Khách hàng là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụthông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. VPBankđã và đang không ngừng cải tiến về mặt sản phẩm, quy trình để hỗ trợ khách hàng tốt nhất về mặt tài chính, thanh toán. Khách hàng cũng có thể hỗ trợ ngân hàng để cùng nhau góp phần phát triển thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếbằng cách
chủ động hoạch định chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả, không ngừng tìm kiếm những cơ hội đầu tư khả thi, nắm bắt và đánh giá đúng tình hình tài chính của mình trước khi tìmđến sựhỗtrợvềvốn từphía ngân hàng. Sựchủ động từphía khách hàng sẽ giúp ngân hàng có niềm tin và cái nhìn tốt hơn đối với các chủ thể vay vốn, từ đó không những có sự hỗ trợ về vốn vay, ưu đãi về lãi suất, ngân hàng còn có thể thực hiện thêm vai trò tư vấn tài chính, dòng tiền cho bên vay. Điều này sẽ giúp sự hỗ trợ của ngân hàng đạt hiệu quả tối đa, đồng thời khách hàng kinh doanh, sửdụng vốn có hiệu quảcũng giúp ngân hàng có khả năng thu hồi được nợ vay đúng hạn cao hơn.
Khách hàng cần giữ uy tín trong tốt trong quá trình giao dịch tín dụng với ngân hàng. Sử dụng vốnđúng mục đích, hiệu quả, hoàn trả nợ vay đúng hạn, đóng gốc lãi từng kỳ đều đặn,… sẽ là những tiêu chí đánh giá hàng đầu của ngân hàng đối với những chủ thể có nhu cầu vốn đã từng có giao dịch tín dụng với các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng luôn luôn ưutiên cung ứng vốn tín dụng cho các chủthể vay vốn có tình hình kinh doanh ổn định, có phương án sử dụng vốn hiệu quả, khả thi, và một điểm quan trọng nữa là có thiện chí trảnợ.
Sự trung thực trong việc lập hồ sơ vay vốn của khách hàng cũng là yếu tố mà ngân hàng quan tâm hàng đầu khi xét duyệt cho vay. Khách hàng cần lập hồ sơ vay một cách đầy đủ, phản ánh chính xác tình hình kinh doanh, tài chính của mình, không cố tình giả mạo, lập hồ sơ thiếu trung thực để đạt được mục đích vay. VPBank đã và đang có những cải tiến rất mạnh về quy trình thẩm định và cho vay, với sự chuyên môn hoá tập trung ởnhững bộphận tác nghiệp độc lập, do đó sự trung thực của khách hàng vay sẽ giúp quá trình cấp tín dụng được nhanh hơn, hiệu quả hơn, tránh được những trường hợp va chạm không đáng có giữa ngân hàng, cán bộtín dụng với khách hàng.
Khi đãđược ngân hàng cấp tín dụng, khách hàng có trách nhiệm sửdụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng. Điều này sẽgiúp khách hàng giữ được uy tín với ngân hàng, đồng thời sửdụng vốn vay đúng mục đích với sựthẩm định và xét duyệt tính hiệu quảcủa phương án vay vốn từ phía ngân hàng sẽ giúp khách hàng có khả năng sinh lời và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Từ đó sẽ thu hồi vốn đúng hạn, sinh lời tốt và có khả năng trả nợ cho ngân hàng tốt hơn. Ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ vốn, chủ thể vay vốn sửdụng hiệu quảnguồn vốn tài trợ, đạt tỷ suất sinh lời cao và giúp ngân hàng thu hồi được vốn lãi đúng hạn, chính là sự tương hỗqua lại của ngân hàng và chủthểvay vốn, hai bên cùng có lợi.
Đối với các khách hàng hiện hữu, đã và đang có giao dịch tín dụng tốt tại VPBank, với quy trình mới cải tiến, VPBank sẽdành sự ưu tiên nhất định cho công tác thẩm định và xét duyệt tín dụng một cách nhanh gọn cũng như dành những ưu đãi tốt cho khách hàng. Sựphối hợp trong công tác bổsung hồ sơ,xây dựng mối quan hệvới ngân hàng một cách nghiêm túc, giống như cách họ thể hiện với các nhà cung cấp quan trọng. Các chủ thể đang có quan hệ tín dụng tại VPBank nên thông báo thường xuyên cho ngân hàng các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính để ngân hàng chủ động có giải pháp trợ giúp khi gặp khó khăn. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa khách hàng và ngân hàng sẽ giúp hệ thống quy trình mới vận hành tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng kịp thời và hiệu quả.
