Kiểm định T-test và Anova

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 68)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.4 Kiểm định T-test và Anova

Kiểm định tham số trung bình (One – sample T-test)

Dùng kiểm định T-test để so sánh giá trị trung bình của các thành phần các yếu tố ảnh hưởng đối với giá trị điểm giữa thang đo (Không có ý kiến = 3) để đánh giá cảm nhận của khách hàng khi đánh giá các yếu tố này.

Kết quả kiểm định cho thấy, theo đánh giá hiện tại của nghiên cứu, cảm nhận của khác hàng đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB không cao, với mức ý nghĩa Sig = 0,000 ở tất cả các biến (bao gồm 5 biến), mặc dù kết quả trung bình đều cao hơn điểm giữa của thang đo nhưng không đạt được đến giá trị Đồng ý = 4 trong bảng câu hỏi khảo sát.

Bảng 2.13: Giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng thành phần

Kiểm định tham số trung bình

Giá trị kiểm định = 3 Nhân tố Giá trị trung

bình Thống kê t Mức ý nghĩa Độ lệch chuẩn

LOIICH 3,315 8,946 0,000 0,6867

TTIEN 3,361 10,456 0,000 0,6722

CHIPHI 3,334 10,191 0,000 0,6383

MAR 3,575 17,840 0,000 0,6283

HANH 3,404 10,953 0,000 0,7181

(Nguồn: Phụ lục 09 – Kiểm định T-test và ANOVA)

Trong đó, khách hàng đánh giá cao nhất hiện nay là thành phần chính sách Marketing (MAR) được đánh giá ở mức độ 3,575; nhưng mức độ tác động của yếu tố này đến sự thỏa mãn khách hàng theo mô hình hồi quy là thấp nhất (thứ 5) và thành phần được khách hàng đánh giá thấp nhất là lợi ích (LOIICH) ở mức 3,315. Theo kết quả mô hình hồi quy thì khách hàng quan tâm nhiều nhất yếu tố chi phí (CHPHI) nhưng mức độ đánh giá của nhân tố này ở mức thấp là 3,334. Các nhân tố còn lại cũng trên mức giữa của thang đo và có sự chênh lệch không lớn. Như vậy, khách hàng đánh giá không cao các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB.

(Nguồn: Phụ lục 09 – Kiểm định T-test và ANOVA)

Hình 2.4: Đồ thị biểu hiện giá trị trung bình của các thang đo

Tương tự, dùng kiểm định T-test so sánh giá trị trung bình của quyết định sử dụng với điểm giữa thang đo (Không có ý kiến =3) để đánh giá khả năng quyết định sử dụng thẻ của khách hàng, kết quả cho thấy khả năng sử dụng thẻ tín dụng tại SCB của khách hàng là không cao, với mức ý nghĩa Sig=0,000. Điểm trung bình của quyết định sử dụng là 3,335 điểm, lớn hơn mức giữa của thang đo nhưng chưa đạt đến giá trị Đồng ý =4 cho thấy khả năng khách hàng có quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB thấp.

Bảng 2.14: Giá trị trung bình của thang đo quyết định sử dụng

Kiểm định tham số trung bình

Giá trị kiểm định = 3

Nhân tố Giá trị trung bình Thống kê t Mức ý nghĩa Độ lệch chuẩn

SUDUNG 3,335 10,280 0,000 0,6350

(Nguồn: Phụ lục 09 – Kiểm định T-test và ANOVA)

(Nguồn: Phụ lục 09 – Kiểm định T-test và ANOVA)

Kiểm định sự khác biệt 2 trung bình tổng thể (Independent sample T-test)

- Giả thuyết H11: Có sự khác biệt giữa khách hàng hiện hữu và khách hàng không hiện hữu của SCB đối với quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB

Bảng 2.15: Kết quả kiểm định Independent sample T-test

Group Statistics KH của

SCB N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

SUDUNG Không 90 3,2083 ,64830 ,06834

Có 290 3,3741 ,62677 ,03681

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference SUDU NG Equal variances assumed 0,095 ,758 -2,175 378 0,030 -,1658 ,07625 Equal variances not assumed -2,136 144,380 0,034 -,1658 ,07762

(Nguồn: Phụ lục 09 – Kiểm định T-test và ANOVA) Kết quả Sig trong kiểm định Levene bằng 0,758>0,05 phương sai giữa hai nhóm khách hàng là không khác nhau, do đó ta xem xét kết quả kiểm định t tiếp theo ở phần Equal variances assumed. Giá trị Sig trong kiểm định t bẳng 0,030<0,05; như vậy giả thuyết H11 được chấp nhận nghĩa là có sự khác biệt giữa những khách hàng đang hiện hữu của SCB và khách hàng không hiện hữu của SCB trong quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB. Trong đó, khách hàng hiện hữu của SCB có khả năng quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB nhiều hơn (giá trị trung bình đạt 3,374 điểm).

- Giả thuyết H12: Có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB

Bảng 2.16: Kết quả kiểm định Independent sample T-test

Group Statistics

Giới tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

SUDUNG Nam 149 3,3087 ,60221 ,04934

Nữ 231 3,3517 ,65602 ,04316

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-tailed) Difference Mean Std. Error Difference

SUDU NG Equal variances assumed 1,855 ,174 -,644 378 ,520 -,04301 ,06677 Equal variances not assumed -,656 334,989 ,512 -,04301 ,06555

(Nguồn: Phụ lục 09 – Kiểm định T-test và ANOVA) Kết quả Sig trong kiểm định Levene bằng 0,174 >0,05 phương sai giữa hai giới tính là không khác nhau, do đó ta xem xét kết quả kiểm định t tiếp theo ở phần Equal variances assumed. Giá trị Sig trong kiểm định t bẳng 0,520>0,05, như vậy giả thuyết H12 bị bác bỏ nghĩa là không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB.

Kiểm định sự khác biệt trung bình đám đông (One way - ANOVA)

- Giả thuyết H13: Có sự khác biệt về độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp và thu nhập đối với quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB

Bảng 2.17: Kiểm định One way - ANOVA

Nhóm biến định tính

Kiểm định phương sai đồng nhất ANOVA

Levene statistic Sig. F Sig.

Độ tuổi 2,216 0,086 0,565 0,638

Trình độ 2,593 0,076 0,375 0,687

Nghề nghiệp 0,740 0,565 0,480 0,750

Thu nhập 1,066 0,363 0,309 0,819

Theo bảng 2,19 và Phụ lục 09 ta thấy kết quả kiểm định phương sai đồng nhất của các nhóm biến định tính về độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp và thu nhập đều không có ý nghĩa (Sig. > 0,05). Kết quả này cho thấy giả định phương sai đồng nhất của các nhóm biến này được chấp nhận. Tiếp theo, trong kết quả kiểm định ANOVA đối với các nhóm biến về độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp và thu nhập có Sig. > 0,05 cho nên ta bác bỏ giả thuyết H13 tức là không có sự khác biệt về quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB của khách hàng phân loại theo độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp và thu nhập.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)