Quá trình triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VPBank nói chung và VPBank Gia Định nói riêngbước đầu đã mang lại những hiệu quảtích cực. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi luôn phát sinh những bất cập, hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung, khiến mô hình chưa phát huy được hết giá trị. Một số giải pháp đề xuất bản thân VPBank Chi nhánh Gia Định cần thực hiện trong thời gian tới để hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:
Nhóm giải pháp vềmặtcơ chế, quy trình:
- Trong quá trình hoạt động, VPBank Gia Định cần phân công trách nhiệm, quyền hạn của các bộphận một cách rõ ràng và minh bạch. Cần tổ chức tuyên truyền, đào
tạo các cán bộ nhân viên kinh doanh, phòng ban hỗ trợ tín dụng có liên quan khi tham gia vào quy trình phê duyệt tín dụng tập trung phải đảm bảo chấp hành đúng nguyên tắc làm việc của mình. Các cán bộ tín dụng của VPBank Gia Định cần tự giác ý thức việc thực hiện công việc theo đúng thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; tuân thủ nghiêm túc các quy định của VPBank và pháp luật; đưa ra nhận định, đánh giá, kết luận, đề xuất cấp tín dụng mang tính thực tế, khách quan, công bằng, đảm bảo quyền và lợi ích cho VPBank.
- VPBank Gia Định cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi, sân chơi thể thao và tương tác với các phòng ban thuộc Trung tâm CPC và các phòng ban khác. Điều này sẽ tăng cường sự đoàn kết, mối quan hệgiữa đơn vịkinh doanh với các phòng ban, từ đó hỗ trợ công việc của chi nhánh được hiệu quả. Bên cạnh đó đây cũng là một hình thức giúp cán bộ nhân viên trong chi nhánh tăng cường sự đoàn kết, cùng trao đổi nghiệp vụvà quy trình làm việc trong ngân hàng.
- Việc cấp tín dụng thông qua nhiều khâu, nhiều phòng ban thẩm định chắc chắn sẽ gây chậm trễ hơn quy trình thông thường, từ đó có thể khiến khách hàng bức xúc, khó chịu, đặc biệt khi khách hàng có sựso sánh với ngân hàng khác. VPBank Gia Định cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ phục vụ khách hàng đối với các giao dịch khác tại ngân hàng, từ đó tạo được sựgắn kết đối với khách hàng tốt hơn, đặc biệt đối với những khách hàng khó tính khi cấp tín dụng.
- VPBank đã vàđang triển khaiứng dụng những phần mềm hỗtrợ upload, download hồ sơ giữa các đơn vị, bộphận trong quy trình linh hoạt, đơn giản, giúp thao tác xử lý tín dụng nhanh hơn. Một sốphần mềm hỗtrợhiện tại VPBank đang sử dụng như Finnone, Omnidoc, định giá,… hiện có giao diện khá phức tạp, đòi hỏi nhập nhiều thông tin, hay phát sinh lỗi, quá tải tạo tâm lý ức chếcho các cán bộnhân viên nhập liệu,ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độxửlý tín dụng cho khách hàng. Với mô hình chuyên môn hóa các khâu trong quy trình tín dụng như vậy, VPBank Gia Định cần
bố trí nhân sự riêng theo dõi và hỗ trợ cán bộ tín dụng, tác nghiệp và xử lý hồ sơ giữa các bộphận có liên quan để chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Nhóm giải pháp về con người:
- VPBank Gia Định cần kiện toàn đội ngũ cán bộ nhân viên, hướng đến đội ngũ nhân viên trẻ, có tư duy bán hàng hiện đại, phù hợp với mô hình hoạt động mới của ngân hàng. Cần tổchức đào tạo kỹ năng tư vấn bán hàng hiệu quả, kỹ năng giao tiếp kinh doanh cho đội ngũ nhân viên. Một đội ngũ bán hàng trẻ, có kỹ năng, khả năng tiếp thu nhanh sẽnhanh chóng hòa hợp với mô hình phê duyệt mới, công việc mới, giúp vận hành toàn hệ thống trơn tru, hiệu quả. Đội ngũ nhân viên trẻ cũng sẽ nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi, biết cách thay đổi bản thân phù hợp với công việc mới.
- Bên cạnh đó VPBank Gia Định cũng cần có chính sách khen thưởng kịp thời, công nhận thành tích cá nhân sau khi đánh giá kết quả công việc trong từng giai đoạn hoặc trong từng kết quả đạt được, đặc biệt những thành tích trong việc đềxuất sáng kiến, cải tiến quy trình làm việc và tương tác với Trung tâm phê duyệt tín dụng một cách hiệu quả. Vì thế mà cán bộ nhân viên luôn cố gắng nỗ lực và nhiệt tình làm việc. Chi nhánh cũng phảiluôn quan tâm đến các chế độ dành cho cán bộnhân viên trong các dịp nghỉlễ, sinh nhật, hiếu, hỷ, đi du lịch hàng năm,…
- Là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, VPBank Gia Định cần thẩm định kỹ càng khách hàng theo đúng quy trình trước khi cho vay. Tương tác với Trung tâm CPC cần thu thập hồ sơ chứng từ đầy đủ theo yêu cầu, tuy nhiên cũng cần linh hoạt, khéo léo khi tiếp xúc và thẩm định khách hàng, không quá máy móc, cứng nhắc dễ dẫn đến sựkhó chịu từkhách hàng.
- Đơn vịkinh doanh là bộphận tiếp xúc và thẩm định khách hàng đầu tiên. Hệthống ngân hàng luôn phải đối mặt với sựcốý giảmạo hồ sơ vay vốn từkhách hàng, bằng những thủ thuật ngày càng tinh vi và khai thác các kẻ hở trong quy trình, quy định
hiện tại. Do đó VPBank Gia Định cần thường xuyên tổchức các khóa đàotạo vềkỹ năng nhận biết hồ sơ giả mạo cho các cán bộ tín dụng. Nhận biết và từ chối hồ sơ mang tính chất giả mạo, lừa đảo là yếu tốquan trọng đểnâng cao chất lượng khách hàng tại VPBank, hạn chếrủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó cần tuyên truyền, có chếtài xửphạt các trường hợp cố ý hỗ trợ khách hàng giả mạo chứng từ, lừa đảo ngân hàng với mục đích riêng của cán bộtín dụng.
Hiện nay trung tâm CPC chủyếu thẩm định và phê duyệt dựa trên hồ sơ, chứng từ do khách hàng và đơn vị kinh doanh cung cấp. Điều này tạo ra kẻ hở cho các đối tượng có ý đồ giả mạo hồ sơ vay vốn lợi dụng để đạt được mục đích, ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung và rủi ro chung cho toàn hệthống. Đểkhắc phục được phần nào điểm này, VPBank Gia Định cần phối hợp, hỗ trợ các bộphận thuộc Trung tâm CPC thực hiện công tác thẩm định, thực địa, gọi điện thoại xác thực đối với khách hàng. Cần tăng cường công tác phối hợp giữa đơn vịkinh doanh và CPC trong công tác thẩm định khách hàng, quy định về gọi điện thoại thẩm định và xác thực khách hàng,đặc biệt với những hồ sơ có dấu hiệu không xác thực.