Kết luận chương 3
Từnhững phân tích cụthể ở chương 2, trong chương 3 luận văn đãđề xuất những giải pháp đểhoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trong kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn tại VPBank từ phía bản thân VPBank Chi nhánh Gia Định, Ban lãnh đạo cùng các phòng ban trong ngân hàng, Ngân hàng nhà nước và từchính khách hàng của VPBank. Đây không chỉ là nhóm giải pháp đềxuất nhằm nâng cao ứng dụng mô hình mà còn là những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của VPBank Gia Định nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng
nói chung. Với thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế và hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay, VPBank đã hoạch định cho mình một chiến lược phát triển dài hạn, trong đó kiểm soát rủi ro tín dụng, nợ xấu là một trong những ưu tiên hàng đầu. Và với định hướng cũng như chiến lược phát triển như vậy, VPBank sẽngày càng hoàn thiện vàứng dụng hiệu quả hơn mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trong kiểm soát nợ xấu, từ đó tạo dựng một mô hình phê duyệt tín dụng chuẩn mực có thể ứng dụng cho các NHTM khác tại Việt Nam.
Kết luận
Hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp phần lớn vào lợi nhuận nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất đối với một NHTM. Nếu kiểm soát chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro yếu kém, nợ xấu– nợ quá hạn phát sinh cao, NHTM sẽ đối mặt với khả năng lỗ, thất thoát tài sản, mất thanh khoản và uy tín trên thương trường. Trong bối cảnh tỷlệnợ xấu của các NHTM tại Việt Nam thực tế ởmức cao, đồng thời những con số thống kê và công bố gần đây của các cơ quan quản lý cho thấy các NHTM vốn đã phát sinh những vấn đề lớn trong hoạt động tín dụng từ trước. Điều đó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không chỉ đối với riêng ngân hàng mà là rủi ro cho cả thị trường tiền tệcũng như nền kinh tế.
Với những thách thức như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn trì trệ, kiểm soát và nâng cao hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các chính sách vĩ mô của NHNN. VPBank, cùng một số ngân hàng khác đã đi tiên phong trong chuyển đổi cơ chếhoạt động tín dụng, tìm đến các đối tác tư vấn uy tín để xây dựng một mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và hạn chếnợxấu tại ngân hàng.
Trong phạm vi VPBank và với số liệu cụ thể có được từ VPBank Chi nhánh Gia Định về tình hình hoạt động tín dụng, luận văn đã phân tích, chỉra những điểm mạnh, những hạn chếcủa mô hình mới này khi ứng dụng. Bên cạnh đó, với những phân tích cụ thể về tính ưu việt của mô hình mới, hiệu quả của mô hình dựa trên phân tích số liệu cụthể, luận văn đãđềxuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng ứng dụng của mô hình tại ngân hàng. Với những kiến thức và hiểu biết có được trong quá trình học tập và tác nghiệp tại ngân hàng, cùng bộ số liệu thu thập được, tác giả luận văn đã rất cố gắng để đúc kết ra những giải pháp mang tính thực tế nhằm hoàn thiện hơn nữa mô hình phê duyệt tín dụng tại NHTM.
Đây là một mô hình phê duyệt tín dụng mới, được một số NHTM tại Việt Nam như VPBank, Techcombank,… triển khai trong 2 – 3 năm trở lại đây, do đó chưa thể đánh giá chuẩn xác nhất khả năng ứng dụng hiệu quảmô hình tại thị trường ngân hàng Việt Nam. Với một sự mới mẻ như vậy, quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, đặc biệt trong phân tích, thu thập sốliệu, cũng như hệ thống số liệu chưa đủ nhiều để tiến hành những phân tích chi tiết, chính xác và hiệu quả hơn. Luận văn cũng mở ra những hướng phát triển đề tài khác, những hướng nghiên cứu khác, chặt chẽ hơn, thực tế hơn đối với mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, khi mà thời gianứng dụng tại Việt Nam đủlâu, số lượng NHTM áp dụng đủlớn để tìm ra một mô hình phê duyệt tín dụng tối ưu nhất, hiệu quả và phù hợp nhất với các NHTM tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt
1. Lê Quang Tiến, 2012. Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏtại Ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh
tếThành phốHồChí Minh.
2. Lê Xuân Nghĩa, 2006.Tìm chuẩn mực trong xếp hạng nợxấu.
<http://vietcombank.com.vn/News/Vcb_News.aspx?ID=3749>
[Ngày truy cập: 05tháng 08 năm 2014]
3. Mai ThuỳDung, 2011. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại
các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tếThành phốHồChí Minh.
4. Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN 22/04/2005.
5. Ngân hàng nhà nước, 2007. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007.
6. Ngân hàng nhà nước, 2010. Thông tư số13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010.
7. Nguyễn Anh Đức, 2012. Phân tích danh mục tín dụng: Xác suất không trả được nợ
- Probability of Default (PD). Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại
học Nantes.
