Định hướng ứng dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Gia Dịnh Luận văn thạc sĩ (Trang 63)

Chuyển đổi vàứng dụng một cách sâu rộng, toàn diện trên toàn hệthống mô hình phê duyệt tín dụng tập trung chính là mục tiêu, yếu tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản đểVPBank thực hiện mục tiêu gia tăng thịphần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Không những vậy, đây là bước đi quan trọng để VPBank tiệm cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệquốc tế, tạo dựng một khung quản lý rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dựkiến và rủi ro có thểchấp nhận được. Theo mô hình này, công tác quản lý rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệkhách hàng, thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Nhận thức rõđiều đó, VPBank đã có sựchuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng vềmô hình tổ chức, con người, hạ tầng công nghệ,… để chuyển đổi toàn diện mô hình phê duyệt tín dụng. Sự thay đổi này tạo ra sự chuyên môn hóa sâu sắc giữa các bộ phận nghiệp vụ, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng hướng tới các yêu cầu, thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro theo Basel II (Hiệp ước quốc tếvềvốn của Basel).

VPBank là một trong 10 ngân hàng đầu tiên tham gia thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Các ngân hàng còn lại gồm có: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Theo kế hoạch, đến năm 2018, cả 10 ngân hàng sẽ hoàn thành việc thí điểm này, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong nước.

Basel II là hiệp ước quốc tế vềtiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chếrủi ro. Đây được xem là giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn ngân hàng châu Á. Dự thảo Hiệp ước Basel II đề cập tới các vấn đề chính gồm những quy định liên quan tới tỷlệvốn an toàn tối thiểu, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường. Được lựa chọn là một trong 10 ngân hàng thí điểm Basel II, VPBank sẽ tiếp tục có những nỗ lực để hoàn thiện công tác quản trị vốn và quản trị rủi ro của ngân hàng, mà phát triển mô hình phê duyệt tín dụng tập trung là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu trong các năm tới.

Tính đến cuối năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank đạt 43%, cao hơn nhiều lần so với mức bình quân toàn ngành, đồng thời chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kểsau chuyển đổi mô hình phê duyệt là minh chứng rõ nét cho bước đi đúng đắn, tạo đà cho sựphát triển mạnh mẽcủa VPBank trong thời gian tiếp sau. Các giao dịch tín dụng được kiểm soát hiệu quả, an toàn cho hoạt động trên toàn hệthống, giảm thiểu rủi ro cho VPBank.

Thay đổi mô hình tín dụng và chuyên môn hóa cao các khâu trong quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh, PGD và Trung tâm xét duyệt và xửlý tín dụng tập trung CPC hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động. Công việc Front office và Back office trong hoạt động tín dụng được tách rời. Các chi nhánh, PGD thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc thẩm định cụ thể và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại Trung tâm CPC, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng khách quan hơn.

Để tăng cường hiệu quảhoạt động của Trung tâm CPC, VPBank cũng đang từng bước hướng đến việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết với các chi nhánh, PGD, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của đơn vị

kinh doanh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Trên cơ sở đó kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hướng tới mục tiêu phục vụtốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Trong suốt thời gian vừa qua, VPBank là một trong số những ngân hàng đầu tiên triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung. Trong thời gian tới, VPBank sẽkhông ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quảhoạt động của mô hình phê duyệt mới trong kiểm soát chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và ứng dụng cụthểtrong việc hạn chếvà giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu – nợ quá hạn. Qua đó VPBank cũng muốn phát triển mô hình mới đạt đến chuẩn mực chung trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Gia Dịnh Luận văn thạc sĩ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)