3.1. một số vấn đề về tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là sản phẩm được ra đời từ sự sáng tạo, khả năng tưởng tượng phong phú và năng lực trí tuệ của nhà văn kết hợp với thực tại của tự nhiên và xã hội. Tất cả các yếu tố này hoà quyện vào nhau tạo nên một tác phẩm văn học.
Trẻ trước tuổi đến trường phổ thông có nhu cầu và khả năng hiểu được các tác phẩm ngắn gọn, nội dung không phức tạp, kết cấu và ngôn ngữ dễ hiểu. Tuy vậy do hạn chế của độ tuổi này nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm vì trẻ chưa biết chữ, chưa tự hiểu đầy đủ về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Việc nắm bắt tác phẩm ở trẻ dường như phụ thuộc vào sự truyền thụ của giáo viên. ở lứa tuổi này người ta chưa thể gọi việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học là việc dạy văn cho các em mà gọi là trẻ: “Làm quen với văn học”. “Làm quen” chỉ ra mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với văn học. Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên sử dụng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm, để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, giảng giải bằng mọi cách để giúp các em hiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm. Trên cơ sở đó giáo viên dạy cho trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, câu chuyện hoặc đóng kịch các tác phẩm văn học.
Văn học là một phương tiện giáo dục hiệu nghiệm. Hình tượng văn học có sức mạnh lôi cuốn trẻ thơ. Nó có tác động mạnh mẽ lên tình cảm của các em. Những bài học giáo dục đến với các em một cách tự nhiên, không gò bó, không mang tính giáo huấn bắt buộc. Trẻ em nhận ra tình yêu thương của ông bà, cha mẹ đối với các em qua sự chăm sóc ân cần chu đáo: Bà quạt cho Tích Chu ngủ, có thức ăn gì ngon bà nhường cho Tích Chu (Truyện Tích Chu); Mẹ dặn bé phải đi đường thẳng, phải đi theo mẹ, theo bầy (Truyện Cô bé quàng khăn đỏ, Truyện Chú vịt xám), từ đó các em cũng quý trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ. Trẻ thơ sẽ học ở tác phẩm những hành động đẹp trong đối xử với anh,
chị, em, bạn bè. Các em sẽ biết nhường nhịn, giúp đỡ người thân trong gia đình cũng như bạn bè ngoài xã hội (Làm anh, Bảy con quạ, Hai chú bướm, Đón bạn, Gấu qua cầu).
Những tình cảm lớn lao như yêu Tổ quốc, yêu đồng bào cũng dần được hình thành trong các em qua các tác phẩm: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Sự tích trăm trứng…
Ngoài ra, thơ, truyện còn dạy các em ý thức chăm chỉ lao động (Bà chúa Tuyết), lòng dũng cảm (Chú dê đen), sự khiêm tốn (Chú gà trống kiêu căng)…
Văn học góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em. Các em cảm nhận những vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa người với người, vẻ đẹp trong các hành động cao thượng của các nhân vật trong tác phẩm. Những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên tạo cho các em sự rung cảm với vẻ đẹp của tự nhiên.
Tiếp xúc với tác phẩm văn học, các em còn được làm quen với ngôn ngữ giàu đẹp của dân tộc. Đây là điều kiện để các em phát triển vốn từ, rèn luyện cách nói diễn cảm, cách nói giàu hình ảnh quen thuộc của cha ông như: cách nói so sánh: “Trăng hồng như quả chín”, cách nói nhân hoá: “Hoa yêu mọi người, nên hoa kết trái”. Không những thế, ngay từ nhỏ các em đã làm quen với các thành ngữ: Bão tháng bảy, mưa tháng ba, đi đến nơi về đến chốn và các kiểu câu miêu tả, câu cảm thán, câu hỏi.
Văn học có ý nghĩa rất lớn với việc giáo dục trẻ thơ. Là những giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ, chúng ta cần biết lựa chọn và sử dụng một cách thích hợp các tác phẩm văn học để phát huy hết tác dụng của phương tiện này.
3.2. Cách thức tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với các tác phẩm văn học học
Trẻ mẫu giáo chưa đọc, chưa viết được, đến lớp với tâm hồn đón đợi hướng về cô giáo. Cô là cầu nối trẻ với tác phẩm. Phương pháp đọc và kể tác
phẩm có nghệ thuật được coi là phương pháp chủ đạo. Đọc có sự sáng tạo của cá nhân làm cho tác phẩm văn học vốn là những kí hiệu thẩm mĩ sống dậy, cất tiếng nói. Cô giáo cần sử dụng mọi sắc thái của giọng mình cùng với các hình thức biểu hiện khác tạo cho tác phẩm một bức tranh âm thanh tương ứng. Đòi hỏi sự trung thành với tác phẩm, truyền đạt thông tin đầy đủ, chính xác. ở đây đòi hỏi sự hiểu biết mọi thành tố nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Phải đọc đúng giọng điệu, âm hưởng, sắc thái của tác phẩm cũng có nghĩa trước hết phải đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Phương pháp đọc, kể tác phẩm có nghệ thuật đòi hỏi mức độ cao hơn đọc diễn cảm vì đã đi vào bản chất nghệ thuật của tác phẩm, người kể có thể pha trộn ngôn ngữ tác phẩm và ngôn ngữ của mình bằng sự cảm thụ riêng có thể tô đậm ý chính, tình tiết hay hình ảnh đẹp với những cách trình bày khác nhau nên kể bằng giọng thủ thỉ, chậm hơn đọc, truyền cảm cùng với việc trình bày tác phẩm một cách khéo léo để cho trẻ cảm thụ tác phẩm một cách hiệu quả nhất.