8. Nguyễn Đình Thiện, 2010. Nghiên cứu mô hình quản trịrủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Thương mại Cổphần Quốc TếViệt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế
Thành phốHồChí Minh.
9. Phạm Thu Thuỷ và ĐỗThịThu Hà, 2013. Đổi mới cách thức đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệthống.
<http://bank.hvnh.edu.vn/upload/4980/20131001/%C4%90%E1%BB%95i%20m
%B0%E1%BB%9Dng%20r%E1%BB%A7i%20ro%20t%C3%ADn%20d%E1%B B%A5ng%20t%E1%BA%A1i%20c%C3%A1c%20NHTM%20Vi%E1%BB%87t %20Nam%20trong%20qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh%20t%C3%A1i%20c%E1 %BA%A5u%20tr%C3%BAc%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng-
%20Ths.%20Pham%20Thu%20Thuy%20-%20Do%20Thi%20Thu%20Ha.pdf>
[Ngày truy cập: 01 tháng 08 năm 2014]
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Luật các tổchức tín dụng ngày 17/06/2010.
11. TạThanh Huyền vàĐỗThu Hằng, 2014. Kinh nghiệm của ngân hàng các nước trên thếgiới vềquản lý rủi ro thông qua mô hình quản lý tín dụng và bài học cho Việt Nam.
<http://www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=617>
[Ngày truy cập: 02 tháng 12năm 2014]
12. Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng ThịMinh Ngọc, 2013. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP.HCM: Nhà xuất bản kinh tếTP. HồChí Minh.
13. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trịngân hàng thương mại. TP.HCM:
Nhà xuất bản lao động xã hội.
14. Trần Phụng ThuỳTrang, 2012. Một sốgiải pháp để nâng cao hiệu quảquản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại
học Kinh tếThành phốHồChí Minh.
15. Trần Vũ Hải, 2008. Một sốvấn đềpháp lý vềquản lý rủi ro tín dụng.
<http://luattaichinh.wordpress.com/2008/09/05/m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-
v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-phap-ly-v%E1%BB%81-r%E1%BB%A7i-ro-
[Ngày truy cập: 05tháng 08 năm 2014]
16. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, 2013. Tái cấu trúc hệthống ngân hàng. <http://www.vnep.org.vn/Upload/Tai%20cau%20truc_Final.pdf>
[Ngày truy cập: 07tháng 08 năm 2014]
17. VPBank, 2012. Báo cáo thường niên năm 2012.
18. VPBank, 2013. Báo cáo thường niên năm 2013.
19. VPBank, 2012. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012. 20. VPBank, 2013. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2013. Danh mục tài liệu Tiếng Anh
1. IASB (International Accounting Standards Board), 2010. International Financial Reporting Standards (IFRS). London.
2. IASB (International Accounting Standards Board), 2011. International Accounting Standard 39 Financial Instruments: Recognition and Measurement. London.
3. Inc.com, 2014. Credit Evaluation and Approval
<http://www.inc.com/encyclopedia/credit-evaluation-and-approval.html> [Ngày truy cập: 02 tháng 12năm 2014]
4. Propertymetrics.com, 2014. The Commercial Credit Approval Process Explained
<http://www.propertymetrics.com/blog/2013/06/12/credit-approval-process/>
[Ngày truy cập: 02 tháng 12năm 2014]
5. Tran, Quoc Trong, 2010. The Impact of Credit Risk on Profitability in Commercial Banks in Vietnam. Master’s Thesis. University of Economics HoChi Minh City.
Năm2011 - 2012
Đơn vịtính: triệu đồng
Tháng 12/2011 01/2012 02/2012 03/2012 04/2012 05/2012 06/2012 07/2012 08/2012 09/2012 10/2012 11/2012 12/2012 TỔNG DƯ NỢ 61,457 62,985 63,539 77,251 82,732 94,573 103,214 109,948 126,289 133,164 127,363 134,486 153,397 Nhóm 1 55,352 55,672 47,278 63,729 73,792 77,523 86,845 80,230 98,297 101,685 93,092 80,623 135,555 Nhóm 2 6,105 7,313 13,061 10,322 5,740 13,850 13,169 24,808 23,082 26,569 29,361 48,952 12,932 Nhóm 3 0 0 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 1,710 1,710 1,710 0 0 0 Nhóm 4 0 0 0 0 0 0 0 3,200 3,200 3,200 1,710 1,710 1,710 Nhóm 5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3,200 3,200 3,200 Tổng nợ quá hạn 6,105 7,313 16,261 13,522 8,940 17,050 16,369 29,718 27,992 31,479 34,271 53,862 17,842 Tổng nợ xấu 0 0 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 4,910 4,910 4,910 4,910 4,910 4,910 Tỷ lệ nợ quá hạn 9.9% 11.6% 25.6% 17.5% 10.8% 18.0% 15.9% 27.0% 22.2% 23.6% 26.9% 40.1% 11.6% Tỷ lệ nợ xấu 0.0% 0.0% 5.0% 4.1% 3.9% 3.4% 3.1% 4.5% 3.9% 3.7% 3.9% 3.7% 3.2% Tỷ lệ nợ nhóm 2 9.9% 11.6% 20.6% 13.4% 6.9% 14.6% 12.8% 22.6% 18.3% 20.0% 23.1% 36.4% 8.4% Tỷ lệ nợ nhóm 3 0.0% 0.0% 5.0% 4.1% 3.9% 3.4% 3.1% 1.6% 1.4% 1.3% 0.0% 0.0% 0.0% Tỷ lệ nợ nhóm 4 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 2.9% 2.5% 2.4% 1.3% 1.3% 1.1% Tỷ lệ nợ nhóm 5 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 2.5% 2.4% 2.1%
Tháng 01/2013 02/2013 03/2013 04/2013 05/2013 06/2013 07/2013 08/2013 09/2013 10/2013 11/2013 12/2013 TỔNG DƯ NỢ 193,034 206,897 222,584 243,331 269,546 254,030 276,300 293,486 242,019 247,615 237,857 215,025 Nhóm 1 166,021 169,064 190,109 205,742 250,183 230,694 252,636 262,425 212,072 226,022 209,436 182,119 Nhóm 2 22,103 32,634 23,980 24,989 15,462 19,346 11,963 19,361 18,844 8,234 13,106 17,636 Nhóm 3 0 1,999 5,294 9,400 700 790 8,500 8,500 7,902 6,159 8,114 7,142 Nhóm 4 1,710 0 0 0 0 0 0 0 0 4,000 4,000 4,928 Nhóm 5 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 Tổng nợ quá hạn 27,013 37,833 32,474 37,589 19,362 23,336 23,663 31,061 29,947 21,593 28,420 32,906 Tổng nợ xấu 4,910 5,199 8,494 12,600 3,900 3,990 11,700 11,700 11,102 13,359 15,314 15,270 Tỷ lệ nợ quá hạn 14.0% 18.3% 14.6% 15.4% 7.2% 9.2% 8.6% 10.6% 12.4% 8.7% 11.9% 15.3% Tỷ lệ nợ xấu 2.5% 2.5% 3.8% 5.2% 1.4% 1.6% 4.2% 4.0% 4.6% 5.4% 6.4% 7.1% Tỷ lệ nợ nhóm 2 11.5% 15.8% 10.8% 10.3% 5.7% 7.6% 4.3% 6.6% 7.8% 3.3% 5.5% 8.2% Tỷ lệ nợ nhóm 3 0.0% 1.0% 2.4% 3.9% 0.3% 0.3% 3.1% 2.9% 3.3% 2.5% 3.4% 3.3% Tỷ lệ nợ nhóm 4 0.9% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 1.6% 1.7% 2.3% Tỷ lệ nợ nhóm 5 1.7% 1.5% 1.4% 1.3% 1.2% 1.3% 1.2% 1.1% 1.3% 1.3% 1.3% 1.5%
Tháng 01/2014 02/2014 03/2014 04/2014 05/2014 06/2014 07/2014 08/2014 09/2014 10/2014 Dựkiến 11/2014 Dựkiến 12/2014 TỔNG DƯ NỢ 286,352 288,098 295,644 326,355 320,024 334,699 336,455 342,436 349,787 360,455 372,000 380,000 Nhóm 1 251,818 254,192 266,584 291,797 280,981 292,847 295,482 299,964 306,006 316,065 327,710 334,610 Nhóm 2 19,263 18,635 16,558 22,056 23,526 26,535 25,932 26,782 28,098 28,945 29,000 30,000 Nhóm 3 7,142 7,142 5,268 5,268 6,352 6,352 5,586 5,846 5,776 5,645 5,700 5,800 Nhóm 4 4,928 4,928 4,032 4,032 5,963 5,763 6,253 6,253 6,316 6,210 6,000 6,000 Nhóm 5 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,200 3,590 3,590 3,590 3,590 3,590 Tổng nợ quá hạn 34,533 33,906 29,060 34,558 39,042 41,852 40,972 42,472 43,780 44,390 44,290 45,390 Tổng nợ xấu 15,270 15,270 12,501 12,501 15,516 15,316 15,039 15,689 15,682 15,445 15,290 15,390 Tỷ lệ nợ quá hạn 12.1% 11.8% 9.8% 10.6% 12.2% 12.5% 12.2% 12.4% 12.5% 12.3% 11.9% 11.9%