Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KỸ NĂNG CỨNG VÀ CÁC YẾU TỐ KỸ NĂNG MỀM ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ BÁN HÀNG LĨNH VỰC MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 27)

Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Minh Thảo (2012) phân loại kỹ năng lao động ở Việt Nam thành 3 nhóm: Một là nhóm kỹ năng cơ bản gồm: - kỹ năng đọc và viết bằng ngôn ngữ chính thức, tức biết chữ; kỹ năng tính toán và làm việc với các con số, tức làm toán; hai là nhóm kỹ năng công việc (kỹ năng “cứng”) gồm: - kỹ thuật cụ thể liên quan đến công việc, - áp dụng công nghệ thông tin, ví dụ sử dụng máy vi tính, - Ngoại ngữ; ba là nhóm kỹ năng “mềm”, gồm: - kỹ năng giao tiếp, - kỹ năng lãnh đạo, - kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và quyết đoán, - kỹ năng giải quyết vấn đề, - khả năng làm việc độc lập, - kỹ năng quản lý thời gian, - học suốt đời và quản lý thông tin.

Nguyễn Hồng Vân và các công sự (2013) nghiên cứu về nhu cầu kỹ năng mềm của nhân viên trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, các tác giả đã đề nghị và đánh giá 35 kỹ năng – tố chất cần thiết trong công việc thông qua khảo sát những nhà tuyển dụng và sử dụng lao động tại các doanh

nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, có 12 yếu tố thuộc kỹ năng mềm, 12 yếu tố thuộc kỹ năng kỹ thuật và 11 yếu tố thuộc tố chất cá nhân. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nghiên cứu này cho ra hai nhân tố có ý nghĩa: (1) nhóm kỹ năng giao tiếp hiệu quả (gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, thuyết phục và kỹ năng đàm phán, thương lượng), (2) nhóm tố chất cá nhân tích cực gồm sắp sếp thứ tự ưu tiên trong công việc, biết vượt qua thất bại, khó khăn, đạo đức trong công việc, tự trọng, tinh thần học hỏi, cầu tiến, sự kiên trì và gương mẫu.

Nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hương và Trần Triệu Khải (2010) đánh giá và đo lường nhận thức của sinh viên về kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở lý thuyết kế thừa các kỹ năng mềm – kỹ năng nghề nghiệp của Duke (2002). Nghiên cứu của nhóm tác giả này đã phát triển một danh sách các kỹ năng cần thiết để đào tạo và bồi dưỡng cho sinh viên ngành Marketing gồm 56 kỹ năng năng chia thành 10 nhóm kỹ năng chính: (1) lãnh đạo, (2) truyền thông, (3) tương tác cá nhân, (4) phân tích, (5) ra quyết định, (6) công nghệ, (7) nhận thức toàn cầu, (8) đạo đức, (9) thực tiễn kinh doanh, (10) hoạch định, (11) tự quản. Trong đó, các kỹ năng có chỉ số ưu tiên cao là kỹ năng ra quyết định, kỹ năng truyền thông (truyền đạt, thương lượng, đàm phán, viết báo cáo) và đạo đức.

Qua lượt khảo kết quả phân tích của nghiên cứu trên đây, có một nhận xét chung của các tác giả khi nghiên cứu về các kỹ năng trong công việc của người lao động Việt Nam là sự thiếu hụt, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KỸ NĂNG CỨNG VÀ CÁC YẾU TỐ KỸ NĂNG MỀM ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ BÁN HÀNG LĨNH VỰC MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 27)