của hệ thống NHTM được đưa ra và được quan tâm đặc biệt. Hiện nay, vấn đề xử lý nợ xấu, quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng theo hướng phát triển bền vững đang được các NHTM quan tâm và tập trung nguồn lực để thực hiện một cách hiệu quả.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã hệ thống hóa các định nghĩa, lý thuyết về ngành ngân hàng và chất lượng tín dụng nhằm tạo một nền tảng lý luận cho các phân tích, đánh giá được đưa ra. Dựa vào các số liệu thực tế, đề tài đã phân tích cụ thể, chi tiết về thực trạng hoạt động tín dụng của NHTM, thực trạng về chất lượng tín dụng trong giai đoạn 5 năm 2009 – 2013 của hệ thống các NHTM hiện nay tại TPHCM. Thông qua phân tích đánh giá, đề tài đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự giảm sút chất lượng tín dụng, một tình trạng đáng báo động trong sự an toàn của hoạt động ngân hàng. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này xuất phát từ nhiều phía, từ vĩ mô tới vi mô. Qua

đó, đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp đối với ngân hàng, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo hệ thống NHTM tại TPHCM phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh chóng và bền vững trong giai đoạn sắp tới. Nâng cao chất lượng tín dụng cũng là tiền đề để các NHTM trên địa bàn TPHCM nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị thương hiệu, hoàn thành tốt vai trò là trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế.

- - - - - - - ---

22/11/2013].

2. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2009 – 9/2013. Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hồ í á ă ế ố á á á í ụ <http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-chi-tieu-danh-gia-chat-luong-tin- dung.html 02/9/2013]. ế ố á - - - - - - - - - 01/9/2013]. ế ố í ụ í ụ ế <http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/tin-dung-ngan-hang-va-nhung-rui-ro-tin-dung- cua-ngan-hang-t - - - - - - - 01/9/2013]. ế ố í ụ í ụ <http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/tin-dung-va-chat-luong- tin-d - - - - - 01/9/2013].

ặng Hoàng Linh, 2013. Hội nh p quốc tế và các r i ro h thố ĩ ực ngân hàng – Kinh nghi m cho Vi t Nam. Tạp chí ngân hàng, số 15, trang 40 – 45.

ốc Tính, 2013. Gi i pháp phát triển h thố i cổ phần Vi t Nam b n v ng. Thị trường tài chính tiền tệ, số 18, trang 33 – 34.

ộ , 2011. Hi c vố <http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content& - - - - - - - - 22/11/2013]. ổ í ụ ộ í ụ <http://old.voer.edu.vn/module/ - - - - - - - - - - - - - - - 01/9/2013]. ồ ể á ế <http://www.thesaigontimes.vn/ - - - - - - - - 22/11/2013].

L ắc Cù, 2012. X lý n x u trong tiế á u NHTM Vi t Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường tài chính tiền tệ, số 15, trang 21 – 23.

14. Lê Th Hồng Vân, 2010. Cá ố ế í ụ - - - - - - - - - - 02/9/2013]. L , 2013. Một số gi i pháp cụ thể phân tán r i ro tín dụng nhằm ă ừa và h n chế r i ro trong ho ộng tín dụng c á i Vi - - - - ộ - ố- - á - ụ- ể- - á - - - í - ụ - ằ - ă - ừ - - - ế- -ro-trong- - ộ - í - ụ - - á - - - - - - 01/9/2013].

L < http://sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_gtnhnn/lsnhnn?_adf.ctrl- state=kxbxxyq5y_4& L 01/9/2013]. 18. ế ố ố í ụ ự ể í ụ ộ ổ í ụ . 19. c, số li u tổng h á ă – 9/2013.

20. , 2012. Quá trình tiếp c n vi c thực hi n Basel III các c khu vự Á ạ tạ ố - 15/11/2013].

21. Nguy n Minh Ki u, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiệ ại Lầ ồ í ố .

22. ồ í ụ - - - - - - - - - 02/9/2013].

23. Nguy n Th Mùi, 2012. Thành l p AMC có ph i là gi i pháp tố ? Thị trường tài chính tiền tệ, số 15, trang 20 – 21.

24. Phan Diên Vỹ, 2013. B ộng s n v i r i ro tín dụng ngân hàng – nguyên nhân?. Tạp chí ngân hàng, số 21, trang 22 – 25.

25. ố ộ , 2010. t t t ụ ố 47/2010/QH12.

27. , 2013. TP. HCM: N có kh ă t vốn ch yếu b ộng s n. . L - - - - - - - - - - - - - 05/11/2013]. 28. Trần Huy Hoàng, 2011. tr ản trị t ư ạ ồ í L ộ ộ . 29. ầ , 2011. ả trị t ụ t ư ạ tr ị L á ế ỹ ố ồ í . 30. 01/9/2013].

31. Wikipedia. Kh ng ho ng tài chính châu Á 1997 < http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh ng_ho ng_tài_chính_châu_Á_1997 03/11/2013].

32. 01/9/2013].

33. í ụ <http://vi.wikipedia.org/wiki/Tín_dụ 01/9/2013].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 91)