Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 37)

2. Các vấn đề nghiên cứu của đề tài

1.4.Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

1.4.1. Giới thiệu chung về Hiệp ước vốn Basel

Lịch sử hình thành và mục tiêu của Hiệp ước vốn Basel

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện Ngân hàng Trung ương hay Cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần/năm.

Ủy ban Basel xây dựng và công bố những tiêu chuẩn giám sát rộng rãi, khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung, sẵn sàng tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Mục tiêu quan trọng Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; việc giám sát phải tương xứng [10].

Những nét cơ bản của Hiệp ước vốn Basel qua các thời kỳ

Basel I, chủ yếu tập trung vào các rủi ro tín dụng. Mục đích của Basel I là củng cố sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh. Hệ thống này cung cấp

khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau. Một số điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp là rủi ro vận hành, không phân biệt theo loại rủi ro, không có lợi ích từ việc đa dạng hóa…. [30]

Ngày 26/6/2004, Basel II đã chính thức được ban hành nhằm khắc phục, bổ sung một số hạn chế của Basel I. Mục tiêu mới của Basel II là đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro, chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ sang điều tiết dựa vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình; đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát trên nguyên tắc thị trường. Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”: Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc; Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng; Trụ cột thứ III: các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Một số các hạn chế của Basel I như: tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu”, quy định chung một chọn lựa cho tất cả các ngân hàng, đo đạc rủi ro quá sơ bộ, kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng còn đơn giản… đã được khắc phục một cách căn bản trong Basel II.

Ngày 12/9/2010, Basel III – là sự đúc rút những bài học từ cuộc khủng hoảng vừa qua, đồng thời là nền tảng để thiết lập trật tự tài chính thế giới mới – được thông qua. Basel III với nhiều đề xuất mới về vốn, đòn bẩy, tính thanh khoản để củng cố các quy định, giám sát và quản trị rủi ro của ngành ngân hàng. Các tiêu chuẩn vốn và các vùng đệm vốn mới sẽ đòi hỏi các ngân hàng giữ vốn nhiều hơn và chất lượng cao hơn so với quy định hiện hành của Basel II. Nội dung mấu chốt của Basel III là quy định các ngân hàng phải tăng mức vốn dự trữ, đặc biệt là vốn của các cổ đông hoặc của chủ sở hữu. Có như vậy, các ngân hàng mới có thể đủ kinh phí tự thoát khỏi khủng hoảng thay vì phải phụ thuộc vào các gói giải cứu của chính phủ và thận trọng hơn trong cấp phát tín dụng. Theo Basel III, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%; nhưng tỷ lệ của một số loại vốn được

nâng lên, cụ thể: tỷ lệ Vốn cấp 1 tăng từ 4% lên 6%, tỷ lệ Vốn của cổ đông thường tăng từ 2% lên 4,5%; Bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3% [20].

1.4.2. Các quy định của NHNNVN về quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, tất cả các NHTM ở Việt Nam đang thực hiện nghiêm túc theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNNVN.

Theo Quy định này, các NHTM đều phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của ngân hàng. Theo tiêu chuẩn chung, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các nội dung cơ bản như: (i) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh tế của khách hàng, (ii) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, (iii) Uy tín đối với TCTD đã giao dịch trước đây, (iiii) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Cách thức phân loại nợ được quy định cụ thể theo các chỉ tiêu từ Nợ nhóm 1 đến Nợ nhóm 5. Tỷ lệ dự phòng cụ thể của các nhóm nợ: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Dự phòng cụ thể được tính cho từng khoản nợ theo công thức: R=(A-C)×r . Trong đó: R: số dự phòng cụ thể phải trích; A: số dư gốc của khoản nợ; C: giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

1.4.3. Bộ máy tổ chức và mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Tùy theo đặc điểm tổ chức, quy mô hoạt động, định hướng kinh doanh, mỗi NHTM đều có hệ thống quy trình tín dụng riêng. Các khoản vay nợ của khách hàng tại ngân hàng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng này, nhằm giảm thiểu rủi ro

tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng và tính bền vững của hệ thống. Quy trình cấp tín dụng nhìn chung có các bước cơ bản sau đây:

(1) Tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn

(2) Tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng hoàn thiện các thủ tục hồ sơ vay vốn (3) Thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng

(4) Quyết định cấp tín dụng.

