Từ phía Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Gia Dịnh Luận văn thạc sĩ (Trang 72)

Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung là mô hình được các chuyên gia đánh giá có hiệu quả và tính ứng dụng cao trong kiểm soát rủi ro tín dụng và chất lượng nợ trong đối với các ngân hàng. Một số NHTM đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình mới này trong hoạt động của mình như VPBank, Techcombank,… đã cho thấy những hiệu quảnhất định trong kiểm soát chấtlượng tín dụng. Do đó NHNN cần tạo điều kiện, tạo các cơ chế khuyến khích các ngân hàng ứng dụng mô hình mới trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong bối cảnh nợ xấu bùng phát các năm vừa qua, ảnh hưởng đến toàn hệ thống về mất thanh khoản, tăng trưởng tín dụng kém, nhiều ngân hàng hoạt động không hiệu quả phải mua bán, sát nhập, ứng dụng mô hình mới cũng giúp NHNN kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng của các ngân hàng, qua đó kiểm soát rủi ro hoạt động và giữan toàn cho toàn hệ thống ngân hàng, từ đó tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu tài chính vĩ môtrong thời gian tới.

NHNN cần hoạch định chính sách phát triển dài hạn, cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tếvàổn định tiền tệ, cũng như quan tâm đến sựphát triển bền vững của các NHTM. NHNN cần tạo điều kiện hỗ trợ về mặt chính sách cho các NHTM có chiến lược phát triển hiệu quả, kiểm soát tốt nợ xấu, thanh khoản và hoạt động ổn định.

Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung đã và đang được một số NHTM triển khai áp dụng. NHNN có thể thực hiện các nghiên cứu về mô hình, những điểm mạnh và hạn chế đểcó thểhỗtrợcác NHTM, áp dụng hiệu quảtrên toàn hệthống. NHNN cũng có thểtổchức các buổi hội thảo, chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa các NHTM để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Từ đó sẽ có thêm một công cụ để quản lý chất lượng tín dụng của các NHTM, lành mạnh và minh bạch, tăng trưởng tín dụng có hiệu quả. Sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng, NHNN sẽ tạo thêm động lực và tiền đề để các NHTM quyết tâm cải tổ hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động, qua đó góp phần thực hiện tốt hơn nữa chức năng luân chuyển vốn đến các cá nhân, doanh nghiệp thật sựcần vốn, và có hoạt động kinh doanh hiệu quả,ổn định.

Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Đây là một trong sốnhững yếu tốgiúp quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng của các NHTM đạt hiệu quả hơn. Trung tâm CIC giúp các NHTM biết lịch sử vay vốn, uy tín tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác, giúp NHTM biết được khách hàng có nợ quá hạn tại ngân hàng nào khác không. Do đó thông tin trên CIC cần mang tính đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời, tổng hợp thông tin cụthể về tình trạng tín dụng của khách hàng. Để làm được điều đó, NHNN phải chú trọng đổi mới và hiện đại hoá các trang thiết bị để thu thập và cung cấp thông tin tín dụng hiệu quả, thông suốt, kịp thời. NHNN cũng cần đào tạo các cán bộ có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp nhanh chóng và kịp thời. NHNN cũng cần có những biện pháp để kiểm soát tính trung thực trong thông tin tín dụng được cung cấp

từphía các NHTM. Sự hiệu quảcủa CIC cũng giúp minh bạch hoạt động tín dụng của các NHTM, qua đó thấy được NHTM nào hoạt động hiệu quả, an toàn, NHTM nào có nợ xấu cao, chất lượng tín dụng kém để có thểcó biện pháp can thiệp, hỗtrợ và xửlý các NHTM yếu kém.

NHNN phải thường xuyên có những hướng dẫn định hướng cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan mang tính khoa học. Đặc biệt về hoạt động tín dụng, NHNN cần nắm bắt và hướng dẫn về chính sách tín dụng qua từng thời kỳ đối với các NHTM, đảm bảo phát triển tốt và phòng ngừa được rủi ro.

NHNN cần xây dựng cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả,ổn định. Cơ quan thanh tra NHNN là bộphận tiếp cận thực tế và thường xuyên với các NHTM. Họ sẽnắm bắt được hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, sâu sát nhất với ngân hàng, từ đó có những đề xuất, giải pháp kiến nghị đểNHNN quản lý các NHTM hiệu quả hơn.

Ở khía cạnh vĩ mô, NHNN cần tham mưu cho chính phủ cân đối phù hợp giữa các mục tiêu: phát triển kinh tế,ổn định vĩ mô, ổn định tiền tệ. Mục tiêu, chính sách cần có bước đệm, có thời gian chuyển tiếp để phù hợp với sự thay đổi từng thời kỳ của nền kinh tế. NHNN cũng cần tạo điều kiện để thị trường vốn, thị trường tiền tệ phát triển, giúp các NHTM có thêm cơ hội phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quảsửdụng vốn, phát triểnổn thị trường liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Gia Dịnh Luận văn thạc sĩ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)