Hệ thống sổ kế toán tổng hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần thương mại Nishu Việt nam (Trang 35)

Sổ nhật ký chung

Sổ nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký chung phản ánh số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.

Sổ nhật ký chung phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:  Ngày, tháng ghi sổ;

 Số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;  Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;  Số hiệu tài khoản;

 Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản

Sổ Nhật ký đặc biệt

Về nguyên tắc, tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên, một hoặc một số đối tƣợng kế toán có số lƣợng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lƣợng ghi sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến đối tƣợng kế toán đó. Các sổ Nhật ký đặc biệt là một phần của sổ Nhật ký chung nên phƣơng pháp ghi chép tƣơng tự nhƣ Nhật ký chung. Song để tránh sự trùng lặp, các nghiệp vụ đã ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ Nhật ký chung. Sổ Nhật ký đặc biệt gồm 4 mẫu thông dụng sau:

 Sổ nhật ký thu tiền (Mẫu số S03a1 – DNN)  Sổ nhật ký chi tiền (Mẫu số S03a2 – DNN)  Sổ nhật ký mua hàng (Mẫu số S03a3 – DNN)  Sổ nhật ký bán hàng (Mẫu số S03a4 – DNN)

Sổ Cái

Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán của từng tài khoản theo các tài khoản kế toán đƣợc quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của BTC. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

 Ngày tháng ghi sổ;

 Số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;  Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

 Số hiệu tài khoản đối ứng;

 Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần thương mại Nishu Việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)