(5) Hoàn thiện các bước quy định trước khi giải ngân (6) Thực hiện giải ngân

(7) Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi giải ngân (8) Tiến hành thu hồi nợ theo định kỳ

(9) Phân loại nợ, cơ cấu lại nợ quá hạn

(10) Xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo nợ vay (11) Thanh lý hợp đồng

Thực tế hiện nay, các NHTM trên địa bàn TPHCM đều là ngân hàng có nhiều cấp gồm Hội sở chính, Văn phòng đại diện & Chi nhánh, Phòng giao dịch,… Việc cấp tín dụng được các hệ thống ngân hàng phân cấp cho các đơn vị theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với quy mô của mình. Ở Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và quản lý rủi ro tín dụng phân tán.

(i) Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí. Mức phán quyết đối với các chi nhánh có sự khác nhau tùy thuộc vào quy chế quản trị điều hành tín dụng của từng hệ thống.

(ii) Mô hình quản lý tín dụng phân tán: Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của NHTM thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu của một khoản vay.

Các năm gần đây, do tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ, tình hình sức khỏe doanh nghiệp giảm sút; các ngân hàng đều phải đối diện với nguy cơ cao về rủi ro tín dụng. Nợ xấu phát sinh ngày càng cao khiến cho các NHTM phải đánh giá lại tổng thể hệ thống tổ chức, quản trị rủi ro tín dụng của bản thân, nhìn nhận các mặt hạn chế của bộ máy tổ chức để cải tổ, tái cơ cấu nhằm cải thiện tình hình.

Với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng sau khi gia nhập WTO, các NHTM trong nước nói chung và các NHTM trên địa bàn TPHCM nói riêng đang dần tiệm cận các tiêu chí theo quy chuẩn chung Basel II. Các ngân hàng đã chủ động mời các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng hỗ trợ, tư vấn xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị, cảnh báo rủi ro; đồng thời tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ của bộ phận quản lý, bộ phận trực tiếp thực hiện các quy trình tín dụng, đảm bảo việc cấp tín dụng của ngân hàng được thực hiện một cách đúng quy tắc.

1.4.4. Phòng ngừa, phát hiện, hạn chế rủi ro tín dụng

Các NHTM ở TPHCM đều có chính sách nắm bắt thông tin, kiểm tra, phòng ngừa, giám sát và xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề để giảm thiểu mức độ rủi ro không thu được đầy đủ các khoản cho vay. Quy trình quản lý nợ có vấn đề gồm các bước: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề; kiểm tra hồ sơ các khoản nợ có vấn đề; gặp gỡ, làm việc với khách hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch; quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch [29]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các NHTM ở TPHCM nắm bắt thông tin khách hàng vay thông qua một số kênh thông tin như: báo cáo tài chính; báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh; thông tin từ hệ thống CIC của NHNN; cán bộ tín dụng của NHTM kiểm tra định kỳ việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi giải ngân.... Các thông tin sau khi thu thập được xử lý, so sánh,

phân tích tình hình tài chính, xếp hạng tín dụng khách hàng. Khi NHTM phát hiện ra khả năng tài chính của khách hàng có dấu hiệu suy giảm; khách hàng có dấu hiệu sai phạm thì các khoản nợ này sẽ được chú ý đặc biệt, có biện pháp xử lý.

Thực tế tình hình những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của các NHTM còn mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, phân loại nợ xấu…). Khả năng dự báo và phòng ngừa rủi ro từ xa còn hạn chế do hệ thống cảnh báo rủi ro chưa tốt; quy trình thu thập và xử lý thông tin khách hàng chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau khi giải ngân còn hời hợt, trình độ của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế.

Nhìn chung, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM đang được thực hiện một cách hệ thống theo các quy định của từng hệ thống NHTM. Bản thân từng NHTM cũng đã ý thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống. Do đó, các NHTM đã và đang nỗ lực bằng nguồn lực của bản thân ngân hàng nhằm ngày một hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của đơn vị mình theo các quy chuẩn quốc tế.

