Để tìm hiểu vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi như sau:
Xin cô cho biết một vài ý kiến về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc Cho trẻ làm quen
với các tác phẩm văn học trong trường mầm non.
Kết quả thu được: phần đa các giáo viên phụ trách khối mẫu giáo nhỡ của ba trường mầm non, đều cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học tập trung chủ yếu ở các nguyên nhân sau:
- Do cơ sở vật chất chưa đầy đủ, đặc biệt là các trường mầm non khu vực, các trang thiết bị học tập đồ dùng học tập còn nghèo nàn, đồ dùng trực quan ít nên việc tạo hứng thú, tập trung chú ý trong học tập cho trẻ ở lứa tuổi này rất khó.
- Giáo viên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, chưa làm được nhiều đồ dùng đồ chơi cho lớp hay làm còn chưa mang tính thẩm mĩ. - Số lượng trẻ trong một lớp khá đông. mỗi lớp có tới 50 trẻ mà chỉ có 2 cô đứng lớp nên tạo nhiều áp lực trong công việc dẫn đến hình mẫu và chuẩn mực đạo đức của cô đôi khi cũng bị ảnh hưởng.
- Giáo viên các trường mầm non khu vực không có điều kiện tham gia nhiều vào các lớp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Gia đình trẻ: Trong thực tế còn tồn tại một số gia đình không quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ như: Không cần thiết trẻ phải chào hỏi (chiều chuộng trẻ) hoặc ngược lại, có gia đình lại dùng hình thức giáo dục rất không sư phạm như: đánh đập, quát mắng trẻ, cưỡng ép trẻ thực hiện… Có gia đình thì hình mẫu chuẩn mực đạo đức lại không được thực hiện: Bố mẹ cãi nhau, đánh nhau, trộm cắp, chửi bới, xúc phạm người khác…. Gia đình là môi trường tác động rất lớn đến đạo đức của trẻ. Do vậy, nếu phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ ở gia đình không phù hợp, không thống nhất với nhà trường thì rất dễ dẫn tới hiện tượng: trống đánh xuôi, kèn thổi ngược…
2. Giải pháp
Để tìm hiểu vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi sau:
Xin cô vui lòng cho biết một số biện pháp từ kinh nghiệm những năm công tác, mà cô sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đúc cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học trong trường mầm non.
Qua phiếu trưng cầu ý kiến của các giáo viên trong các trường mầm non, tôi thu được kết quả sau:
+ Giáo viên cần nắm vững phương pháp giảng dạy.
+ Cần tìm hiểu rõ các tác phẩm văn học để có biện pháp thích hợp cho từng tiết dạy.
+ Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm lí của trẻ từng lứa tuổi.
Tuy nhiên, để giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học đạt kết quả cao, tôi đã đề xuất một số giải pháp sau:
Với nhà trường và các cấp quản lí:
- Nâng cao cơ sở vật chất cho từng lớp, tăng lượng đồ dùng, đồ chơi, hiện đại hoá các phương tiện dạy học như: Dạy học trên Internet, bổ xung nhiều bộ
truyện tranh, rối tay, máy chiếu, trang phục đóng vai nhân vật… ở các lớp, nhất là các lớp thuộc trường mầm non khu vực.
- Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên bằng cách tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên với sự sáng tạo đồ dùng, đồ chơi… Tạo điều kiện cho giáo viên được dự nhiều giờ dạy mẫu với các hình thức dạy học mới. - Tăng số lượng giáo viên cho từng lớp làm sao để giáo viên có khả năng bao quát, quan tâm được hết các trẻ trong lớp.
Với giáo viên mầm non:
- Sau các tiết học Giáo viên mầm non cần thường xuyên cho trẻ củng cố bài học đạo đức, cần rèn luyện nếp sinh hoạt hàng ngày tại lớp, thói quen ứng xử với bạn bè và tạo nhiều tình huống thực tế để trẻ trải nghiệm bài học đạo đức.
- Giáo viên mầm non cần thường xuyên kết hợp và luân phiên hai hình thức dạy học: Cả dạy học trên lớp và dạy học ngoài trời để đạt hiệu quả giáo dục đạo đức cao hơn (Đặc biệt là hình thức dạy học ngoài trời, hình thức mà có thể giúp trẻ lĩnh hội các bài học đạo đức đạt hiệu quả và tự nhiên hơn). - Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong tiết học Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Với phụ huynh:
- Tham gia đầy đủ các buổi trò chuyện trực tiếp giữa giáo viên với các bậc phụ huynh để trao đổi về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ, nhằm thống nhất được với cách thức giáo dục trẻ ở gia đình, nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Phu huynh cần chú ý đảm bảo về hình mẫu chẩn mực đạo đức của mình đối với trẻ. Chú ý giáo dục trẻ bằng hình thức giáo dục sư phạm, tạo điều kiện để trẻ được củng cố bài học đạo đức khi ở nhà, ở mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên để trẻ khắc sâu được biểu tượng hành vi tốt, cần khuyến khích, động viên khen ngợi trẻ khi trẻ có biểu hiện tốt, đúng chuẩn mực xã hội.