Khi trình bày một tác phẩm nghệ thuật, giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng tác phẩm nghĩa là phải hiểu nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, phải xâm nhập vào tác phẩm, truyền đạt được những suy nghĩ và tình cảm của tác giả tới trẻ thơ. Nhiệm vụ của người đọc, người kể là giúp người nghe nhìn thấy cái đã nghe làm cho những bức tranh và hình ảnh tương ứng nổi lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình cảm và cảm xúc chân thực.
Trong giờ kể chuyện hay đọc thơ cho trẻ cô giáo có thể sử dụng các phương tiện khác nhau để hỗ trợ cho bài giảng của mình: tranh ảnh, rối tay, các hình cắt trên bìa… Để trẻ tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Với các câu chuyện để tập cho trẻ kể lại thì cô kể nhiều lần sau đó cô dùng các bức tranh minh hoạ để tập cho trẻ kể lại truyện được chính xác hơn, với các bài thơ, thường được trình bày bằng giọng đọc của cô, cô và trẻ đàm thoại ngắn gọn hoặc cô dùng tranh có liên quan đến nội dung bài thơ để dẫn dắt trẻ vào nội
Nhìn chung, Dù đọc hay kể tác phẩm giáo viên cũng phải nắm vững tác phẩm, tốt nhất là thuộc tác phẩm. Những bài văn, thơ viết cho các em trước tuổi đi học thường không dài và cũng dễ nhớ nên việc truyền đạt đúng từng chữ khi kể sẽ giữ được phong cách và tính toàn vẹn của toàn bài. Vì vậy, phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đã có những bước cải tiến đáng kể vượt qua giai đoạn kinh nghiệm thuần tuý để xây dựng trên một cơ sở lý thuyết khoa học của tâm lí học và giáo dục học hiện đại.
3.3. Các tác phẩm văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
Văn học có vai trò to lớn không gì có thể thay thế được trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học từ lâu đã được đặt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ.
- Tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành những tri thức và chuẩn mực đạo đức cho trẻ.
Những nhân vật, hành động của nhân vật trong truyện tác động vào tâm hồn trẻ. Từ đó hình thành ở trẻ những khái niệm đạo đức, những quy tắc phải thực hiện cho đúng khi tiếp xúc với người khác, nhất là với người trên hay có thể gọi đó là cách ứng xử của một người đối với những người xung quanh theo các chuẩn mực đã được người lớn quy định như: Gặp người lớn phải chào, ai cho gì phải cảm ơn, làm phiền ai phải xin lỗi…
VD: truyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Ba cô gái, Bác gấu đen và hai chú thỏ, Cáo, thỏ và gà trống…
- Tác phẩm văn học góp phần hình thành niềm tin, tình cảm đạo đức cho trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có đời sống tình cảm phát triển mạnh mẽ. Trẻ rất giàu xúc cảm và tình cảm mà các tác phẩm văn học ở lứa tuổi này lại chứa chan lòng nhân ái của người viết muốn gửi đến các em. Lòng nhân ái được thể hiện trong các tác phẩm đó không phải là những gì quá cao siêu mà được biểu
hiện rất cụ thể, rất đời thường, gần gũi với trẻ thơ. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, là sự gắn bó chia sẻ trong gia đình khi hạnh phúc cũng như khi ốm đau, hoạn nạn, là sự cảm thông giúp đỡ những người gặp khó khăn…..
VD: Trong truyện Bông hoa cúc trắng, chính sự hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm nên điều kì diệu, đó là mẹ em bé đã được cứu sống. Cô bé như một tấm gương sáng về đạo đức tác động đến tình yêu thương của trẻ đối với cha mẹ đến niềm tin, tình cảm đạo đức ở trẻ. Cô quyết vượt qua tất cả để tìm thầy thuốc chữa bệnh cho mẹ được khoẻ lại….
- Tác phẩm văn học còn giúp hình thành những hành vi, thói quen hành vi đạo đức cho trẻ.
Trong bài thơ: Em luôn nhẹ nhàng của tác giả Phạm Mai Chi -Hoàng Dân sưu tầm:
Cô giáo dạy em Nhẹ nhàng khi nói Nhẹ nhàng đi lại Nhẹ nhàng hát ca Mỗi khi vào nhà
Nhẹ nhàng gõ cửa Nhẹ nhàng cất giữ Đồ dùng đồ chơi…
Bài thơ nêu lên hàng loạt những hành vi ứng xử cần có ở trẻ trong cuộc sống hàng ngày, những hành vi mà trẻ cần phải thực hiện thường xuyên, mọi lúc và mọi nơi, những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bài thơ dạy trẻ cách nói năng đến cách đi lại, ca hát, tất cả cần phải lịch sự nhẹ nhàng. Khi về nhà hoặc vào nhà ai là gõ cửa nhưng nhẹ nhàng mới là đáng khen. Chơi xong đồ chơi cũng phải nhẹ nhàng cất giữ.
Chương 2