Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Gia Dịnh Luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Do đang trong quá trình chuyển đổi vềquy trình, mô hình tín dụng, chính sách tín dụng của VPBank thay đổi liên tục đểphù hợp với hoạt động mới. Sự thay đổi liên tục khiến cán bộ nhân viên không theo kịp, ảnh hưởng đến công tác và chất lượng thẩm định. Nhiều NVTD đã chán nản với quy trình mới, nghỉ việc và tìm kiếm môi trường khác do không thích nghi được. Quá trình chuyển đổi ban đầu cũng khiến các bộphận phối hợp không nhịp nhàng, phân bổ nhân sự bộ phận Back Office chưa phù hợp, chậm thay đổi khiến đôi lúc quá tải vềcông việc, rất nhiều cán bộ nhân viên phải làm tăng ca, ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của họ, từ đó tạo cảm giác ức chế, đặc biệt khi họnhận được mức thu nhập không phù hợp với khối lượng công việc

VPBank đã vàđang cốgắng hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng phục vụcông tác thẩm định khách hàng. Chấm điểm xếp hạng khách hàng là khâu bắt buộc trong quy trình cấp tín dụng. Thang điểm và mô hình chấm điểm của VPBank được cho là phù hợp, tuy nhiên chính sách tín dụng tương ứng với mô hình chấm điểm của VPBank là chưa phù hợp, làm mất tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. Một phần điều này là do chính sách quản lý rủi ro của VPBank quá chặt chẽ, đánh giá về rủi ro khách hàng trên mô hình nhưng chưa mang tính thực tế với thị trường Việt Nam. Xếp hạng và đưa ra các thang điểm cấp tín dụng cho từng đối tượng khách hàng là hợp lý, tuy nhiên vẫn phải có hướng thẩm định và đềxuất phù hợp với khách hàng Việt Nam, vốn mang những nét định tính đặc trưng hoặc đặc thù ngành nghề khác. Đây là một trong số những điểm yếu mà quy trình tín dụng và mô hình chấm điểm hiện tại của VPBank đang mắc phải, dẫn đến đôi lúc bị mất khách hàng tốt vào tay ngân hàng khác, khi mà chấm điểm khách hàng kết quả không cao. Một nhược điểm đáng kể khác là mô hình xếp hạng hiện tại của VPBank vẫn có khả năng bị qua mặt. NVTD

vẫn có thể nắm bắt cách để mô hình có thể cho ra kết quả xếp hạng tín dụng theo ý muốn, từ đó thực hiện hướng dẫn khách hàng chỉnh sửa, làm đẹp hồ sơ vay vốn của khách hàng, với những mục đích cá nhân.

Trong mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, bộ phận thẩm định và phê duyệt của trung tâm CPC thực hiện thẩm định và phê duyệt chủ yếu dựa trên thông tin và chứng từ, hồ sơ do đơn vịkinh doanh cung cấp, rất ít hồ sơ vay vốn được đi thực địa. Trong khi đó, các cán bộ thẩm định và phê duyệt của trung tâm CPC chưa được đào tạo bài bản vềkỹ năng phát hiện hồ sơ giả mạo, vẫn có tâm lý duyệt hồ sơ nhanh, xử lý hồ sơ nhanh cho đơn vị kinh doanh. Đôi khi họ vẫn bị tác động nhất định từ Đơn vị kinh doanh, từ cán bộ quản lý trực tiếp và thẩm định hồ sơ theo tình cảm, không khách quan. Đơn vị kinh doanh một khi đã cố gắng thực hiện cho vay, sẽ có những hành vi giảmạo hồ sơ rất tinh vi, và nếu các cán bộthẩm định của trung tâm CPC không được đào tạo và không có sựkhách quan, rất dễbỏ qua những yếu tố đó. Điều này làm mất đi bản chất và tính ưu việt của mô hình phê duyệt mới này. Đây là một thực trạng khiến Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung chưa thực sự đạt đến hiệu quả như mong muốn.

VPBank chưa xây dựng được công tác hỗ trợ kiểm soát sau cho vay. Trung tâm Phê duyệt tín dụng tập trung kiểm soát quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng, kiểm soát giải ngân đúng mục đích, tuy nhiên kiểm soát quá trình sửdụng vốn vay sau cho vay vẫn thuộc trách nhiệm của đơn vị kinh doanh. Điều này khiến cho Đơn vịkinh doanh, NVTD vẫn có thể tìm ra kẻ hở để luồn lách, hợp thức hoá việc giải ngân tuy nhiên vốn vay được giải ngân xong thì không quản lý được. Rất nhiều trường hợp NVTD hỗ trợ khách hàng làm phương án vay vốn phù hợp, sử dụng vốn vay không đúng mục đích thực sự, vay hộ, bằng nhiều cách khác nhau. Do không kiểm soát được việc sửdụng vốn vay đúng mục đích phê duyệt sau cho vay, đã phát sinh nhiều trường hợp khách hàng được thẩm định và phê duyệt kỹ càng nhưng vẫn bị thất thoát vốn, sử

dụng vốn không hiệu quả do sai mục đích, không sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh để mang lại nguồn thu trả nợ mà sử dụng vào mục đích cá nhân, từ đó rất dễ phát sinh nợxấu, nợquá hạn.

