Nhóm giải pháp mở rộng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 65)

Phát triển quy mô dịch vụ NHĐT trên cơ sở mở rộng các kênh phân phối dịch vụ NHĐT. Do đó, để mở rộng kênh phân phối thì VietinBank cần phải:

- Mở rộng hơn nữa về việc gia tăng thêm các phòng giao dịch.

- Mở rộng hệ thống giao dịch 24h, triển khai thêm hệ thống này đặt tại các trạm xăng, nhà sách, quầy sách báo,… Khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian do các thủ tục đều được giải quyết một cửa.

- Tăng thêm các điểm đặt máy ATM tại các khách sạn, siêu thị, nhà hàng, khu dân cư sầm uất,…

Đ ể mở rộng và nâng cao thị phần thẻ trên thị trường, cần nghiên cứu, xác định nhóm khách hàng tiềm năng có thể khai thác trên từng địa bàn, từ đó đánh giá các khách hàng hiện tại.

Đối với thẻ E-partner: cần xác định các nhóm khách hàng sử dụng theo định hướng:

- Nhóm khách hàng tập thể phát hành thẻ C-card, S-Card liên kết cho cán bộ nhân viên/ học sinh để sử dụng dịch vụ chi lương hoặc thu học phí qua thẻ bao gồm các trường đại học, học viên, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

- Nhóm khách hàng tập thể phát hành thẻ C-card liên kết công ty hoặc doanh nghiệp phát hành thẻ C-card liên kết thành viên cho khách hàng nhằm thuận tiện trong công tác chăm sóc và duy trì lòng trung thành của khách hàng đơn vị như: Công ty Honda, KFC, Shiseido, điện máy, siêu thị,…

- Nhóm khách hàng sử dụng thẻ Pinkcard, G-card: Đây là những nhóm khách hàng mang lại nguồn huy động và thu dịch vụ lớn cho ngân hàng. Cần chú trọng phát hành thẻ G-card và Pink-card cho Ban lãnh đạo, những người có vai trò quan trọng trong việc quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tại các đơn vị,

trường học,…Mở rộng phát hành thẻ Pinkcard cho các nữ cán bộ nhân viên thuộc khối văn phòng. Đặc biệt có thể khai thác lợi thế cạnh tranh từ thẻ Pinkcard để dễ dàng tiếp cận nhiều doanh nghiệp có lãnh đạo hoặc nhiều cán bộ nhân viên là nữ.

- Nhóm khách hàng sử dụng thẻ 12 con giáp: tận dụng lợi thế cạnh tranh từ sản phẩm thẻ này để khai thác các khách hàng giới trẻ tại địa phương hoặc sử dụng thẻ này để cung cấp cho các khách hàng tập thể trong các trường hợp cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng khác nhằm tạo sự khác biệt.

Đối với thẻ tín dụng quốc tế Cremium: cần đẩy mạnh khai thác nhóm khách hàng hạng thẻ chuẩn (hạn mức từ 10 – 49 triệu đồng), hạng xanh (hạn mức dưới 10 triệu đồng), tập trung chủ yếu vào các cán bộ nhân viên các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi lương của VietinBank. Cụ thể:

- Với các đơn vị hiện tại đang sử dụng dịch vụ chi lương qua thẻ của VietinBank thì cần lập kế hoạch giới thiệu cho các cán bộ nhân viên đơn vị về sản phẩm, tiện ích và chính sách ưu đãi của VietinBank khi phát hành thẻ tín dụng Cemium. Tận dụng các mối quan hệ sẵn có, khai thác tối đa danh sách cán bộ nhân viên đơn vị phát hành thẻ Cremium.

- Với các đơn vị đang có kế hoạch tiếp cận phát hành thẻ ghi nợ E-partner tập thể để sử dụng dịch vụ chi lương qua thẻ, cần giới thiệu và bổ sung nội dung về chính sách ưu đãi thẻ tín dụng Cremium cho cán bộ nhân viên thuộc đơn vị trong "Hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyển lương qua tài khoản thẻ E-Partner" với đơn vị nhằm tăng thêm lợi thế cạnh tranh trong quá trình khai thác khách hàng cũng như góp phần tăng số lượng phát hành của hai loại sản phẩm thẻ cho cũng đối tượng khách hàng mục tiêu.

- Tiếp tục khai thác các nhóm khách hàng phát hành hạng thẻ vàng, hạng chuẩn tập trung cho các đối tượng là cán bộ nhân viên khối hành chính sự nghiệp, hưởng lương ngân sách, các doanh nghiệp vốn nhà nước chi phối; đối với các lãnh đạo các đơn vị ngoài quốc doanh, các đơn vị có quan hệ hợp tác toàn diện, đơn vị thuộc chính sách khách hàng thân thiết với VietinBank.

- Tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh thẻ theo hướng cung cấp các sản phẩm chất lượng, vượt trội, không miễn phí đại trà công khai như các ngân hàng khác nhằm tạo sự khác biệt cũng như duy trì và phát triển thương hiệu VietinBank. Áp dụng chính sách ưu đãi phí dài hạn cho nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu theo hướng chủ động phổ cập dịch vụ thẻ cho khách hàng mục tiêu, sau đó sử dụng các chính sách marketing để tăng tỷ lệ thẻ hoạt động và thu phí dịch vụ sau khi khách hàng sử dụng.

Ngoài ra, mức độ cạnh tranh về khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng vì thế việc ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của mình là điều cần thiết. Muốn vậy, ngân hàng phải xây dựng chính sách marketing phù hợp và hiệu quả dựa trên các tiêu chí sau:

* Nâng cao uy tín của ngân hàng.

* Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, phân đoạn khách hàng. * Tạo ra những sản phẩm cốt lõi.

* Đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)