Thực trạng hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam (Trang 50)

Trải qua hơn 15 năm hoạt động, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHNN Việt Nam, sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, cùng với sự nỗ lực của toàn thể Ban lãnh đạo CIC cũng nhƣ cán bộ nhân viên, CIC đã từng bƣớc vƣợt qua những khó khăn ban đầu, hoạt động TTTD dần đi vào ổn định. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008 đã có ảnh hƣởng xấu đến tất cả các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vai trò của CIC càng trở nên cần thiết đối với các TCTD trong hoạt động tín dụng, vì vậy, việc đánh giá thực trạng hoạt động của CIC vào lúc này là rất cần thiết nhằm định hƣớng phát triển CIC thành một kênh thông tin tin cậy, góp phần đắc lực cho hoạt động tín dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, cung cấp thông tin phục vụ nhiệm vụ quản lý của NHNN từ đó góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng, góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nƣớc. Các hoạt động chính của CIC:

3.2.1.1. Hoạt động thu thập và xử lý thông tin

Hoạt động thu thập thông tin

Thu thập thông tin là hoạt động rất quan trọng trong hoạt động của Trung tâm TTTD, nó cung cấp toàn bộ nguồn dữ liệu đầu vào cho mọi hoạt động của CIC. Để

39

thu thập thông tin đƣợc thực hiện tốt, CIC đã chú ý khai thác các nguồn có thể thu thập và đề ra phƣơng pháp thu thập thích ứng. Mặt khác, CIC đã cải tiến mẫu file, quy định chỉ báo cáo file số liệu dạng text không nhận file số liệu Excel nhƣ trƣớc đây cũng tạo điều kiện cho việc báo cáo của các TCTD đƣợc thuận tiện, chính xác, chuẩn hóa nên kết quả thu thập thông tin tại CIC đã có bƣớc chuyển biến tích cực.

* Phạm vi thu thập tin

Tất cả các khách hàng không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế, doanh nghiệp hay cá nhân, không phân biệt mức dƣ nợ, khi phát sinh quan hệ tín dụng tại các TCTD, chi nhánh TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng thì các tổ chức đó phải báo cáo thông tin về CIC.

Thông tin về kinh tế thị trƣờng, CIC đã và đang thu thập các thông tin về lãi suất; tỷ giá; văn bản pháp luật có liên quan ban hành trong kỳ; thông tin cảnh báo; tin về các doanh nghiệp mới thành lập, giải thể, sát nhập...

Bên cạnh các nguồn tin trong nƣớc, CIC chú trọng việc tăng cƣờng hợp tác, mở rộng mối quan hệ với các cơ quan thông tin quốc tế và khu vực để thu thập thông tin về các đối tác nƣớc ngoài có ý định đầu tƣ vào Việt Nam.

Hệ thống các chỉ tiêu báo cáo TTTD: Theo Thông tƣ 03/2013/TT-NHNN

Tên các tệp báo cáo thông tin tín dụng theo thông tƣ 03/2013/TT-NHNN đƣợc quy định thống nhất bao gồm các yếu tố cấu thành sau:

<Loại tệp><Loại dữ liệu><Loại khách hàng><Loại báo cáo><Mã TCTD><Ngày báo cáo>.<zzz>

Trong đó:

- Loại tệp: K là tệp dữ liệu TCTD gửi CIC P là tệp dữ liệu CIC gửi lại TCTD

D là tệp dữ liệu điều chỉnh TCTD gửi CIC - Loại dữ liệu: 10 là loại dữ liệu nhận dạng khách hàng vay

11 là loại dữ liệu nhận dạng chủ thẻ

20 là loại dữ liệu tài chính khách hàng vay

40

32 là loại dữ liệu quan hệ tín dụng của khách hàng vay

33 là loại dữ liệu về tình trạng tài khoản thẻ tín dụng

40 là loại dữ liệu bảo đảm tiền vay

50 là loại dữ liệu đầu tƣ trái phiếu vào doanh nghiệp - Loại khách hàng : 1 là loại khách hàng vay doanh nghiệp, tổ chức

2 là loại khách hàng vay cá nhân, hộ kinh doanh cá thể

3 là loại chủ thẻ tín dụng

- Loại báo cáo: 1 là loại báo cáo dữ liệu lần đầu

2 là loại báo cáo dữ liệu phát sinh

3 là loại báo cáo dữ liệu định kỳ (tháng /quý/năm) - Mã TCTD: Gồm 03 ký tự đối với TCTD thực hiện báo cáo tập trung; 08 ký tự đối với chi nhánh TCTD báo cáo trực tiếp về CIC. Mã TCTD, CN TCTD áp dụng theo quy định tại Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 5/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

- zzzlà số thứ tự của tệp báo cáo theo ngày báo cáo, bao gồm 03 ký tự, bắt đầu từ 001 (ví dụ: 001, 002...).