Hiện tại VPBank đã xây dựng hệthống luân chuyển hồ sơ giữa các bộphận xửlý tín dụng, đơn vịkinh doanh và Trung tâm CPC, dựa trên nền tảng công nghệthông tin hiện đại. Tuy nhiên quá trình luân chuyển hồ sơ còn rườm rà, phức tạp, yêu cầu hồ sơ chứng từgiữa các đơn vịcòn chưa đồng nhất, dẫn đến mất nhiều thời gian,ảnh hưởng đến công tác phục vụ khách hàng. Các phần mềm Chấm điểm khách hàng RRT, định giá tài sản, luân chuyển hồ sơ (Alfresco, Finnone, Omnidoc) tuy hiện đại, thể hiện và giúp kiểm soát thông tin dễ dàng, nhưng lại mất nhiều thời gian cho công tác nhập liệu, sử dụng, upload hay download hồ sơ. Đã có nhiều trường hợp vì những nguyên nhân khác nhau, chủquan có, khách quan có mà nhiều khách hàng đã phàn nàn vềthời gian xửlý của VPBank, thậm chí dẫn đến tranh cãi, mất khách hàng.

Chất lượng nhân sựcũng là điểm bất cập mà hiện tại việc triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung chưa thực sự đạt đến sựtối ưu.Việc chuẩn hoá các khâu trong quy trình phê duyệt và cấp tín dụng là cần thiết, tuy nhiên điều này cần một đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo hơn bình thường, nhanh nhẹn, kiến thức và kỹ năng xử lý tín dụng tốt. Về mặt chi phí, nhân sự đông đảo thường tốn kém chi phí, mà nhân sựcó trìnhđộ lại càng tốn kém hơn. Mức thu nhập hiện tại mà VPBank mang lại cho cán bộ nhân viên, đặc biệt bộ phận Back Office là chưa cao, chỉ ở mức trung bình trên thị trường ngân hàng và chưa tương xứng với khối lượng công việc của họ. Những nhân sự có khả năng xử lý tín dụng nhanh, hiệu quả dễ phát sinh tâm lý chán nản, bỏviệc. Những nhân sựchấp nhận mức thu nhập hiện tại thì khả năng xửlý chậm, ít kiến thức về tín dụng dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung. Do đó nhân sự ở bộ phận Back Office thường bị thiếu hụt, quá tải, từ đó vận hành mô hình một cách trơn tru là rất khó khăn. Ở đơn vị kinh doanh do tiêu chí bán hàng được đặt lên hàng đầu,

do đó VPBank thường tuyển nhân sựmạnh vềkhả năng bán hàng nhưng lại yếu vềkỹ năng nghiệp vụtín dụng. Điều này dễdẫn đến việc khả năng thẩm định và chọn lọc hồ sơ ở bước tiếp xúc khách hàng gặp nhiều khó khăn. Đôi lúc, do nhiệm vụchính là bán hàng, với áp lực chỉ tiêu kinh doanh họ có thể sẵn sàng cốtình làm sai quy trình, quy định, làm giả hồ sơ bằng mọi cách để đạt chỉ tiêu, với tâm lý của người bán hàng là “bằng mọi cách phải bán được hàng”, ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, vốn là mục tiêu hàng đầu của việc áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng mới.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã đi sâu phân tích quá trình triển khai và ứng dụng thực tế mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VPBank và kết quả cụ thể tại VPBank chi nhánh Gia Định. Từnhững khái quát vềtình hình kinh doanh, thực trạng nợ xấu và chất lượng tín dụng trong các năm vừa qua của VPBank, chương 2 đãđúc kết được những lợi thếvà khó khăn khi triển khai mô hình, thành tựu và những hạn chế còn tồn tại tại VPBank cũng được đưa ra phân tích cụthể. Từnhững phân tích này, luận văn sẽ có cơ sở để đề xuất những giải pháp từnhiều phía đểnâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trong kiểm soát, hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng tại VPBank trong chương 3.

Chương 3.Giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chếtỷlệ nợxấu, nợquá hạn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Gia Dịnh Luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)