Kết luận chương 1

Chương 1 cung cấp một cái nhìn tổng quát về các lý thuyết cơ bản trong hoạt động ngân hàng như định nghĩa NHTM, định nghĩa tín dụng ngân hàng và giới thiệu chung về chất lượng tín dụng trong NHTM.

Đồng thời với điều đó, chương này cũng đã khái quát chung về các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng, về mặt định tính và định lượng; các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng, gồm nhân tố chủ quan và khách quan; đồng thời nêu lên sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Qua đó, chương 1 cung cấp những khái niệm cơ bản nhất, tạo một nền tảng lý thuyết cho các vấn đề được nghiên cứu và trình bày trong các chương sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

2.1. Giới thiệu về mạng lưới NHTM tại TPHCM

Để thuận tiện trong việc phân loại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM hiện nay được chia thành 4 khối: Khối NHTM Nhà nước và NHTM có trên 50% vốn Nhà nước (gọi chung là NHTM Nhà nước); Khối NHTM Cổ phần; Khối Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là NH Liên doanh & Nước ngoài); Khối Công ty tài chính & Công ty cho thuê tài chính (gọi chung là TCTD khác). Mạng lưới các NHTM được tính trong Bảng biểu 2.1 dưới đây gồm có: Hội sở chính, Sở giao dịch, Văn phòng đại diện, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm.

Bảng biểu 2.1: Mạng lưới hoạt động của NHTM tại TPHCM năm 2009 - 9/2013

Đơn vị tính: đơn vị giao dịch

Năm 2009 2010 2011 2012 9/2013

NHTM Nhà nước 501 540 550 536 536

NHTM Cổ phần 1.067 1.323 1.365 1.416 1.416

NH Liên doanh & Nước ngoài 89 95 96 94 92

TCTD khác 30 35 37 34 34

Tổng cộng 1.687 1.993 2.048 2.080 2.078

Theo Bảng biểu 2.1, có thể thấy số lượng đơn vị giao dịch của hệ thống NHTM tại TPHCM đã tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng nóng 2009 - 2010. Những năm gần đây, do tình trạng tăng trưởng tín dụng khó khăn, chất lượng tín dụng giảm sút, các NHTM không có nhiều điều kiện để mở rộng thêm mạng lưới. Số lượng các đơn vị giao dịch của hệ thống NHTM được duy trì ổn định qua giai đoạn 2010 - 2013.

2.2. Tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn TPHCM giai đoạn 5 năm 2009 – 2013

Bối cảnh trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những tác động ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế đất nước và hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài tác động đó. Tuy nhiên, từ năm 2009 - 2013, theo đánh giá chung, hoạt động ngân hàng vẫn duy trì sự ổn định và phát triển.

2.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn trên địa bàn TPHCM tăng dần qua các năm trong giai đoạn 5 năm 2009 – 2013. Nếu cuối năm 2009 huy động vốn đạt 603.353 tỷ đồng thì đến tháng 9/2013, huy động vốn trên toàn địa bàn đã đạt 1.071.481 tỷ đồng, tăng 77,6%, theo Bảng biểu 2.2.

Phân loại theo tính chất tiền gửi, giai đoạn 2009 - 2010, tiền gửi của tổ chức kinh tế & cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, đây là nguồn vốn không ổn định. Từ năm 2012 trở đi, nguồn vốn từ tiết kiệm dân cư đã tăng mạnh, chiếm tỷ trọng hơn 50% trong cơ cấu tiền gửi. Đây là nguồn vốn ổn định và thích hợp để phát triển các chính sách tín dụng. Hiện nay, các NHTM cũng đã chú trọng nhiều hơn đến việc thu hút nguồn vốn tiết kiệm này nhằm xây dựng các chính sách phát triển tín dụng lâu dài phù hợp hơn và bền vững hơn.

Bảng biểu 2.2: Vốn huy động của các NHTM tại TPHCM năm 2009 – 9/2013

Năm 2009 2010 2011 2012 9/2013

Vốn huy động 603.353 806.264 893.490 993.096 1.071.481 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân theo tính chất tiền gửi

Tiền gửi tổ chức kinh tế & cá nhân 313.306 380.368 401.883 425.945 467.492 Tiết kiệm 238.418 327.065 375.332 502.331 577.817 Phát hành giấy tờ có giá 51.629 98.831 116.275 64.820 26.172

Phân theo khối ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 37)