* Nguồn thu thập thông tin

Các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải báo cáo các thông tin ở trên theo Thông tƣ 03/2013/TT-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam. Các nguồn khác: Thu thập báo cáo tài chính từ Tổng cục Thống kê; đối với các nguồn tin nƣớc ngoài CIC đã ký hợp đồng mua tin với Công ty Business on line (BOL) của Thái Lan; thu thập các thông tin khác bổ sung cho hồ sơ pháp lý của khách hàng hoặc nhũng thông tin phi tài chính của DN thông qua website, điện thoại phỏng vấn trực tiếp đến DN...

* Phương thức thu thập thông tin

Các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng báo cáo file điện tử qua website CIC đối với các báo cáo từ K1 đến K9. CIC tạo riêng một vùng trên máy chủ để nhận các file báo cáo TTTD do các TCTD truyền về. Trong vùng này, sẽ phân chia thƣ mục theo từng TCTD. Mỗi TCTD sẽ đƣợc cấp quyền truy cập vào

41

website CIC để báo cáo số liệu. Riêng đối với thông tin về tài chính, CIC đang nhận thông tin theo đƣờng công văn, qua fax hoặc qua thƣ điện tử.

* Đường luân chuyển thông tin

Hội sở chính của TCTD có trách nhiệm tập hợp số liệu của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc; kiểm tra, kiểm soát số liệu và gửi về CIC. Các chi nhánh TCTD cũng có thể báo cáo trực tiếp số liệu về CIC.

Hoạt động thu thập thông tin tổng hợp qua các bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Số TCTD tham gia báo cáo thông tin

Chỉ tiêu\ Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Số lƣợng TCTD 113 115 132 135 138

Số TCTD báo cáo thông tin 98 106 127 131 135 Tỷ lệ TCTD báo cáo thông tin (%) 86,7 92,2 96,2 97 97,8

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động CIC qua cá c năm)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ các TCTD tham gia báo cáo TTTD tăng dần qua các năm, đồng thời số TCTD báo cáo số liệu ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Có đƣợc con số này là do CIC đã rất chú trọng việc đôn đốc các TCTD tham gia báo cáo.

Trên thực tế, một số các TCTD khi mới bắt đầu hoạt động, chƣa nắm rõ cách thức báo cáo số liệu cho CIC. CIC thƣờng xuyên rà soát danh sách các đối tƣợng này, khẩn trƣơng làm công văn đôn đốc, nhắc nhở, hoặc đi công tác trực tiếp đến các TCTD để hỗ trợ phần mềm báo cáo TTTD, giúp cho các TCTD gửi file báo cáo tốt và nâng cao ý thức của TCTD trong hoạt động TTTD. Vì vậy, số TCTD tham gia hoạt động TTTD không ngừng tăng lên. Đến nay đảm bảo 100% các TCTD đã báo cáo số liệu về. Còn một số ít TCTD chƣa báo cáo số liệu vì chƣa phát sinh khách hàng nhƣng tham gia vào hoạt động TTTD để tra cứu thông tin.

42

2009 2010 2011 2012 2013

Số lƣợng TCTD Số TCTD báo cáo thông tin

Biểu đồ 3.1. Số TCTD tham gia báo cáo thông tin

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động CIC qua cá c năm)

Đối với việc thu thập báo cáo tài chính: Từ năm 2009 đến nay, số bản báo cáo tài chính tăng dần, nhất là năm 2013, CIC tập trung vào mảng phân tích xếp hạng doanh nghiệp, tăng cƣờng đôn đốc các TCTD gửi báo cáo tài chính đặc biệt là 5 NHTM lớn: Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long.

Bảng 3.3. Thu thập về báo cáo tài chính

Đơn vị: bản báo cáo tài chính

Năm\Chỉ tiêu Số bản báo cáo tài chính đƣợc nhập vào kho dữ liệu

Tăng giảm (số bản) Tăng giảm (%) 2009 34.431 - - 2010 40.800 6.369 18% 2011 45.097 4.297 11% 2012 55.471 10.374 23% 2013 68.783 14.312 26%

43

Hiện nay, CIC đã thành lập riêng một tổ thu thập báo cáo tài chính thuộc Phòng Thu thập và xử lý thông tin làm đầu mối trong việc thu thập, nhập số liệu và kiểm soát số liệu báo cáo tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

34431 40800 45097 55471 68783 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.2. Thu thập về báo cáo tài chính

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động CIC qua cá c năm)

