Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 34)

2.1.1. Quá trình ra đời

Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam.

- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 1 sở giao dịch, 151 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm.

- Có 7 công ty hạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán Công thương, công ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty TNHH MTV bảo hiểm, công ty TNHH MTV quản lý quỹ, công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý, công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm thẻ, trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.

- Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

- Là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008.

- Là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế.

- Là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh.

- Là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Ngành nghề kinh doanh

VietinBank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank năm 2012)

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam từ năm 2009 đến qúy 2/2013

2.1.3.1 Quá trình tăng vốn điều lệ từ năm 2009 đến qúy 2/2013

- Vốn điều lệ của Ngân hàng theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN ngày 03 tháng 7 năm 2009 là 11.252.973 triệu đồng, trong đó phần vốn Nhà nước là 10.040.855 triệu đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngoài thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu là 1.212.118 triệu đồng.

- Ngày 19 tháng 5 năm 2010, phương án tăng vốn đợt 1 năm 1010 của Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tại văn bản số 3679/NHNN- TTGSNH và ngày 24 tháng 8 năm 2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có

Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng số 651/UBCK-GCN cho Ngân hàng.

- Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Ngân hàng đã hoàn tất đợt phát hành với tổng số cổ phiếu thực tế phát hành thêm là 391.931.841 đơn vị, trong đó số cổ phiếu trả cổ tức là 76.848.603 đơn vị và số cổ phiếu bán cho cổ đông là 315.083.238 đơn vị.

- Ngày 10 tháng 3 năm 2011, Ngân hàng đã hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược với tổng số cổ phiếu thực tế phát hành thêm là 168.581.013 đơn vị.

- Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Ngân hàng đã hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tổng số cổ phiếu thực tế phát hành thêm là 337.162.100 đơn vị.

- Ngày 13 tháng 4 năm 2012, Ngân hàng đã hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tổng số cổ phiếu thực tế phát hành thêm là 598.782.376 đơn vị.

- Ngày 14 tháng 5 năm 2013, Ngân hàng đã hoàn thành phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nâng tổng số cổ phiếu thực tế lên 3.266.144.348 đơn vị.

- Theo đó, tại ngày 30 tháng 06 năm 2013, vốn điều lệ của Ngân hàng là 32.661.443 triệu đồng.

Bảng 2.1: Quá trình tăng vốn điều lệ tại VietinBank (2009 - qúy 2/2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Vốn điều lệ (tỷ đồng) 2009 11.252 2010 15.172 2011 20.230 2012 26.218 Đến Qúy 2/2013 32.661

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của VietinBank từ 2009 – 2012 và Báo cáo tài chính hợp nhất qúy 2/2013)

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam (2009 – qúy 2/2013)

Là Ngân hàng giữ vai trò trụ cột của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam với thị phần lớn, đa dạng, trong 25 năm hoạt động, VietinBank luôn tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định qua từng năm. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính của VietinBank như sau:

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của VietinBank từ năm 2009 – qúy 2/2013

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của VietinBank từ 2009 – 2012 và Báo cáo tài chính hợp nhất qúy 2/2013)

Biểu đồ 2.2: Tổng nguồn vốn huy động của VietinBank 2009 – qúy 2/2013

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của VietinBank từ 2009 – 2012 và Báo cáo tài chính hợp nhất qúy 2/2013) 243.785 367.731 460.420 503.530 522.601 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2009 2010 2011 2012 Qúy 2/2013 Tổng tài sản (tỷ đồng) 220.436 339.699 420.212 460.082 467.150 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 2009 2010 2011 2012 Qúy 2/2013 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)

Biểu đồ 2.3: Dƣ nợ cho vay của VietinBank giai đoạn 2009 – qúy 2/2013

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của VietinBank từ 2009 – 2012 và Báo cáo tài chính hợp nhất qúy 2/2013)

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trƣớc thuế của VietinBank giai đoạn 2009 – qúy 2/2013

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của VietinBank từ 2009 – 2012 và Báo cáo tài chính hợp nhất qúy 2/2013)

Nhận xét: Nhìn vào các biểu đồ trên ta thấy các chỉ tiêu hoạt động của VietinBank tăng đều qua các năm. Trong đó, chỉ tiêu lợi nhuận truớc thuế của VietinBank qua các năm 2009 – 2011 có sự tăng trưởng nhanh, cụ thể năm 2010 tăng 37,5% so với năm 2009, năm 2011 tăng 80,94% so với năm 2010. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2012 giảm 224 tỷ đồng (2,67%) so với năm 2011. Đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, khó khăn còn nặng nề, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong nước, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó

163.170 234.205 293.434 333.356 334.607 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2009 2010 2011 2012 Qúy 2/2013 Dƣ nợ cho vay (tỷ đồng) 3.373 4.638 8.392 8.168 4.196 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 2009 2010 2011 2012 Qúy 2/2013

khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản. Hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại, tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra, nợ xấu gia tăng.

Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống VietinBank đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Kết quả các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều tăng trưởng, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. VietinBank tiếp tục đổi mới sâu rộng về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành, quản lý rủi ro; đầu tư nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng thương hiệu VietinBank ngày càng lớn mạnh. Năm 2012 là năm đánh dấu bước đổi mới quan trọng của VietinBank, tiếp tục khẳng định vị thế một Ngân hàng thương mại chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công tác chính sách xã hội, vươn tầm hội nhập quốc tế.

Kết thúc năm tài chính 2012, VietinBank tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng an toàn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản của VietinBank đạt 503,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm trước, trong đó dư nợ tín dụng tăng 13,6%, nguồn vốn huy động tăng 9,3%; lợi nhuận trước thuế đạt trên 8.168 tỷ đồng; là Ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành. Đây là những kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012.

Bước qua năm 2013, VietinBank tiếp tục đạt được những kết quả khả quan. Báo cáo quý 2/2013, tổng tài sản của VietinBank đạt 522,6 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1 nghìn tỷ so với cuối năm 2012, trong đó dư nợ tín dụng tăng 1,2 nghìn tỷ, nguồn vốn huy động đạt 467,2 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 4.196 tỷ đồng tương đương 51% kế hoạch năm (8.600 tỷ đồng).

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

2.2.1. Quá trình ứng dụng công nghệthông tin tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

Năm 2004 VietinBank khánh thành dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán với nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với phần mềm chương trình của SilverLake (SVL). Đây là chương trình dựa trên thiết kế của Mỹ và được điều chỉnh lại cho phù hợp với đặc điểm của ngân hàng Việt Nam. Chương trình được xây dựng trên cơ sở quản lý dữ liệu tập trung tại trụ sở chính VietinBank và kết nối trực tuyến toàn hệ thống. Với hệ thống giao dịch kết nối trực tuyến tạo điều kiện để có thể phục vụ khách hàng với các dịch vụ như: giao dịch liên chi nhánh, mở tài khoản một nơi, giao dịch nhiều nơi, dịch vụ Internet Banking, SMS banking, VNTopup, Ví điện tử,...

Các đặc tính của hệ thống giao dịch dựa trên phần mềm Silver Lake:

- Cung cấp nhiều giải pháp lựa chọn thông minh, giúp VietinBank có thể phát triển sản phẩm dịch vụ mới thuận lợi.

- Tính linh hoạt cao: khả năng tương thích khi mở rộng và phát triển hệ thống VietinBank.

- Khả năng tích hợp cao với nhiều hệ thống khác như: Visa, MasterCard, IBPS, SWIFT,…

Những dịch vụ mới được ứng dụng trên SilverLake:

- Đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng tại một quầy, tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng.

- Quản lý vốn tự động: giúp cho khách hàng đầu tư vốn hiệu quả. - Chuyển tiền tự động.

- Trả lương tự động.

- Hoạt động trực tuyến: cho phép khách hàng mở tài khoản một nơi giao dịch nhiều nơi. Giao dịch của khách hàng sẽ được cập nhật tức thời trên toàn hệ thống. Cũng nhờ tính năng này mà việc cung cấp một dịch vụ mới cho khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng hết sức tiện lợi như dịch vụ Internet banking, SMS banking. - Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác.

Với nền tảng công nghệ hiện đại, VietinBank có đủ điều kiện để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

2.2.2. Các dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc triển khai tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

2.2.2.1 Internet banking

o VBH 2.0 (Internet banking dành cho khách hàng doanh nghiệp)

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm tra tài khoản và thực hiện giao dịch tài chính một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi, thông qua mạng Internet, VietinBank đã giới thiệu dịch vụ Internet banking VBH 2.0dành cho khách hàng doanh nghiệp.

