Kiến nghị với Chính Phủ xây dựng khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam (Trang 107)

động của CIC

Trong kinh tế thị trƣờng, bất cứ một hoạt động nào cũng chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có một hành lang pháp lý hữu hiệu. Vì vậy để phát triển hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - NHNN Việt Nam thì vấn đề quan trọng là phải tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi. Đây là vừa yêu cầu vừa là điều kiện cần phải có.

Việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý chính là yêu cầu căn bản của việc xây dựng một môi trƣờng chia sẻ thông tin công bằng và hiệu quả. Có 4 nội dung cơ bản mà khuôn khổ pháp lý cần phải đề cập đó là: ai là ngƣời có thể chia sẻ thông tin; nội dung các thông tin có thể đƣợc chia sẻ; các quy định về tiếp cận và công bố thông tin; các quyền của ngƣời vay đƣợc cập nhật và phản đối các dữ liệu đƣợc lƣu giữ về họ.

Thông thƣờng chính phủ các nƣớc giao việc xây dựng khuôn khổ pháp lý này cho NHTW, với 5 nhiệm vụ chủ yếu sau: (1) xây dựng quy định cho phép thành

96

lập các trung tâm TTTD bao gồm cả công và tƣ nhân; (2) xây dựng bộ quy tắc khung để quản lý hoạt động TTTD; (3) cấp phép hoạt động chuyên ngành cho các công ty TTTD; (4) giám sát hoạt động ngành TTTD; (5) tuyên truyền khuyến khích việc sử dụng TTTD tới các TCTD và các cơ quan của chính phủ.

Nhằm đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả họat động TTTD trong thời gian tới và hợp pháp hoá những điểm đã và đang thực hiện, kiến nghị đối với Chính Phủ:

(i) Sớm trình Quốc hội để ban hành một dự Luật về thông tin để điều chỉnh môi trƣờng thông tin Việt Nam ngày càng thuận lợi, phong phú và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển nền kinh tế; làm cơ sở cho hoạt động thông tin đƣợc minh bạch, thuận lợi; đảm bảo việc truy cập các nguồn thông tin ngoài ngành ngân hàng từ các tổ chức do Chính Phủ quản lý.

(ii) Hỗ trợ NHNN nghiên cứu xây dựng một Luật mới hoặc thời gian đầu là Pháp lệnh hay Nghị định của Chính Phủ về Hệ thống báo cáo tín dụng Việt Nam để các TCTD đƣợc quyền báo cáo thông tin của khách hàng và tăng cƣờng trách nhiệm lập báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời về hoạt động tín dụng.

(iii) Chỉ đạo các Bộ ngành, liên quan cung cấp cho CIC những thông tin để ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng: Bộ Kế hoạch Đầu Tƣ xây dựng hệ thống cấp giấy đăng ký kinh doanh điện tử trên phạm vi toàn quốc gia để CIC có căn cứ xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp mới, còn, mất hay bỏ trốn, ... ; Tổng cục thuế cần có hệ thống quản lý mã số thuế điện tử thống nhất toàn quốc để CIC có căn cứ mã số thuế và nắm tình trạng nợ, trốn thuế,... ; Bộ tƣ pháp tăng cƣờng hoạt động của Đăng ký Cục Giao dịch đảm bảo để CIC có nguồn thông tin thế chấp; Bộ Công An cần có các quy định về quản lý số chứng minh thƣ để làm mã số duy nhất quản lý cá nhân vay vốn; Bộ tài chính có quy định bắt buộc về form mẫu báo cáo tài chính,...

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)