Hoạt động xử lý thông tin

Khi tiếp nhận các nguồn thông tin do các TCTD, chi nhánh TCTD truyền về, CIC có chƣơng trình phần mềm để xử lý các thông tin nhận đƣợc qua việc kiểm tra, sàng lọc, đảm bảo tính tin cậy của thông tin đầu vào và phân tích, tổng hợp thông tin. Xử lý thông tin bao gồm các công việc sau:

* Xử lý các file số liệu báo cáo CIC

Khi các TCTD, chi nhánh TCTD báo cáo số liệu về CIC, CIC có chƣơng trình phần mềm kiểm soát thông tin để xử lý dữ liệu K1 bao gồm việc kiểm tra file dữ liệu cho đúng cấu trúc và nội dung; chuyển dữ liệu K1 vào kho tạm, xử lý dữ liệu bằng việc kiểm tra, xác định mã số CIC theo các tiêu chí của hồ sơ

44

khách hàng (HSKH)- cho khách hàng đảm bảo mỗi khách hàng có một mã CIC duy nhất, từ đó cập nhật HSKH vào kho chuẩn.

Khi đã tồn tại dòng HSKH trong kho chuẩn, các báo cáo khác nhƣ K3, K4, K6, K7, K8, K9 sẽ đƣợc kiểm tra và cập nhật vào kho theo cặp mã khách hàng và mã chi nhánh TCTD. Đây có thể nói là nghiệp vụ truyền thống của CIC và là nguồn đầu vào quan trọng nhất để tạo ra các sản phẩm đầu ra cũng nhƣ là phần đem lại nguồn thu chính cho CIC.

Để có đƣợc các sản phẩm đầu ra chính xác, kịp thời và đa dạng hóa các sản phẩm, CIC rất tập trung chú trọng cho khâu đầu vào này. Ban lãnh đạo CIC hiện luôn quan tâm và bố trí đủ ngƣời, đủ máy để xử lý kịp thời và hiệu quả. Tiến tới, trong tƣơng lai sẽ xây dựng chƣơng trình xử lý tự động dữ liệu, cán bộ sẽ nâng cao tầm kiểm soát số liệu báo cáo.

Kết quả xử lý thông tin qua các năm đƣợc chỉ ra trong bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.4. Thu thập hồ sơ khách hàng có dƣ nợ

Đơn vị: hồ sơ khách hàng

Năm\Chỉ tiêu Số hồ sơ khách hàng có dƣ nợ Tăng giảm (số hồ sơ) Tăng giảm (%) Tỷ lệ cập nhật dƣ nợ (%) 2009 11.800.000 - - 94 2010 17.080.434 5.280.434 45% 96 2011 20.325.763 3.245.329 19% 97 2012 22.092.258 1.766.495 9% 98 2013 23.108.215 1.015.957 5% 98

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động CIC qua các năm)

Theo bảng số liệu trên, có thể thấy rằng, khối lƣợng khách hàng có dƣ nợ đƣợc CIC thu thập và xử lý đều tăng qua các năm. Trong các năm từ 2009 đến 2010, số hồ sơ khách hàng có dƣ nợ đƣợc thu thập mới khá lớn, lƣợng hồ sơ khách hàng trong năm 2010 gần gấp đôi lƣợng hồ sơ khách hàng năm 2009. Trong đó chủ yếu là lƣợng khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

45

Nam (NHNo). Giai đoạn này, NHNo vừa áp dụng corebanking mới, có thể xuất dữ liệu tập trung gửi CIC, file báo cáo khá đầy đủ thông tin (CIC không còn phải làm đầu mối thu thập thông tin tại từng chi nhánh của NHNo nhƣ trƣớc).

Đến thời điểm cuối năm 2013, lƣợng hồ sơ khách hàng đƣợc CIC thu thập là trên 23 triệu hồ sơ, tỷ lệ cập nhật hồ sơ khách hàng luôn đạt mức khá cao, thƣờng trên 90%.

Biểu đồ 3.3. Thu thập hồ sơ khách hàng có dƣ nợ

2009 2010 2011 2012 2013

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động CIC qua cá c năm)

Tỷ lệ cập nhật dƣ nợ luôn đạt cao, đến nay tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức 98% tổng dƣ nợ báo cáo. Con số này nói lên rằng: CIC đã thu thập và xử lý thông tin đƣợc gần nhƣ toàn bộ thị trƣờng 1 của các TCTD. Tuy nhiên, số còn lại (khoảng 2%) chƣa thể cập nhật đƣợc vào kho dữ liệu với nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: TCTD gửi thiếu hồ sơ pháp lý của khách hàng, có gửi thông tin khác hàng nhƣng thiếu các chỉ tiêu chính nhận dạng.