Dịch vụ VBH 2.0 được xây dựng trên nền tảng phần mềm hiện đại và thông minh nhất hiện nay. Cấu trúc và giao diện của dịch vụ thân thiện dễ nhìn, giúp doanh nghiệp có thể truy cập với tốc độ nhanh hơn, giao dịch với nhiều tài khoản cùng một lúc, có khả năng mở rộng thêm nhiều tính năng cũng như tích hợp với các dịch vụ khác của VietinBank.

Vietinbank Ipay (Internet banking dành cho khách hàng cá nhân)

VietinBank Ipay là dịch vụ Internet banking cung cấp cho khách hàng cá nhân thực hiện các giao dịch như vấn tin tài khoản, chuyển tiền, thanh toán tiền điện,… thông qua các thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet hoặc 3G.

VietinBank Ipay cung cấp các tiện ích chính: Tra cứu số dư, lịch sử giao dịch, thông tin chi tiết giao dịch; chuyển tiền trong và ngoài hệ thống VietinBank; gửi tiết kiệm online; trả nợ vay; nhận tiền kiều hối; thanh toán hóa đơn tiền điện, cước, vé máy bay,...

2.2.2.2 Mobile Banking

Dịch vụ SMS Banking

SMS Banking là gói sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ hiện đại của VietinBank, cho phép người dùng thực hiện giao dịch tài chính, tra cứu thông

tin tài khoản và đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ ngân hàng qua điện thoại di động của mình.

Khách hàng sử dụng dịch vụ có điện thoại di động của các nhà mạng tại Việt Nam như Vinaphone, Mobifone, Viettel, S-Phone, EVNTelecom, Vietnam Mobile, Beeline.

Dịch vụ Mobile Bankplus

BankPlus là dịch vụ Mobile banking với các tiện ích vượt trội của VietinBank cung cấp cho khách hàng đang sử dụng thuê bao di động Viettel.

Tiện ích của dịch vụ này là khách hàng có thể chuyển khoản từ tài khoản ATM đến tài khoản ATM trong hệ thống VietinBank; nạp tiền, thanh toán cước viễn thông Viettel bao gồm: cước di động và Home Phone trả trước, cước trả sau Home phone, ADSL, PSTN, 178, Leased Line; truy vấn số dư và 5 giao dịch gần nhất của tài khoản ATM tại VietinBank,...

2.2.2.3 Ví điện tử Momo

Ví điện tử Momo là dịch vụ hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán mọi lúc, mọi nơi thông qua chiếc điện thoại di động của mình. Ví điện tử Momo được cung cấp cho khách hàng có mở tài khoản tại VietinBank và là chủ thuê bao di động có sử dụng maxSIM của Vinaphone.

Tiện ích: nạp tiền điện thoại trả trước, mua mã thẻ (điện thoại, game), thanh toán hóa đơn điện thoại trả sau, cước viễn thông, thanh toán tiền điện,...; Chuyển tiền: chuyển tiền giữa các Ví điện tử Momo, chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào Ví và ngược lại.

2.2.2.4 VNTopup

Dịch vụ VnTopup là dịch vụ cho phép khách hàng trích tiền từ tài khoản ATM để nạp tiền trực tiếp vào tài khoản điện thoại di động trả trước của mình và thanh toán cước cho thuê bao trả sau mà không cần dùng thẻ cào hay mã số nạp tiền. Việc nạp tiền được thực hiện hoàn toàn đơn giản, an toàn và nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một tin nhắn theo cú pháp quy định và gửi đến số 8049. Chỉ vài giây sau, tài khoản điện thoại của khách hàng sẽ được nạp/thanh

toán số tiền theo yêu cầu. Ngoài việc có thể tự nạp/thanh toán tiền cho thuê bao di động của chính mình, chủ thẻ còn có thể sử dụng dịch vụ VnTopup để nạp/thanh toán tiền cho các thuê bao di động khác của các mạng viễn thông khác.

Hiện nay, dịch vụ VnTopup của VietinBank được áp dụng cho các thuê bao trả trước và trả sau của các mạng viễn thông di động tại Việt Nam là: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Sfone.

2.2.2.5 Call center (Tổng đài 24/7)

Dịch vụ tra cứu thông tin tài khoản qua hệ thống Tổng đài trả lời tự động là dịch vụ sử dụng mật khẩu (TPIN) tra cứu tự động thông tin liên quan đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 34)