2. Các vấn đề nghiên cứu của đề tài
2.6.1. Nguyên nhân khách quan
2.6.1.1. Các nguyên nhân từ môi trường
(*) Các yếu tố âất khả kháng từ môi trường tự nhiên
Hiện nay, với nền kinh tế vẫn còn tỷ trọng ngành nông nghiệp cao như của Việt Nam thì những khách hàng có ngành nghề kinh doanh liên quan đến môi trường, hoặc sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố môi trường vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Các yếu tố tự nhiên luôn biến đổi và không thể dự tính trước, do đó việc bất ổn do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (thiên tai, động đất, dịch bệnh, lũ lụt, hỏa hoạn…) làm ảnh hưởng một phần, hoặc có thể toàn bộ đến kết quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn. Điều này tác động không nhỏ đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
TPHCM có một phần diện tích tiếp giáp biển ở khu vực huyện Cần Giờ, đồng thời có nhiều diện tích sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp tại một số huyện ngoại thành khác như Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn,... Vì vậy, yếu tố môi trường tự nhiên sẽ tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của các khách hàng thuộc lĩnh vực này.
(*) Môi trường kinh tế
Đây được đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng tín dụng của các NHTM trong những năm gần đây. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và trong khu vực là hiển nhiên. Kể từ cuối năm 2008, thế giới phải đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính, với sự sụp đổ của hàng loạt hệ thống tài chính ngân hàng lớn. Điều này đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước. Môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn làm chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu đang tăng nhanh.
Điều kiện kinh tế của khu vực TPHCM, nơi các NHTM đang phục vụ ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế không ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho rủi ro tín dụng phát sinh cao. Trong thời kỳ đình trệ sản xuất do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới như hiện nay, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực. Khách hàng không đáp ứng được các chỉ tiêu về sức khỏe doanh nghiệp để có thể vay vốn, vì vậy việc phát triển tín dụng mới hầu như rất chậm. Bên cạnh đó, những khoản vay đã giải ngân trước đây của ngân hàng cũng đang gặp nhiều vấn đề lớn trong quá trình thu hồi nợ.
Bảng biểu 2.10: Các chỉ số kinh tế TPHCM qua các năm 2009- 2013
Đơn vị tính: %
Năm 2009 2010 2011 2012 9/2013
GDP 8,6 11,8 10,3 9,2 8,7
CPI 7,71 9,58 15,86 4,07 4,43
Chỉ số phát triển công nghiệp 8,3 14,2 11,7 5,1 6
Đầu tư xây dựng cơ bản 18,2 17,8 17,8 9,2 3,3
Kim ngạch xuất khẩu -26,6 4,4 19,1 6,3 -4,5
Kim ngạch nhập khẩu -16,4 8,1 25,4 -4,6 12
[Nguồn: Tình hình kinh tế - xã hội TPHCM qua các năm. Cục Thống kê TPHCM] -Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại từ năm 2011: Năm 2010, tăng trưởng kinh tế của TPHCM đạt một trong những mốc cao nhất từ trước đến nay 11,8%, đánh dấu một năm phát triển mạnh mẽ và vượt bậc của kinh tế thành phố về mọi mặt. Tuy nhiên, tăng trưởng nóng nhưng không bền vững dẫn đến các năm sau, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 10,3%, đến năm 2012 tiếp tục giảm còn 9,2% và 9 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 8,7%. Điều này thể hiện nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn rất khó khăn, tuy đã có hồi phục nhưng vẫn chưa rõ nét. Chính vì thế, các doanh
nghiệp là khách hàng của các NHTM vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, thu lợi nhuận và trả nợ ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng mạnh tới các doanh nghiệp, khiến số lượng doanh nghiệp phá sản tăng cao, mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Hậu quả tất yếu là nợ xấu các NHTM tăng nhanh trong những năm qua.
- Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh trong 2 năm 2010 - 2011: lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, chi phí tăng cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ hàng tồn kho, sức tiêu thụ hàng hóa giảm sút. Các doanh nghiệp sản xuất không thể tiêu thụ được hàng hóa dẫn đến nguồn thu nhập bị ảnh hưởng tiêu cực trong khi nguồn trả nợ ngân hàng chính là từ doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới khách hàng doanh nghiệp mà ngay cả khách hàng cá nhân khi vay vốn ngân hàng cũng mất khả năng thanh toán nợ, vì nguồn thu nhập tăng chậm so với tốc độ tăng của chỉ số giá, khiến chi phí sinh hoạt cũng tăng mạnh. Chỉ số CPI năm 2010 tăng mạnh 9,58% và năm 2011 nhảy vọt lên 15,86%. Các năm gần đây, những biện pháp mạnh mẽ của Chính phủ đã kiềm chế tốt tốc độ tăng của CPI tại TPHCM.