3.2.1.2. Hoạt động lưu trữ thông tin

CIC đã chú trọng tới việc lƣu trữ thông tin để tạo dựng kho dữ liệu lịch sử của NHNN về thông tin các khách hàng có quan hệ với các NHTM. Tại đây hồ sơ khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình hình hoạt động và quan hệ tín dụng...các thông tin đó thƣờng xuyên đƣợc cập nhật bổ sung những thay đổi mới nhất và đƣợc lƣu trữ theo mã số và có thể tra cứu nhanh, chính xác. Đến nay,

46

phần lớn các chi nhánh TCTD đều báo cáo số liệu tập trung tại hội sở chính, từ đó hội sở chính báo cáo số liệu cho CIC.

Bảng 3.5. Tình hình số liệu lƣu trữ tại kho dữ liệu CIC

Năm\ Chỉ tiêu Số HSKH lƣu trữ Tỷ lệ năm sau so với năm trƣớc Tổng dƣ nợ VNĐ Tỷ lệ năm sau so với năm trƣớc Tổng dƣ nợ USD Tỷ lệ năm sau so với năm trƣớc (HSKH) (%) (tỷ đồng) (%) (triệu USD) (%) 2009 11.800.000 - 1.120.387 - 22.102 - 2010 17.080.434 45% 1.397.812 25% 22.958 4% 2011 20.325.763 19% 1.567.346 12% 24.761 8% 2012 22.092.258 9% 1.766.413 13% 28.231 14% 2013 23.108.215 5% 1.972.501 12% 32.484 15%

(Nguồn: Báo cáo thành tích của CIC)

Nhìn vào số liệu qua các năm ta thấy kho dữ liệu CIC tích luỹ đƣợc ngày càng tăng, chứng tỏ rằng hoạt động của CIC ngày càng đƣợc mở rộng. Kho này tăng từ 391.911 HSKH năm 2003 lên hơn 11 triệu HSKH năm 2009, quả là một bƣớc tiến lớn sau 5 năm. Số lƣợng HSKH liên tục tăng qua các năm, đến nay, kho dữ liệu CIC đã trên 23 triệu HSKH. Sở dĩ kho dữ liệu CIC có sự tăng trƣởng đều, có khả năng kiểm soát dữ liệu là do CIC đã tăng cƣờng áp dụng sáng kiến, cải tiến, xây dựng quy trình công nghệ tự động, đƣa công nghệ tin học mới nhƣ kho dữ liệu (DataWarehouse) vào ứng dụng.

Bên cạnh đó, tổng dƣ nợ mã CIC thu thập đƣợc đạt gần 90% tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế, thể hiện tiềm lực phát triển cao, hội đủ nhiều điều kiện, kể cả công nghệ, cơ chế nghiệp vụ, năng động, chủ động đổi mới cơ chế hoạt động. Có thể nói, hiện nay kho dữ liệu CIC có chất lƣợng tin cậy hơn, thời gian lƣu trữ dữ liệu trên 5 năm, đạt chuẩn chung của quốc tế.

47

Biểu đồ 3.4. Tăng trƣởng kho dữ liệu của CIC

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sơ đồ khách hàng đƣợc lƣu trữ

Nguồn: http://cicb.vn/index

Về báo cáo tài chính, đến nay CIC đã lƣu trữ đƣợc trên 50.000 bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Về các doanh nghiệp nƣớc ngoài: hiện trong kho dữ liệu CIC đã lƣu trữ đƣợc hồ sơ tƣơng đối đầy đủ của hơn 1.000 công ty nƣớc ngoài đã hoặc đang có ý định vào làm ăn với Việt Nam. Đồng thời CIC cũng đã lƣu trữ hơn 11.000 hồ sơ cơ bản (phần trính ngang tóm tắt do Bộ kế hoạch và đầu tƣ cung cấp) của các công ty nƣớc ngoài vào đầu tƣ hoặc liên doanh với Việt Nam đã đƣợc Bộ kế hoạch và đầu tƣ cấp phép.

Với quy mô kho dữ liệu rất lớn, trên nền công nghệ tin học hiện đại, có thể truy xuất thông tin tức thời và kho dữ liệu lịch sử duy trì 5 năm, đƣợc kiểm soát chất lƣợng đầu vào chặt chẽ, có phân tổ chi tiết theo chỉ tiêu thông tin và bổ sung nhiều thông tin từ các nguồn khác trong và ngoài nƣớc. Đây là một lợi thế to lớn

48

của CIC trong việc cạnh tranh với công ty thông tin tín dụng tƣ, bởi kho dữ liệu của CIC ngày nay đang đƣợc ví nhƣ kho vàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)