Từ Chính Phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 75)

- Thứ nhất: Hoàn thiện khung pháp lý cho việc phát triển thương mại điện tử.

 Ghi nhận giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử

Hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt Nam hình thức văn bản được sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại và đặc biệt là trong các hợp đồng kinh tế nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng rằng thế nào là “văn bản”. Theo quan niệm lâu nay của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt Nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dân sự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch Thương mại điện tử sẽ không được tận dụng và phát huy. Chính vì vậy, việc xoá bỏ rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của Thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử.

Việc ghi nhận giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử có thể được thực hiện bằng hai cách chính như sau: Thứ nhất là nên đưa ra khái niệm văn bản điện tử và có những quy định riêng đối với loại văn bản này; Thứ hai là phải coi các hình thức thông tin điện tử như là các văn bản có giá trị tương đương với văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố:

- Khả năng chứa thông tin, các thông tin có thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết.

- Ðảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin.

Hiện nay, tại Việt Nam vấn đề này chúng ta đã có đề cập đến và đã được giải quyết tuy còn ở một góc độ rất hạn chế. Trong luật Thương mại Việt Nam đã có quy định Hợp đồng mua bán hàng hoá thông qua điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản. Tuy nhiên, ở các hợp đồng kinh tế, dân sự, thương mại khác thì vấn đề này chưa đuợc thừa nhận một cách rõ ràng và cụ thể. Chính vì vậy, để hoàn thiện và có một cách hiểu thống nhất chúng ta cần phải có những điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới.

 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Từ trước đến nay chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính xác thực của thông tin được chứa đựng trong văn bản. Các đặc trưng cơ bản của chữ ký là:

- Chữ ký nhằm xác định tác giả của văn bản.

- Chữ ký thể hiện sự chấp nhận của tác giả với nội dung thông tin chứa đựng trong văn bản.

Trong giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử, các yêu cầu về đặc trưng của chữ ký tay có thể đáp ứng bằng hình thức chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử trở thành một thành tố quan trọng trong văn bản điện tử. Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là về mặt công nghệ và pháp lý thì chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ý chí rõ ràng của các bên về thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử. Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã được ứng dụng rộng rãi nhằm nhận dạng và chứng thực cá nhân. Những công nghệ này bao gồm công nghệ số và mật lệnh nhận dạng, dấu hiệu hoặc thẻ thông minh, sinh trắc học, dữ liệu điện tử đơn giản, chữ ký kỹ thuật số và các kết hợp của những công nghệ này. Luật pháp điều chỉnh lĩnh vực này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít thông tin về nhau có thể xác định được chính xác chữ ký điện tử của các bên đối tác. Và trong trường hợp này để xác định được độ tin cậy của chữ ký điện tử người ta trù liệu hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực

và đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử. Cơ quan này hình thành nhằm cung cấp một dịch vụ mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý hơn là về mặt công nghệ.

Ðối với Việt Nam vấn đề chữ ký điện tử vẫn còn là một vấn đề mà chúng ta mới có những bước đi đầu tiên. Tháng 3/2002 Chính phủ đã có quyết định số 44/2002/QÐ-TTg về chấp nhận chữ ký điện tử trong thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị. Có thể coi đây là văn bản pháp lý cao nhất quy định về chữ ký điện tử hiện đang được áp dụng tại Việt Nam. Chính phủ cần phải hoàn thiện và nhân rộng hơn nữa để chữ ký điện tử trở thành phổ biến trong các giao dịch Thương mại điện tử.

 Vấn đề bản gốc

Vấn đề “bản gốc” có liên quan chặt chẽ đến vấn đề “chữ ký” và “văn bản” trong môi truờng kinh doanh điện tử. Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản. Trong môi trường giao dịch qua mạng thì vấn đề bản gốc được đặt gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử. Do đó, chữ ký điện tử không những chỉ xác định người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông tin chứa trong văn bản. Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hoá tài liệu được ký kết. Về mặt nguyên tắc thì văn bản điện tử và văn bản truyền thống có giá trị ngang nhau về mặt pháp lý. Vấn đề này được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị chứng cứ của văn bản điện tử. Việc công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của TMĐT. Chỉ khi giá trị của văn bản điện tử được đặt ngang hàng với văn bản viết truyền thống thì các chủ thể trong giao dịch Thương mại điện tử mới sử dụng một cách thường xuyên văn bản điện tử thay cho văn bản viết truyền thống. Tuy vậy, giá trị của văn bản điện tử cũng chỉ được xác nhận khi nó đảm bảo được các thành tố mà đã được nêu ở phần trên.

Có thể nói vấn đề xây dựng khung pháp lý làm cơ sở cho TMĐT phát triển là một việc làm mang tính cấp thiết. Thương mại điện tử không thể phát triển mạnh và hoàn thiện nếu như không có môi trường pháp lý đầy đủ cho nó hoạt động.

- Thứ hai: Phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

Đẩy mạnh phát triển TMĐT, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính,… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch,… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT sau này.

Nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử được phát triển trên cơ sở những tiến bộ về công nghệ thông tin. Nhờ có sự tiến bộ về công nghệ thông tin mới có sự hiện diện của Thẻ điện tử, Home banking, Phone banking, Internet banking,… Công nghệ thông tin còn là cơ sở cho việc toàn cầu hóa một số dịch vụ ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách phát triển công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin Internet, thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí,… tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.

Hiện nay, Nhà nước đã có chiến lược phát triển công nghệ thông tin định hướng đến năm 2020, trong đó xem công nghệ thông tin – truyền thông là công cụ hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghệ thông tin – truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Với định hướng này, Nhà nước triển khai nhanh hơn nữa các giải pháp để đưa ngành công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam thực sự phát triển, có tác động tích cực đối với sự phát triển của những ngành có sử dụng công nghệ cao.

Trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, Nhà nước, cụ thể là Ngân hàng Trung ương, cần phải tập trung phát triển hơn nữa công nghệ thông tin – truyền thông, tiếp tục triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng, ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án công nghệ thông tin,…

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và thực thi các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng và các hoạt động liên quan trong ngành ngân hàng như vấn đề về bảo vệ người sử dụng các dịch vụ ngân hàng liên quan đến công nghệ thông tin, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện giao dịch điện tử trong ngân hàng,…

- Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế về TMĐT.

Cần tăng cường hơn nữa việc tham gia vào các hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung vào APEC, UNCITRAL, WTO để hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT, thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết quốc tế về TMĐT mà Việt Nam tham gia. Việc xây dựng, ban hành, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển TMĐT nước ta trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam cần tham gia tích cực vào hoạt động của Tổ chức thương mại và TMĐT của Liên Hợp quốc. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tham gia hoạt động của tổ chức quốc tế về TMĐT, từng bước nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động TMĐT.

Kết luận chƣơng 3

Trong xu thế hội nhập và tự do hóa tài chính, dịch vụ NHĐT sẽ mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Do vậy, để phát triển dịch vụ NHĐT không chỉ từ sự nổ lực của bản thân VietinBank mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các cơ quan quản lý và quan trọng nhất là khách hàng. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần có những chiến lược kênh phân phối điện tử thích hợp và giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn để phát triển dịch vụ NHĐT.

Chương 3 đã đề ra được một số giải pháp để phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị hợp lý với NHNN, cơ quan ban ngành để thúc đẩy phát triển dịch vụ NHĐT.

KẾT LUẬN

---***---

Đề tài “Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử.

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước yêu cầu của hội nhập và cạnh tranh, giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng, mở rộng kênh phân phối, tăng thu nhập cho ngân hàng cũng như giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra được những biện pháp khả thi để thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank như các giải pháp về nhân sự, bảo mật hệ thống, đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, chuẩn hóa mô hình tổ chức quản trị. Các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử mà luận văn đề xuất, có những giải pháp ứng dụng ngay, có giải pháp là chiến lược dài lâu mà ngân hàng phải thực hiện trong thời gian dài hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---***---

1. Báo cáo hoạt động ngân hàng điện tử của VietinBank qua các năm từ 2009 đến qúy 2/2013.

2. Báo cáo thường niên của VietinBank từ 2009 – 2012 và Báo cáo tài chính hợp nhất qúy 2/2013.

3. Bộ Công Thương (2008), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008, Hà

Nội.

4. Nguyễn Đăng Hậu (2004), Kiến thức thương mại điện tử, Viện đào tạo Công nghệ và Quản lý Quốc tế - Khoa Công nghệ thông tin.

5. Đỗ Văn Hữu (2005), Thúc đẩy phát triển ngân hàng điện tử ở Việt Nam, Tạp chí Tin học ngân hàng.

6. Luật giao dịch điện tử của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

7. Trần Hoàng Ngân & Ngô Minh Hải (2004), Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 169.

8. Nghị định của Chính phủ số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

9. Nghị định của Chính phủ số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

10. Nghị định của Chính phủ số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

11. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

12. Quyết định của NHNN số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT.

13. Lê Thị Thoa (2012), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

14. Thông tư số 78/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính ngày 15/9/2008.

15. Một số trang web:

- http://www.acb.com.vn/nhdt/acbocn/nhdtcn.htm [Ngày truy cập: 8/7/2013]

- Nguyễn Thị Hồng Trang (2012), Vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại

Việt Nam, http://www.htu.edu.vn/tin-tuc-su-kien/660-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%

81-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-ng%C3%A2n-h%C 3%A0ng-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t- nam[Ngày truy cập: 10/6/2013]

- http://luatvietnam.vn/VL/trang-chu/ [Ngày truy cập: 10/6/2013]

- https://www.techcombank.com.vn/Desktop.aspx/KHCNKHDN/NHDT/http:/

/www.vcb.com.vn [Ngày truy cập: 8/7/2013]

- http://www.vietcombank.com.vn/EBanking/ [Ngày truy cập: 8/7/2013].

- http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/about/manager.html [Ngày truy cập:

8/7/2013].

- http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html [Ngày truy cập:8/7/2013]

- http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/product/ebank/leftblock/ip/index.ht

ml [Ngày truy cập: 8/7/2013]

- Kim Đức Thịnh (2008), Bàn về việc ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)