- Việc thị trường bất động sản bị đóng băng để lại nhiều hệ lụy cho các ngành sản xuất liên quan như ngành thép, vật liệu xây dựng... Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm. Các chỉ số phát triển công nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản của TPHCM giảm mạnh trong các năm gần đây. Điều này phản ánh tình trạng khó khăn chung của các ngành sản xuất công nghiệp, ngành xây dựng liên quan đến bất động sản. Do đó, nợ xấu của ngân hàng cũng tăng nhanh trong các nhóm ngành này.
- Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu không ổn định, đặc biệt 9 tháng đầu 2013. Kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh 4,5% trong khi nhập khẩu lại tăng cao tới 12%. Chỉ số này cũng thể hiện phần nào cán cân nhập siêu của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn đang ở mức cao, bất chấp các nỗ lực của Chính phủ trong việc kích thích và hỗ
trợ xuất khẩu. Qua đó, thể hiện hoạt động của các doanh nghiệp ngành nghề xuất nhập khẩu ở TPHCM trong thời gian qua cũng đang gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút nghiêm trọng. Một số ngân hàng có tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khá cao, chủ yếu là cho vay ngoại tệ. Do đó, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành nghề xuất nhập khẩu, sức tiêu thụ và sản xuất kém đi, các doanh nghiệp này rất dễ rơi vào nợ xấu do không có đủ thu nhập để thanh toán nợ vay khi đến hạn.
Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của TPHCM năm 2009 - 9/2013
[Nguồn: Tình hình kinh tế - xã hội TPHCM qua các năm. Cục Thống kê TPHCM]
(*) Môi trường pháp lý
Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM trong bối cảnh hiện nay. Một thực tế hiện nay trong hoạt động ngân hàng nói chung ở Việt Nam là môi trường pháp lý còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng còn chồng chéo, chưa thống nhất; nhiều văn bản quy định không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ và nhất quán. Nhiều quy định, đặc biệt về xử lý tài sản đảm bảo, rất khó áp dụng trong thực tế, do quy
-16.400% 8.100% 25.400% -4.600% 12.00% -26.600% 4.400% 19.100% 6.300% -4.500% -30.00% -20.00% -10.00% .00% 10.00% 20.00% 30.00% 2009 2010 2011 2012 9/2013
trình xử lý, kiện tụng, thi hành án ở nước ta còn nhiêu khê, phức tạp, thiếu đồng bộ tại nhiều địa phương. Điều này gây khó khăn rất lớn trong quá trình xử lý rủi ro của NHTM.
Một vấn đề bất cập nữa trong hoạt động ngân hàng liên quan đến pháp lý là thiếu tính liên thông giữa các ngành, các cơ quan quản lý khác nhau. Do đó, mỗi đơn vị lại có những triển khai thực hiện khác nhau, dẫn tới nhiều bất cập trong xử lý công việc chung, nhất là các vấn đề xử lý tài sản đảm bảo nợ xấu của ngân hàng. Nhiều cơ quan, ban ngành không triển khai thực hiện được do thiếu văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra việc trì trệ, kéo dài thời gian trong xử lý tài sản đảm bảo của NHTM trên địa bàn TPHCM hiện nay.
Mặt khác, do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, dẫn đến việc thiếu các biện pháp chế tài nhằm đảm bảo khách hàng khai báo thông tin chính xác, đầy đủ. Việc quản lý còn nhiều lỏng lẻo hiện nay dẫn đến một thực trạng đáng báo động là thiếu minh bạch nghiêm trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, thông tin cung cấp cho NHTM trong quá trình thẩm định không đảm bảo chính xác, nhằm mục đích vay được vốn từ ngân hàng. Đồng thời, hiện nay Pháp luật nước ta còn thiếu các biện pháp xử lý nghiêm minh để ngăn chặn tình trạng trên.
2.6.1.2. Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế
TPHCM là một thành phố trẻ và năng động, do đó quá trình hội nhập quốc tế cũng diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn. Khi nước ta có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI, FPI...) thì TPHCM là một trong những đơn vị đi đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ đây, cũng phát sinh nhiều vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, với quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp trong nước thời kỳ đầu hội nhập còn nhiều yếu kém, bộc lộ nhiều lỗ hổng. Quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay
gắt, khiến hầu hết những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý chưa hoàn chỉnh gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có xếp hạng tín dụng tốt sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. Ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính ổn định, hệ thống mạng lưới rộng khắp trên châu lục và thế giới, đồng thời với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng được đa số các nhu cầu sử dụng của khách hàng; sẽ đẩy các ngân hàng trong nước lâm vào tình trạng phải cạnh tranh mạnh mẽ. Với các lợi thế sẵn có của các ngân hàng nước ngoài, tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn, đồng nghĩa với việc đối diện với nhiều rủi ro hơn trong các hoạt động, nhất là tín dụng.
Theo Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ phân theo khối ngân hàng, có thể nhận thấy tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng liên doanh & nước ngoài luôn được duy trì ở tỷ lệ thấp và ổn định, không có hiện tượng tăng đột biến dù trong hoàn cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều rủi ro.
2.6.1.3. Hệ thống thông tin yếu kém
Việc công khai, minh bạch thông tin hiện nay tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng là một vấn đề đang được quan tâm của đại đa số người dân, doanh nghiệp. Ở Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã góp phần tích cực, quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng của khách hàng cho NHTM trong quá trình thẩm định cấp tín dụng. Tuy nhiên, thông tin do CIC cung cấp còn đơn điệu, không kịp thời, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cung cấp thông tin. Thông tin CIC chỉ gồm diễn biến mức dư nợ tại các TCTD, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng
điều hành lãnh đạo của doanh nghiệp, cá nhân. Các thông tin về các cá nhân, doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với các TCTD thì hoàn toàn không có cập nhật.
Tình trạng yếu kém và thiếu minh bạch thông tin trong hoạt động tài chính, ngân hàng hiện nay dẫn đến nguy cơ NHTM có các quyết định sai lầm khi giải ngân cho vay đối với các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn hoặc các dự án không khả thi. Rủi ro tín dụng xuất hiện trong nhiều trường hợp từ nguyên nhân này. Việt Nam vẫn còn hạn chế trong khâu quản lý thông tin, cung cấp thông tin minh bạch, do đó sẽ là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng. Nếu các ngân hàng cạnh tranh bằng cách cố gắng chạy theo lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin bất đối xứng thì không tránh khỏi nguy cơ nợ xấu gia tăng.
2.6.1.4. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Đối với khách hàng doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối rất lớn của quy luật cung cầu, giá cả thị trường... nên cũng phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ nhiều phía dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp làm cho kinh doanh gặp khó khăn thua lỗ, thậm chí phá sản. Đồng thời hiện nay hoạt động kinh doanh của một số lượng lớn doanh nghiệp gắn liền với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Chính vì vậy rủi ro của NHTM là cộng hưởng rủi ro của các doanh nghiệp.
+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay:
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Khi cho vay các ngân hàng đều mong muốn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hợp lý, sử dụng hiệu quả để có thể sinh lợi bù đắp các khoản nợ. Tuy nhiên, một số trường hợp, doanh nghiệp sau khi vay được vốn từ ngân hàng lại không sử dụng vốn vay đúng mục đích đã đăng ký ban đầu, mà chuyển vốn sang các mục đích khác phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc đầu tư vào các danh mục rủi ro cao hơn... Số lượng các doanh nghiệp sử
dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản tuy không nhiều nhưng những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín, giá trị thương hiệu của NHTM, ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác. Đồng thời, nhiều khách hàng thiếu thiện chí, thiếu hợp tác với ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ vay. Nhiều khách hàng dù kinh doanh có lãi hay thua lỗ đều cố tình chây ỳ, trì hoãn, gây khó khăn, kéo dài thời hạn trả nợ. Một số doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp luật trong xử lý, thanh lý tài sản đảm bảo để cố tình trì hoãn việc phát mãi tài sản của ngân hàng. Đây là một trong những vướng mắc lớn trong quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng.
+ Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém: Nếu chiến lược
kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên khi năng lực hoạch định quản lý của doanh nghiệp yếu kém sẽ làm cho phương án, dự án kinh doanh không được triển khai hiệu quả trong thực tế, không thu hồi được vốn và thu lợi nhuận như kế hoạch, nguồn trả nợ ngân hàng cũng bị mất đi. Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu